Lãi suất giảm sâu, doanh nghiệp vì sao vẫn khó tiếp cận?
COVID-19 bùng phát, nhiều doanh nghiệp (DN) Việt Nam điêu đứng, nguồn vốn vay của ngân hàng dồi dào trong khi DN khó hấp thụ khiến lãi suất gần như xuống đáy.
Lãi suất liên tiếp hạ nhưng DN vẫn khó tiếp cận vốn vay. (Ảnh minh họa)
Lãi suất trên thị trường liên ngân hàng đang ở mức thấp kỷ lục. Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), gần 70% doanh số giao dịch trên thị trường liên ngân hàng là cho vay qua đêm, lãi suất quanh mức 0,1%/năm, thấp nhất trong lịch sử. Dù lãi suất thấp nhưng nhu cầu vay vẫn rất thấp, có ngày chỉ hơn 30.000 tỷ đồng.
Cùng với đó, hàng loạt ngân hàng tung ra các gói hỗ trợ DN. Từ 12/11/2020 – 12/2/2021, Vietcombank giảm 1,0%/năm lãi suất cho vay cho toàn bộ dư nợ vay hiện hữu và cho vay mới của DN và người dân tại 10 tỉnh miền Trung, sàn lãi suất sau khi được giảm còn khoảng 4,5%/ năm.
Chủ tịch HĐQT Vietcombank Nghiêm Xuân Thành cho biết: ” Với đợt giảm lần nay, có khoảng 1.700 doanh nghiêp, 34.000 khách hàng cá nhân được tiếp cận, toàn bộ dư nợ được giảm lãi suất ước tính khoảng 50.000 tỷ đồng. Qua đó, Vietcombank dự kiến sẽ chia sẻ ít nhất 270 tỷ đồng lợi nhuận “.
Ngoài ra, theo người đứng đầu Vietcombank, ngân hàng còn có cơ chế riêng, cởi mở với tài sản đảm bảo cho các ngành nghề đặc thù, ưu tiên nhóm ngành an sinh xã hội, nước sạch, năng lược tái tạo, bệnh viên công. Những khách hàng đáp ứng chuẩn theo quy định của NHNN và Vietcombank khi vay vốn, chỉ cần đáp ứng 70% chính sách tài sản bảo đảm. Sau 2 năm mới phải đáp ứng toàn bộ.
Video đang HOT
Trước đó, Agribank cũng tuyên bố giảm tiếp 0,3% lãi suất cho vay đối với 5 lĩnh vực ưu tiên. Cụ thể, lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa 4,5%/năm; lãi suất cho vay trung, dài hạn tối thiểu 7,5%/năm. Bên cạnh đó, từ nay đến hết 30/6/2021, Agribank còn triển khai các gói tín dụng ưu đãi nhằm hỗ trợ khách hàng DN nhỏ và vừa với tổng quy mô lên đến 35.000 tỷ đồng.
” Dự báo sang quý 4/2020, lãi suất liên ngân hàng sẽ vẫn ở mức thấp nhờ vào thanh khoản dồi dào và NHNN có thể sẽ giữ nguyên lãi suất điều hành như thời điểm hiện tại. So với cuối năm 2019, tăng trưởng tín dụng và huy động vốn lần lượt đạt 5,12% và 7,7%, đều thấp hơn so với cùng kì năm 2019 (8,51% và 8,79%). Dịch bệnh bùng phát đợt 2 vào đầu tháng bảy khiến nhu cầu vay vốn của các DN và người dân giảm mạnh, gây ảnh hưởng mạnh lên tăng trưởng tín dụng “, TS Phạm Thế Anh, kinh tế trưởng của VEPR nhận định.
Theo TS Phạm Thế Anh, chính sách tiền tệ, cụ thể là công cụ lãi suất trong thời điểm hiện nay sẽ ít hiệu quả. Khi dịch bệnh còn tồn tại thì nhu cầu cho một số ngành đặc thù sẽ biến mất, dù lãi suất có giảm cũng không tạo được động lực để DN vay vốn đầu tư sản xuất, kinh doanh. Dư địa chính sách tiền tệ có thể còn, tuy nhiên việc tính toán dùng vào thời điểm vào và mức độ ra sao cần phải cân nhắc kỹ, vì chính sách tiền tệ còn đối mặt với ràng buộc về lạm phát và tỷ giá. Gần đây, việc Mỹ chính thức điều tra Việt Nam thao túng tỷ giá cũng yêu cầu NHNN cần cẩn trọng trong việc điều hành chính sách tiền tệ.
Dù lãi suất cho vay hạ nhưng nhiều DN khó tiếp cận với vốn vay. Một DN địa ốc ở Hà Tĩnh chia sẻ, bản thân DN vẫn còn nợ cũ và chịu lãi suất 10,5%/năm. Dù ngân hàng thương mại hạ lãi suất nhưng gói cũ không được giảm. ” Mặc dù năm nay, DN chịu ảnh hưởng của COVID-19 nhưng vẫn trả lãi đều cho ngân hàng. Hiện DN có dự án mới nhưng để tiếp cận vốn vay mới khó bởi không đáp ứng được điều kiện của ngân hàng đặt ra “, vị chủ DN này nói.
Trong khi đó, một chủ đầu tư dự án nhỏ ở Long Biên, Hà Nội cho biết: ” Do không tiếp cận được vốn vay ngân hàng, dự án không bán được hàng nhưng vẫn triển khai nên tôi đã phải bán 2 xe ô tô hạng sang và huy động vốn từ bạn bè, người thân. Nếu giao dịch vẫn ở mức thấp thế này, tôi sợ không có đủ vốn để hoàn thiện bàn giao nhà đúng theo hợp đồng mua bán “.
Tại buổi toạ đàm “Nối lại cung – cầu vốn, tiếp sức phục hồi” vừa qua, ông Bùi Ngọc Tường, đại diện Tập đoàn Đầu tư nước sạch và Môi trường Hùng Thành cho biết, DN ông đang quản lý 22 nhà máy nước sạch trên khắp cả nước, thuộc nhóm DN vừa và nhỏ, tức thuộc nhóm DN được ưu tiên. DN nói chưa từng có nợ xấu, nợ quá hạn tại các ngân hàng. Mỗi tháng DN có khoảng 2 tỷ đồng dòng tiền chảy vào tài khoản ngân hàng, nhưng 10 năm nay vẫn chưa vay được vốn tại ngân hàng đặt tài khoản.
” Vốn điều lệ là 120 tỷ đồng, trong khi đầu tư tới 22 nhà máy, nên nhu cầu vay vốn rất lớn. DN mong được vay vốn với lãi suất thấp mà chưa được, vì không có tài sản thế chấp. Vay vốn ngân hàng khó quá “, ông Tường nói.
Dự nợ cho vay bất động sản đạt hơn 1,6 triệu tỷ đồng
Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước gửi Quốc hội mới đây, đến thời điểm hiện tại tổng dư nợ tín dụng với toàn nền kinh tế là 8,3 triệu tỷ đồng, riêng đối với lĩnh vực bất động sản vào khoảng 1,6 triệu tỷ đồng chiếm hơn 19% dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế, trong đó, dư nợ tín dụng phục vụ nhu cầu về nhà ở chiếm tỷ trọng khoảng 62,43% dư nợ tín dụng bất động sản.
Theo Bộ Xây dựng, quý 1/2020 so với thời điểm cuối năm 2019, tổng dư nợ toàn ngành tăng 160,1 nghìn tỷ đồng, tuy nhiên dư nợ tín dụng về bất động sản chỉ tăng 4,596 nghìn tỷ đồng, tốc độ tăng của dư nợ tín dụng là 0,88% giảm 3,48% so với cuối năm 2019.
Theo Bộ Xây dựng, quý 1/2020 so với thời điểm cuối năm 2019, tổng dư nợ toàn ngành tăng 160,1 nghìn tỷ đồng, tuy nhiên dư nợ tín dụng về bất động sản chỉ tăng 4,596 nghìn tỷ đồng, tốc độ tăng của dư nợ tín dụng là 0,88% giảm 3,48% so với cuối năm 2019, nguyên nhân của việc dư nợ tín dụng bất động sản giảm chủ yếu là do quý 1/2020 chính là khoảng thời gian đại dịch Covid 19 diễn ra phức tạp nhất, tình hình chung của thị trường bất động sản vô cùng trầm lắng so với cùng kỳ hàng năm.
Trong quý 2/2020 dư nợ tín dụng bất động sản của doanh nghiệp tăng đáng kể so với quý 1/2020 và có giá trị tăng thêm là 53,772 nghìn tỷ đồng, tốc độ tăng là 10,21%, điều này cho thấy quý 2/2020 thị trường bất động sản đã bắt đầu có sự cải thiện, nhất là sau khi giãn cách xã hội kết thúc vào ngày 23 tháng 4, các doanh nghiệp đã dần quay lại trạng thái làm việc bình thường.
Theo số liệu thống kê, bình quân dư nợ tín dụng trong 5 năm gần đây khoảng 7,3%, tuy nhiên, tỷ trọng dư nợ tín dụng bất động sản giảm dần trong 5 năm trở lại đây, từ 8,05% xuống còn 6,47% trong năm 2019, giảm còn 6,3% trong Quý 1/2020 và Quý 2/2020 tăng nhẹ lên 6,48%. Dự báo trong quý 3/2020 dư nợ tín dụng bất động sản vẫn nằm trong ngưỡng an toàn theo thông lệ quốc (khoảng 6,3%7%).
Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: Tính đến 30/6/2020 dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 580.168 tỷ đồng, cụ thể như sau:
- Dư nợ tín dụng đối với các dự án khu đô thị, dự án phát triển nhà ở và sửa chữa, cải tạo nhà đạt 145.099 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 25% tổng dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản. Dư nợ tín dụng đối với các dự án văn phòng (cao ốc) cho thuê đạt 40.396 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 7% tổng dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản.
Dư nợ tín dụng đối với các dự án xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất đạt 21.177 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 3,7% tổng dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản. Dư nợ tín dụng đối với các dự án khu du lịch, sinh thái, nghỉ dưỡng đạt 21.436 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 3,7% tổng dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản.
Dư nợ tín dụng đối với các dự án nhà hàng, khách sạn đạt 54.585 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 9,4% tổng dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản. Dư nợ tín dụng đối với cho vay xây dựng, sửa chữa nhà để bán đạt 84.720 tỷ đồng, chiếm 14,6% tổng dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản.
- Dư nợ tín dụng đối với cho vay mua quyền sử dụng đất đạt 65.420 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 11,3% tổng dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản. Dư nợ tín dụng đối với đầu tư kinh doanh bất động sản khác đạt 147.335 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 25,3% tổng dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản.
Về lãi suất tín dụng: Thơi gian qua, đê hô trơ nên kinh tê noi chung va công đông doanh nghiệp noi riêng, trong đó có lĩnh vực kinh doanh bất động sản Ngân hàng Nhà nước cung đã ban hành các quyết định hạ một số loại lãi suất điều hành có hiệu lực kể từ ngày 13/5/2020.
Đây là lần thứ 2 trong năm 2020 và lần thứ 3 trong vòng 1 năm qua Ngân hàng Nhà nước hạ lãi suất, một số ngân hàng thương mại cũng đã có những hành động và kế hoạch cho khách hàng giãn, hoãn những khoản nợ. Đây cũng là xu hướng của các ngân hàng và tổ chức tín dụng trên thế giới nhằm hỗ trợ cho nền kinh tế ứng phó với tác động của dịch Covid-19.
Những luồng vốn ngầm 'rửa' qua tiệm cầm đồ Gần đây, không ít doanh nghiệp cầm đồ được các quỹ đầu tư nước ngoài rót vốn hoặc liên kết với các công ty fintech "hiện đại hóa" quy trình cầm cố tài sản. Song quy trình này giống hệt hoạt động cho vay, vốn chỉ các tổ chức tín dụng mới được phép. Thực tế, theo tìm hiểu của phóng viên, một...