Lãi suất gần 20%, chục ngàn tỷ đổ vào cuộc đua nóng
Không ít DN kinh doanh thua lỗ trong quý I/2020 vẫn đẩy mạnh huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu. Lãi suất trái phiếu đang tăng, có DN phát hành trái phiếu riêng lẻ lãi suất lên tới 15% – 19,5%/năm.
Thống kê của Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội cho thấy, lượng trái phiếu DN phát hành thành công trong tháng 4/2020 đạt hơn 30.120 tỷ đồng. Con số này khá cao nếu so với cả quý 1/2020 là hơn 47.000 tỷ đồng.
Điều đáng nói, tháng 4 là thời điểm cả nước phải thực hiện giãn cách xã hội, để chống dịch Covid-19, nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh tạm ngừng hoạt động nhưng trái phiếu doanh nghiệp vẫn rất sôi động.
Theo dữ liệu của Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam (VBMA), trong tháng 4/2020, lãi suất trái phiếu DN cao nhất, thuộc về Công ty cổ phần ầu tư IDJ Việt Nam là 13%/năm, còn lại dao động từ 10,5%-12,5%/năm. Tuy nhiên, một số nguồn tin cho biết, có những DN phát hành trái phiếu riêng lẻ với lãi suất lên tới từ 15%-19,5%/năm.
Mặt bằng chung lãi suất trái phiếu DN tăng là lý do hấp dẫn nhà đầu tư cá nhân.
Không những thế, có không ít DN kinh doanh thua lỗ trong quý I/2020 nhưng vẫn đẩy mạnh huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu. Mệnh giá trái phiếu có giá trị từ 5 triệu – 1 tỷ đồng, kỳ hạn linh động 3 tháng, 6 tháng, 1 năm, 3 năm và 5 năm,… Kỳ hạn càng dài, lãi càng cao.
Đặc biệt với các DN bất động sản, trái phiếu DN là kênh huy động vốn hiệu quả trong bối cảnh nguồn tín dụng ngân hàng bị siết chặt. Huy động vốn từ trái phiếu DN tiếp tục là “cứu cánh” cho các DN bất động sản. Trong tháng 4/2020 DN bất động sản có lượng phát hành lớn với hơn 9.650 tỷ đồng, luỹ kế 4 tháng đầu năm dòng vốn huy động qua kênh trái phiếu của nhóm này đạt trên 29.200 tỷ đồng.
Một số DN đang đẩy mạnh việc tiếp cận các nhà đầu tư cá nhân để phát hành trái phiếu DN riêng lẻ với những lời mời chào đầy hấp dẫn. Chẳng hạn như: mua trái phiếu DN không khác gì gửi tiết kiệm ngân hàng, được đảm bảo trả cả gốc lẫn lãi, không những thế, lãi suất còn cao gấp 1,5- 2 lần so với gửi tiết kiệm; ngoài lãi cao, còn được tặng những món quà có giá trị,…
Video đang HOT
Nếu so sánh với gửi tiết kiệm ngân hàng, kỳ hạn 12 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ, lãi suất cao nhất hiện nay là 8%/năm thì mua trái phiếu DN thời hạn tương tự sẽ được hưởng lãi suất từ 12%/năm trở lên. Nếu mua số lượng lớn còn được tặng quà là vàng miếng, phiếu chăm sóc sức khỏe hay những chuyến du lịch,… khiến nhiều nhà đầu tư cá nhân chuyển hướng sang mua trái phiếu DN.
Đánh giá mới nhất từ Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam cho thấy, tỷ lệ nhà đầu tư cá nhân, đầu tư vào trái phiếu DN đã tăng lên gần 30% trong những tháng đầu năm 2020 so với mức 9% trong năm 2019.
Theo luật sư Trương Thanh Đức, mặt bằng chung lãi suất trái phiếu DN tăng là một trong những lý do hấp dẫn nhà đầu tư cá nhân. Trong khi lãi suất tiết kiệm đang có xu hướng giảm, mức chênh lệch giữa lãi suất trái phiếu DN và lãi suất tiền gửi ngân hàng ngày càng lớn sẽ kích thích nhu cầu đầu tư vào kênh này, mặc dù lãi suất trái phiếu tăng cao đồng nghĩa với việc mức độ rủi ro cũng đang ngày càng lớn.
Nhiều người rút tiền mua trái phiếu doanh nghiệp thay vì gửi ngân hàng
Ham lãi cao, rủi ro lớn
Nhận định của giới chuyên môn cho rằng, trong lúc huy động vốn từ ngân hàng còn tương đối khó khăn, kênh trái phiếu DN sẽ tiếp tục sôi động và có thể dẫn tới cạnh tranh tăng lãi suất.
Trong bối cảnh nhà đầu tư cá nhân có xu hướng tăng mua trái phiếu DN, Bộ Tài chính mới đây có văn bản khuyến nghị việc đầu tư cần được cân nhắc kỹ và thận trọng.
Nhà đầu tư cần phân biệt rõ phương thức phát hành trái phiếu ra công chúng và trái phiếu riêng lẻ. Trái phiếu DN phát hành ra công chúng phải tuân thủ nguyên tắc công bố thông tin, làm thủ tục đăng ký chào bán và phải được Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cấp giấy chứng nhận. Trong khi đó, để phát hành trái phiếu DN riêng lẻ, DN chỉ cần đáp ứng điều kiện phát hành, công bố thông tin trực tiếp cho bên mua và cho Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội.
Theo Bộ Tài chính, thị trường xuất hiện thông tin về việc một số DN phát hành trái phiếu với lãi suất từ 14%/năm trở lên được coi là cao. Vì vậy, không nên mua trái phiếu DN chỉ vì lãi suất cao mà chưa tìm hiểu kỹ những rủi ro có thể xảy ra.
Đặc thù của trái phiếu DN là công cụ nợ do DN phát hành theo nguyên tắc tự vay, tự trả, tự chịu trách nhiệm về hiệu quả sử dụng vốn. Trong khi khả năng trả nợ của DN phụ thuộc rất lớn vào tình hình tài chính và kết quả kinh doanh. Vì vậy, nhà đầu tư cần phải cân nhắc trước khi mua.
Một số rủi ro đó, theo Bộ Tài chính là: DN không thực hiện được các điều kiện, điều khoản của trái phiếu, do mất khả năng thanh toán; không thanh toán được đầy đủ, đúng hạn gốc, lãi trái phiếu; không thực hiện được cam kết với nhà đầu tư về mua lại trái phiếu trước hạn…
Luật sư Trương Thanh Đức lưu ý, kênh đầu tư này khác với tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng và chỉ phù hợp với nhà đầu tư chuyên nghiệp, có khả năng phân tích và đánh giá rủi ro. Phát hành trái phiếu chưa hẳn là huy động vốn để thực hiện các chương trình, dự án đầu tư của DN, có khi chỉ để cơ cấu lại các khoản nợ.
Nếu DN phát hành trái phiếu với lãi suất cao cần tìm hiểu thêm, có thể nguyên nhân xuất phát từ khó khăn nội tại như lịch sử tín dụng có vấn đề, kinh doanh không khả thi, vay vốn không minh bạch.
Trái phiếu doanh nghiệp tăng nóng: Coi chừng bỏng tay
Bộ Tài chính mới đây lại cảnh tỉnh các nhà đầu tư (NĐT) cá nhân lao vào đầu tư trái phiếu DN mà không lường trước được những rủi ro có thể phát sinh. Thị trường này đang bung nở chóng mặt tạo ra sự lo ngại lớn với những thành viên tâm huyết với thị trường.
Trái phiếu doanh nghiệp bùng nổ với lãi suất khủng
4 tháng đầu năm 2020, trong tổng số 58.000 tỷ đồng vốn trái phiếu mà các DN huy động thành công trên thị trường sơ cấp, thì NĐT cá nhân nhỏ lẻ mua tới 26,8%, tăng mạnh nếu so với con số 8,8% của cả năm 2019. Bóc tách kỹ số liệu quý I có thể thấy, lượng phát hành trái phiếu DN tăng trưởng khoảng 39% so với cùng kỳ 2019. Trong đó, có 33 DN bất động sản phát hành 23.202 tỷ đồng, chiếm tới 49% khối lượng phát hành trái phiếu DN toàn thị trường, tăng 10% so với cùng kỳ.
Các tên tuổi phát hành lớn năm 2020 vẫn là những DN đã phát hành lớn từ năm 2019 như: Sunshine, Sun Group, Novaland, CII, Đất Xanh... Ngoài ra có rất nhiều các tên tuổi mới như: Công ty TNHH Phát triển bất động sản An Khang, Tân Hoàn Cầu Bến Tre, Đầu tư cù Lao Chàm....
Nhiều người đang bỏ tiền mua trái phiếu doanh nghiệp do lãi suất tăng cao thời gian qua. Ảnh: Phạm Hùng
Điểm thu hút NĐT lao vào các đợt phát hành là lãi suất ngân hàng đang giảm song lãi suất trái phiếu lại tăng khá cao so với năm ngoái, hiện dao động quanh 11 - 12%/năm, cao hơn tới 4 - 5%/năm so với cùng kỳ hạn của ngân hàng.
Về mặt DN, trái phiếu đang trở thành kênh huy động vốn cứu cánh. Bởi dòng vốn tín dụng từ ngân hàng sẽ ngày càng bị siết chặt hơn vào lĩnh vực bất động sản. Do vậy, các DN có xu hướng tìm kiếm thêm các nguồn vốn khác ngoài ngân hàng đặc biệt là thông qua kênh phát hành trái phiếu DN.
Lo dòng tiền cá nhân đổ vào trái phiếu
Thực tế nhiều DN huy động vốn trái phiếu với tần suất phát hành cao, cùng với số vốn huy động vượt nhiều lần vốn chủ sở hữu. Điều này lại càng đáng quan ngại khi số lượng NĐT cá nhân tham gia giao dịch trái phiếu DN đông đảo. Câu hỏi đặt ra là tại sao trái phiếu DN lại có thể thu hút len lỏi mạnh mẽ vào kênh NĐT cá nhân, trong khi theo quy định phát hành riêng lẻ chỉ áp dụng cho dưới 100 NĐT và chủ yếu là các NĐT chuyên nghiệp, có năng lực đánh giá và quản trị rủi ro?
Thực tế, các ngân hàng tham gia vào phong trào này (nhân viên ngân hàng chào bán trái phiếu DN tới khách hàng cá nhân, có nơi yêu cầu giá trị trái phiếu tối thiểu 1 - 2 tỷ đồng nhưng có nơi không yêu cầu, khách hàng mua giá trị bao nhiêu cũng được).
Bên cạnh đó là sự tham gia của nhiều công ty chứng khoán, nhiều công ty lập hẳn phòng kinh doanh trái phiếu và nhân viên chào bán tới các NĐT. Những công ty này có cơ sở dữ liệu khách hàng lớn, có tiềm năng nên lượng trái phiếu được bán rộng rãi và tăng lên là điều dễ hiểu.
Một thực tế nữa cần lưu ý là hiện nay nhiều ngân hàng và nhiều công ty chứng khoán kết hợp với DN "lách luật". Họ sẽ ôm lô trái phiếu đó hoặc phân phối cho dưới 100 NĐT theo hình thức F1, rồi lại chào bán cho NĐT cá nhân F2. Vì tin công ty chứng khoán, tin ngân hàng nên nhiều NĐT cá nhân bỏ tiền vào kênh này mà không hề tìm hiểu DN phát hành trái phiếu có năng lực ra sao, đến bản QC (cung cấp thông tin cho NĐT) công ty chứng khoán cũng không bao giờ đưa ra, nếu có cũng rất sơ sài.
Thực trạng này khiến cơ quan quản lý lo lắng, bởi chỉ cần một sự đổ vỡ, một DN không trả được nợ có thể gây mất niềm tin, hệ dụy dây chuyền. Tháng 10/2019, Bộ Tài chính đã có khuyến nghị NĐT cá nhân cân nhắc kỹ và thận trọng khi mua trái phiếu DN phát hành riêng lẻ. Nay ở thời điểm giữa tháng 5/2020, cơ quan này tiếp tục đưa ra lời cảnh tỉnh NĐT.
Phó Vụ trưởng Vụ Tài chính Ngân hàng (Bộ Tài chính) Nguyễn Hoàng Dương khuyến nghị, khi đầu tư vào trái phiếu DN, NĐT cần trả lời được 4 câu hỏi: DN nào phát hành, với mục đích gì? Trái phiếu được hay không được bảo đảm bằng tài sản, cam kết của DN với trái phiếu ra sao? Kỳ hạn trái phiếu phát hành và phương thức trả lãi trái phiếu của DN? Tình hình tài chính của DN như thế nào?
Nhà quản lý thì nói vậy nhưng câu hỏi đặt ra là cần có chế tài và nâng điều kiện phát hành trái phiếu riêng lẻ chặt chẽ hơn hiện nay để lọc bớt các DN rác. Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 163/2018/NĐ-CP về phát hành trái phiếu riêng lẻ đã được Bộ Tài chính trình Chính phủ để áp dụng ngay trong năm 2020 nhằm chấn chỉnh những bất cập trên thị trường. Tuy nhiên cho đến nay đã đến gần giữa năm, Nghị định vẫn chưa được ký ban hành. Trớ trêu hơn là các DN lại viện dẫn vào những khó khăn do dịch Covid-19 để đề nghị Chính phủ xem xét nới lỏng các quy định này.
Doanh nghiệp kêu ca nhưng ngân hàng khó giảm lãi suất Trong khi các DN muốn lãi suất tiếp tục giảm thì ngân hàng cho rằng, giảm lãi suất cũng chỉ đến mức độ nào đó, không phải cứ muốn là được vì ngân hàng cũng có khó khăn riêng. DN muốn lãi suất hạ sâu hơn Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tăng trưởng tín dụng, tính đến cuối tháng...