Lãi suất đồng loạt tụt sâu, chưa chạm đáy sẽ còn giảm tiếp
Bước sang tháng 11, nhiều ngân hàng tiếp tục giảm mạnh lãi suất huy động. Các ngân hàng vẫn dư tiền nên dự báo lãi suất sẽ còn giảm tiếp trong tháng tới.
Đồng loạt giảm thêm lãi suất
Xu hướng giảm lãi suất huy động vẫn đang diễn ra ở nhiều ngân hàng, trong bối cảnh thanh khoản dồi dào. Lãi suất huy động giảm mạnh ở nhiều kỳ hạn.
Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam ( Vietcombank) vừa tiến hành điều chỉnh giảm thêm lãi suất tiền gửi. Theo đó, lãi suất tiền gửi cho kỳ hạn 6-9 tháng giảm xuống 4%/năm; kỳ hạn 12 tháng còn 6%/năm; kỳ hạn 24 tháng là 5,7%/năm và kỳ hạn 36 tháng chỉ còn 5,4%/năm. Như vậy, mức lãi suất mới của Vietcombank đã giảm từ 0,2-0,4 điểm % so với biểu lãi suất hồi tháng 10.
Tại Ngân hàng Công thương Việt Nam ( Vietinbank), lãi suất tiền gửi các kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 9 tháng đồng loạt giảm 0,2 điểm %; kỳ hạn 12 tháng trở đi hạ 0,2 điểm %.
Còn tại Ngân hàng NN-PTNT Việt Nam ( Agribank), lãi suất huy động các kỳ hạn từ 1-8 tháng đều giảm 0,2 điểm %; kỳ hạn từ 9-11 tháng giảm 0,3 điểm %; kỳ hạn từ 12-24 tháng giảm 0,2 điểm % tại mỗi kỳ hạn so với đầu tháng 10. Tại BIDV, kỳ hạn 9 tháng có mức giảm 0,3 điểm %; các kỳ hạn còn lại có mức giảm đồng loạt là 0,2 điểm%.
Xu hướng giảm lãi suất tiền gửi không chỉ diễn ra trong khối ngân hàng thương mại có vốn Nhà nước mà còn xảy ra tại khối ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân. Trong nửa đầu tháng 11, có khoảng hơn 10 ngân hàng cổ phần tư nhân tiếp tục giảm lãi suất tiền gửi, như: MBBank, LienVietPostBank, HDBank, ABBank, SCB, ACB, VIB, Nam A Bank, VietCapitalBank,…
Trong đó, Ngân hàng TMCP Quân đội (MBBank) có mức giảm mạnh nhất, từ 0,15-1,9%/năm so với tháng 10. Theo đó, kỳ hạn 12 tháng giảm từ mức 7,2%/năm xuống còn 5,3%/năm (giảm 1,9%/năm); kỳ hạn 24 tháng cũng giảm từ 7,4%/năm còn 5,67%/năm (giảm 1,73%/năm).
Video đang HOT
Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank) cũng thay đổi biểu lãi suất mới nhất từ đầu tháng 11, giảm lãi suất ở các kỳ hạn dài từ 14 tháng trở lên từ 1-2 điểm % so với tháng trước. Theo biểu lãi suất này, lãi suất huy động kỳ hạn từ 14-17 tháng giảm xuống mức 6,9%/năm; các kỳ hạn từ 18-29 tháng hạ xuống 7%/năm; kỳ hạn 30-36 tháng còn 6,6%/năm.
Theo bảng lãi suất mới nhất của Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB), lãi suất huy động kỳ hạn 2 tháng còn 3,4%/năm; kỳ hạn 3 tháng xuống còn 3,6%/năm; kỳ hạn 9 tháng là 5%/năm; kỳ hạn từ 15-36 tháng còn 6,3%/năm,… Các mức lãi suất này của ACB đã giảm từ 0,2-0,3 điểm % so với biểu lãi suất hồi tháng 10.
Còn Ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM (HDBank) có mức giảm lãi suất huy động từ 0,15-0,45%/năm so với tháng trước, tùy kỳ hạn.
So với tháng 10, mức lãi suất tiền gửi của Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội (SHB) giảm từ 0,2-1%/năm.
Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank) và Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) cũng đồng loạt giảm lãi suất huy động ở mức 0,2-1%/năm với các kỳ hạn ngắn và trung hạn.
Nhiều ngân hàng khác như VIB, LienVietPostBank, SCB, Bản Việt,… cũng điều chỉnh giảm lãi suất huy động trong tháng 11, tập trung nhiều hơn vào các kỳ hạn dài.
Có thực tế là thời gian qua, dù lãi suất huy động giảm sâu chưa từng có nhưng dòng tiền nhàn rỗi vẫn chảy vào ngân hàng. Theo thống kê tại một số ngân hàng thương mại, dòng tiền gửi dài hạn có xu hướng tăng lên và ổn định hơn, phản ánh nhu cầu của người dân chọn gửi dài hạn nhằm hưởng lãi suất cao hơn.
Lãi suất ngân hàng nào cao nhất?
So với tháng 10, lãi suất gửi tiết kiệm trực tuyến (online) và gửi trực tiếp tại nhiều ngân hàng trong tháng 11 đều được điều chỉnh giảm. Khảo sát biểu lãi suất của một loạt các ngân hàng vào ngày 13/11 cho thấy, lãi suất online và tại quầy đang được các ngân hàng niêm yết quanh mức 0,1-7,3/năm, tuỳ theo kỳ hạn và ngân hàng.
Cụ thể, với tiền gửi không kỳ hạn và kỳ hạn dưới 1 tháng, lãi suất cho khách hàng gửi tại quầy và gửi online đều ở mức 0,1-4%.
Ở kỳ hạn 3 tháng, lãi suất cho hình thức gửi tiền online được niêm yết trong khoảng 3-4,05%. Còn nếu khách hàng gửi tại quầy, lãi suất huy động cho kỳ hạn này ở mức 3-4%. Các ngân hàng đưa ra mức lãi suất tối đa bao gồm SCB, GPBank, VIB, VietCapitalBank.
Ở kỳ hạn 6 tháng, lãi suất khi gửi tiền tiết kiệm online quanh mức 4-6,7%. Ngân hàng Xây Dựng (CBBank) hỗ trợ lãi suất cao nhất cho khách hàng online ở kỳ hạn này. Trong khi đó, lãi suất cho kỳ hạn 6 tháng gửi tại quầy từ 4-6,65%. Lãi suất tốt nhất cho khách hàng gửi tại quầy ở kỳ hạn này thuộc về Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB).
Với kỳ hạn 9 tháng, lãi suất gửi online ở mức 4-7%. Ngân hàng có mức lãi suất gửi online cao nhất ở kỳ hạn này Nam A Bank. Còn nếu gửi tại quầy ở kỳ hạn này, khách hàng sẽ được hưởng mức lãi suất 4-6,75%. NCB là ngân hàng có mức lãi suất tại quầy tốt nhất ở kỳ hạn này.
Ở kỳ hạn 12 tháng, khách hàng gửi online sẽ được áp dụng mức lãi suất từ 4,7-7,1%. Lãi suất cao nhất ở kỳ hạn này dành cho khách gửi trực tuyến vẫn thuộc về Ngân hàng Kiên Long. Còn nếu khách hàng gửi tại quầy sẽ được hưởng mức lãi suất là 4,8-7,3%. SCB dành mức lãi suất tốt nhất cho khách hàng gửi tại quầy ở kỳ hạn này.
Với các kỳ hạn từ 13-36 tháng, các ngân hàng đưa ra mức lãi suất 5-7,3% cho khách hàng gửi online. Ngân hàng Kiên Long và NCB hỗ trợ lãi suất tốt nhất cho khách hàng gửi tiết kiệm online ở các kỳ hạn này. Nếu gửi tiết kiệm tại quầy, khách sẽ nhận mức lãi suất 5-7,3% ở các kỳ hạn này. NCB là ngân hàng có mức lãi suất tốt nhất cho hình thức gửi tại quầy ở các kỳ hạn.
Ngân hàng bước vào đợt giảm lãi suất mới
Nhiều ngân hàng vừa tuyên bố giảm lãi suất cho vay đối với lĩnh vực sản xuất, kinh doanh. Đây có thể là làn sóng giảm lãi suất cho vay mới của các ngân hàng trong những tháng cuối năm.
Hoạt động nghiệp vụ tại VietcomBanhk, chi nhánh Hà Nội. Ảnh: Thanh Hải
Giảm lãi suất cho vay để kích cầu tín dụng
Ngân hàng Agribank công bố gói 30.000 tỷ đồng cho vay DN vừa và nhỏ (SME) với lãi suất ngắn hạn 4,8%/năm và 7,5%/năm với khoản vay trung dài hạn. Tương tự, Ngân hàng Vietcombank cũng công bố gói cho vay khách hàng SME với lãi suất kinh doanh từ 5,9%/năm, áp dụng cho các khoản giải ngân mới từ ngày 13/10. Các khoản vay tiêu dùng cũng được ưu đãi cố định lãi suất trong 6 hoặc 12 tháng đầu tiên với lãi suất từ 6,79%/năm.
Không chỉ các ngân hàng quốc doanh, mà nhiều ngân hàng cổ phần cũng giảm sâu thêm lãi suất cho vay. Đơn cử như VPBank mới đây cũng công bố cho vay sản xuất, kinh doanh với lãi suất từ 5,99%/năm dành cho cá nhân, hộ gia đình với hạn mức lên đến 20 tỷ đồng, nhằm bổ sung vốn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh giai đoạn hậu Covid-19. MBBank áp dụng lãi suất cho vay kinh doanh từ 6,8%/năm với hạn mức 80% nhu cầu vốn trong thời hạn tối đa 180 tháng. Mới đây, SHB đã phối hợp với Quỹ Phát triển DN nhỏ và vừa (SMEDF) triển khai cho vay gián tiếp đối với các DN nằm trong chuỗi giá trị liên kết xuất khẩu với mức lãi suất ngắn hạn chỉ 4,16%/năm và trung dài hạn là 6%/năm.
Theo phân tích của Công ty chứng khoán SSI, việc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tiếp tục giảm thêm 0,5%/năm trần lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VND là cơ sở để các ngân hàng thương mại giảm lãi suất cho vay các kỳ ngắn hạn trong quý IV/2020; đặc biệt là các khoản vay đối với 5 nhóm lĩnh vực ưu tiên. Dự báo của giới chuyên môn, làn sóng này sẽ ngày càng diễn ra mạnh mẽ hơn trong những tháng cuối năm nay. Hiện thanh khoản của hệ thống đang dư thừa khá lớn do tín dụng tăng trưởng chậm hơn nhiều so với nguồn vốn huy động. Cũng chính bởi vậy, ngân hàng giảm lãi suất để kích cầu tín dụng.
Doanh nghiệp mong giãn nợ
Khảo sát mới nhất của Vụ Dự báo thống kê (NHNN) bên cạnh kỳ vọng giảm lãi suất huy động, có hơn 50% tổ chức tín dụng cũng kỳ vọng nhu cầu vay vốn của khách hàng sẽ tăng trở lại, dù vẫn thấp hơn con số 59,2% theo khảo sát trong quý trước. NHNN dự kiến tăng trưởng tín dụng cả năm 2020 có thể đạt 8 - 10%, tương đương có khoảng 150.000 - 320.000 tỷ đồng tín dụng tăng thêm trong quý IV/2020, trong đó mức trên 9% là khả thi. Về lý thuyết, lãi suất giảm là cơ hội để DN khôi phục lại hoạt động sản xuất kinh doanh, kéo theo đó cầu tín dụng cũng tăng nhanh. Hơn thế, hiện mặt bằng lãi suất đang đứng ở mức thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây cũng sẽ là một yếu tố tích cực hỗ trợ cho tăng trưởng tín dụng.
Hiện lãi suất cho vay đã giảm rất sâu, song theo nhiều DN, mức này vẫn còn cao so với khả năng chống chịu của họ. "Lãi suất cho vay đã hạ nhiệt, song vẫn còn cao trong bối cảnh doanh thu của DN vận tải sụt giảm 50 - 80% như hiện nay. Vì vậy, chúng tôi hy vọng thời gian tới, các ngân hang tiếp tục giảm lãi suất cho vay với DN, đồng thời giải quyết nhanh các thủ tục vay vốn" - Phó Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Nam Cường Nguyễn Thiện Thức bày tỏ.
Một số DN SME chia sẻ họ cần những khoản vay với lãi suất từ 0 - 3%/năm để vực dậy sản xuất kinh doanh. Nhiều hiệp hội đã kiến nghị giảm mạnh lãi suất cho vay. Hiệp hội DN trẻ Việt Nam đề nghị giảm lãi suất cho vay về 0 - 5%/năm. Đồng thời, các chính sách giãn, hoãn nợ cần kéo dài ít nhất đến hết năm 2020.
Có chính sách giảm thêm lãi vay Hiện mặt bằng lãi suất cho vay đã giảm từ 2 - 4% so với năm ngoái. Tuy nhiên, việc tiếp cận vốn với nhiều DN vẫn không phải dễ dàng. Điều DN cần lúc này là được hỗ trợ vốn để tồn tại, cùng với đó là phải có chính sách giảm thêm lãi suất vay, giảm thuế cho DN... Phó Tổng Giám đốc Vietravel Phan Phương Hòa Lãi suất huy động giảm còn chưa tới 3% Ghi nhận từ đầu tháng 10 đến nay, sau khi NHNN điều chỉnh giảm lãi suất lần thứ ba trong năm, lãi suất tiền gửi ở nhiều ngân hàng tiếp tục đi xuống, thấp hơn mức trần giới hạn 4%/năm, thậm chí có ngân hàng trả lãi chưa tới 3%/năm cho khoản tiền gửi ngắn hạn 1 - 2 tháng.
Lãi suất ngân hàng nào cao nhất hôm nay 6/5? Lãi suất ngân hàng hôm nay 6/5 cao nhất đối với kỳ hạn 03 tháng, gửi online là 5,00% mỗi năm tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank). Nếu gửi tại quầy, lãi suất cao nhất là 4,75% tại Ngân hàng TMCP Quân đội (MBBank). Theo cập nhật mới nhất, lãi suất ngân hàng hôm nay 6/5 cho khách hàng cá...