Lãi suất có thể tăng nhẹ và phân hóa giữa các ngân hàng
Gần đây, nhiều ngân hàng thương mại (NHTM) tiếp tục tăng nhẹ lãi suất huy động cùng với việc đẩy mạnh huy động vốn qua phát hành trái phiếu. Xu hướng tăng lãi suất được dự báo là sẽ tiếp diễn trong những tháng cuối năm, song mức độ tăng không đáng kể.
Lãi suất huy động ngắn hạn và dài hạn của các ngân hàng thương mại đều nhích nhẹ so với tháng trước. Ảnh: Lê Tiên
Khảo sát trên thị trường cho thấy, lãi suất huy động ngắn hạn và dài hạn đều nhích nhẹ so với tháng trước. Cụ thể, tiền gửi kỳ hạn dưới 6 tháng có lãi suất từ 5% – 5,5%/năm, tiền gửi kỳ hạn từ 6 tháng – 11 tháng có lãi suất từ 5,5% – 7,8%/năm, tiền gửi kỳ hạn từ 12 tháng trở lên có lãi suất từ 6,8% – 8,9%/năm. Các ngân hàng có lãi suất huy động ở mức cao là Việt Á Bank (8,9%/năm cho tiền gửi kỳ hạn 16 tháng lĩnh lãi cuối kỳ), VietCapital Bank với lãi suất 8,6%/năm cho tiền gửi kỳ hạn 24 tháng trở lên và lĩnh lãi cuối kỳ.
Bên cạnh việc thu hút tiền gửi tiết kiệm, một số ngân hàng tăng huy động vốn dài hạn bằng cách phát hành chứng chỉ tiền gửi với lãi suất áp dụng gần 9%/năm hoặc lên đến 10%/năm.
Đánh giá về xu hướng lãi suất trên thị trường hiện nay, bộ phận nghiên cứu của Công ty CP Chứng khoán SSI (SSI) cho biết, trong tuần từ 21 – 25/10, lãi suất đã nhích tăng trên thị trường liên ngân hàng và vẫn neo cao ở thị trường 1 (lãi suất các ngân hàng huy động từ dân cư và tổ chức kinh tế).
Đáng chú ý, lãi suất liên ngân hàng đi ngang từ đầu tuần và bất ngờ bật tăng 35 điểm cơ bản trong phiên cuối tuần lên mức 2,12%/năm với kỳ hạn qua đêm và 2,36%/năm với kỳ hạn tuần.
Theo SSI, nhu cầu huy động cao để tài trợ tín dụng mùa cao điểm cuối năm và đáp ứng lộ trình giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn về 30% của Ngân hàng Nhà nước sẽ khiến cho lãi suất các kỳ hạn dài khó giảm. Đồng thời, sự phân hóa sẽ diễn ra mạnh hơn, nới rộng mức giãn cách lãi suất huy động giữa các nhóm ngân hàng.
Theo SSI, nhu cầu gia tăng thanh khoản tiền đồng giai đoạn chuyển tháng có thể khiến các NHTM lớn cắt giảm bớt nguồn cung, lãi suất liên ngân hàng có thể nhích tăng trong tuần này.
Cũng theo SSI, nhu cầu huy động cao để tài trợ tín dụng mùa cao điểm cuối năm và đáp ứng lộ trình giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn về 30% của Ngân hàng Nhà nước sẽ khiến cho lãi suất các kỳ hạn dài khó giảm. Đồng thời, sự phân hóa sẽ diễn ra mạnh hơn, nới rộng mức giãn cách lãi suất huy động giữa các nhóm ngân hàng.
Về diễn biến lãi suất huy động thời gian vừa qua, TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia ngân hàng đánh giá: “Các ngân hàng đang rất cần vốn để cho vay dịp cuối năm, đáp ứng các yêu cầu về tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo lộ trình của các quy định mới. Do đó, lãi suất trong xu hướng tăng là đương nhiên. Tuy nhiên, biến động lãi suất không đồng đều giữa các ngân hàng do nhu cầu và năng lực tài chính khác nhau. Điều này có thể thấy qua quãng lãi suất huy động khá rộng giữa các ngân hàng với cùng một kỳ hạn”.
Bên cạnh việc tìm cách tăng huy động tiền gửi tiết kiệm, các ngân hàng cũng nỗ lực hút vốn bằng trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi. Bình luận về cách làm này, ông Hiếu cho rằng: “Khi nguồn lực tài chính vẫn còn chưa đủ đáp ứng yêu cầu, các ngân hàng phải tìm nhiều cách khác nhau để có thể cạnh tranh và hút vốn”.
Video đang HOT
Dự báo về xu hướng lãi suất từ nay đến cuối năm, theo vị chuyên gia này, đà tăng vẫn sẽ tiếp tục nhưng mức độ tăng không lớn. “Chính phủ chủ trương không để lãi suất tăng mạnh. Do đó, tôi dự đoán là cơ quan điều hành chính sách tiền tệ sẽ tìm nhiều cách kiềm chế đà tăng lãi suất như bơm thêm tiền vào thị trường liên ngân hàng, bơm tiền vào lưu thông hoặc tiếp tục điều chỉnh giảm lãi suất điều hành”, ông Hiếu nói.
Mặt khác, theo chuyên gia này, nhiều ngân hàng trung ương trên thế giới đã và sẽ tiếp tục giảm lãi suất cho vay. Thậm chí, giới tài chính thế giới dự đoán Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ đưa lãi suất điều hành về mức âm. Do đó, nhiều khả năng cơ quan điều hành chính sách tiền tệ của Việt Nam cũng phải tính toán để lãi suất trên thị trường ở mức phù hợp, qua đó giữ cho tỷ giá ở mức hợp lý và hiệu quả cho các hoạt động của nền kinh tế.
Xuân Yến
Theo baodauthau.vn
Các ngân hàng "có yếu tố ngoại" đang dửng dưng với cuộc đua lãi suất tiết kiệm?
Lãi suất huy động tiền gửi cá nhân tại các ngân hàng ngoại có sự phân hoá mạnh mẽ. Trong khi một số ngân hàng ra sức thu hút khách hàng với lãi suất hấp dẫn ngang ngửa các ngân hàng nội thì số còn lại tỏ ra không mấy mặn mà khi niêm yết lãi suất khiêm tốn, thậm chí xấp xỉ lãi suất tiền gửi không kỳ hạn.
Hiện nay, tại Việt Nam có 9 ngân hàng 100% vốn nước ngoài là HSBC, Shinhan Bank, Woori Bank, Standard Chartered Bank, ANZ, UOB, Hong Leong, Public Bank và CIMB cùng với 2 ngân hàng liên doanh là Indovina Bank và Ngân hàng Liên doanh Việt Nga (VRB). Tuy nhiên, vào cuối năm 2017, ANZ đã bán lại mảng bán lẻ cho Shinhan Bank.
Quan sát trên thị trường cho thấy lãi suất huy động tiền gửi cá nhân tại các ngân hàng này có sự phân hoá mạnh mẽ. Trong khi một số ngân hàng ra sức thu hút khách hàng với lãi suất hấp dẫn ngang ngửa các ngân hàng nội thì số còn lại tỏ ra không mấy mặn mà khi niêm yết lãi suất khiêm tốn, thậm chí xấp xỉ lãi suất tiền gửi không kỳ hạn.
Lãi suất kỳ hạn 1 - 3 tháng
Lãi suất tiền gửi tiết kiệm bằng VND kỳ hạn 1-3 tháng của các ngân hàng "có yếu tố ngoại" có sự chênh lệch rõ rệt, lên đến 5 điểm phần trăm.
HSBC niêm yết lãi suất thấp nhất, chỉ từ 0,5% - 1,25%/năm. Lãi suất tiền gửi kỳ hạn 1 tháng tại nhà băng này là 0,5%/năm, chỉ tương đương với lãi suất không kỳ hạn của các ngân hàng tư nhân nội địa. Nhỉnh hơn một chút, Standard Chartered niêm yết ở mức 1,30% - 2,87%/năm.
Nhóm 3 ngân hàng Shinhan Bank, Woori Bank, UOB có lãi suất từ 3,5% đến 4,2%. Cụ thể, Shinhan Bank giữ ở mức 3,5% - 3,9%, UOB là 3,65% - 4,2% và lãi suất kỳ hạn 3 tháng của Woori Bank là 3,9%.
Nhóm ngân hàng còn lại có lãi suất cao vượt lên, cạnh tranh với các ngân hàng nội. Chẳng hạn, VRB niêm yết lãi suất lên tới 5,5%/năm - bằng với trần lãi suất kỳ hạn 1-3 tháng do NHNN quy định. Giữ mức lãi suất chạm trần còn có 2 ngân hàng khác là Indovina Bank (kỳ hạn 3 tháng) và HongLeong Bank (kỳ hạn 1 và 3 tháng). Bám sát sau đó là Public Bank với 4,8% - 5,3% và CIMB Bank với 4,7% - 5,1%.
Lãi suất huy động tiền gửi kỳ hạn 1-6 tháng của các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam (Lãi trả cuối kỳ)
Lãi suất kỳ hạn 6 tháng
Với tiền gửi kỳ hạn 6 tháng, khảo sát cho thấy hầu hết lãi suất của các ngân hàng nước ngoài đều thấp hơn các ngân hàng nội.
Thấp nhất vẫn là HSBC Việt Nam, ở mức 1,75%/năm. Tại Standard Chartered, lãi suất kỳ hạn 6 tháng vẫn ở mức 2,87%, bằng với mức lãi suất niêm yết cho kỳ hạn 3 tháng.
Hai ngân hàng liên doanh là Indovina Bank và VRB áp dụng mức lãi suất cao hơn hẳn các ngân hàng 100% vốn nước ngoài khi niêm yết lãi suất kỳ hạn 6 tháng lần lượt là 6,7%/năm và 7,3%/năm.
Trong số các ngân hàng 100% vốn nước ngoài, Public Bank niêm yết lãi suất cao nhất, tại mức 6,6%/năm. Giữ vị trí thứ hai là CIMB Bank với 5,7%. Một số nhà băng khác như Shinhan Bank, Woori Bank, UOB, Hongleong Bank niêm yết mức lãi suất từ 4,45% - 5,2%.
Lãi suất kỳ hạn từ 1 năm trở lên
Tương tự với các kỳ hạn ngắn, lãi suất huy động vốn kỳ hạn từ 1 năm trở lên cũng có sự phân hóa mạnh mẽ giữa các ngân hàng.
Ngân hàng có mức lãi suất cạnh tranh nhất tiếp tục gọi tên VRB. Nhà băng này đang niêm yết lãi suất kỳ hạn 12, 13 tháng là 7,7%/năm và từ 7,1% - 7,5%/năm ở các kỳ hạn 15, 18, 24 và 36 tháng. Theo sau là Public Bank và Indovina Bank với 7,6%/năm và 7,5%/năm cho các khoản tiền gửi 12 tháng; trên 12 tháng từ 7,6% - 7,8%/năm tùy từng kỳ hạn.
Đây không chỉ là các mức lãi suất áp dụng cao top đầu trong nhóm các ngân hàng có yếu tố ngoại tại Việt Nam mà còn cao hơn lãi suất kỳ hạn tương đương tại khá nhiều ngân hàng nội hiện nay như Vietcombank, Agribank, Vietinbank, BIDV, Techcombank, Sacombank, MBBank, VietABank, HDBank, SHB, OceanBank ...
CIMBBank và UOB cũng là 2 ngân hàng niêm yết lãi suất khá cao ở các kỳ trung hạn này, dao động trong khoảng 6,1% - 7,0%/năm.
Nằm ngoài cuộc đua huy động vốn trung và dài hạn dịp cuối năm, HSBC hay Standard Chartered có mức lãi suất rất thấp, lần lượt là 2,75% và 2,87%/năm. Mức lãi suất này thậm chí chỉ bằng một nửa lãi suất huy động kỳ 1-3 tháng của Hongleong Bank.
Lãi suất kỳ hạn từ 1 năm trở lên của các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam (Lãi trả cuối kỳ)
Lãi suất ở một số ngân hàng có sự thay đổi nhẹ so với tháng 9
Quan sát cho thấy, so với tháng 9, lãi suất tại các ngân hàng ngoại nhìn chung được giữ nguyên, chỉ có một số ít ngân hàng có sự thay đổi như Standard Chartered, Shinhan Bank và Public Bank.
Biểu lãi suất mới nhất được niêm yết vào ngày 25/10 tại Standard Chartered cho thấy ngân hàng giảm lãi suất kỳ hạn 1 tháng từ 1,95% xuống còn 1,3%, lãi suất kỳ hạn trên 1 năm đều được ngân hàng niêm yết ở mức 2,87% thay vì 2,92% và 3,02% như trước. Đặc biệt, lãi suất kỳ hạn 6 tháng và 12 tháng được đẩy tăng tới 1,07 điểm phần trăm, cụ thể tăng từ 1,8% và 1,6% lên 2,87%.
Trước đó, vào ngày 15/10, Shinhan Bank cũng áp dụng biểu lãi suất tiết kiệm mới, tuy nhiên chỉ thay đổi lãi suất kỳ hạn 1 tháng từ 3,6% xuống còn 3,5%.
Public Bank tuy có giảm lãi suất với các kỳ hạn trên 1 năm từ 8% xuống chỉ còn 7,6% - 7,8% nhưng vẫn là ngân hàng ngoại đang áp dụng lãi suất hấp dẫn nhất hiện nay cho các khoản tiền gửi có kỳ hạn dài.
Có thể thấy, hầu hết các ngân hàng ngoại đều có mức lãi suất thấp hơn khá nhiều khi so sánh với các ngân hàng nội. Điều này là dễ hiểu bởi chiến lược của các ngân hàng ngoại không quá chú trọng cạnh tranh về giá mà tập trung cải thiện chất lượng dịch vụ để đáp ứng nhu cầu khắt khe của khách hàng khi mục tiêu của họ chủ yếu là nhóm khách hàng có thu nhập cao và quan tâm đến chất lượng dịch vụ nhiều hơn là giá cả.
Thái Cẩm - Bích Ngọc - Phương Nhi
Theo Trí thức trẻ
Lãi xuất trái phiếu Chính phủ giảm mạnh tại các kỳ hạn Kho bạc Nhà nước phát hành và huy động thành công 4.000 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ. Đáng chú ý, lãi suất huy động trong phiên đấu giá đã giảm mạnh tại các kỳ hạn 7 năm và 30 năm. Ngày 23/10, Kho bạc Nhà nước phát hành và huy động thành công 4.000 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ. (Ảnh: PV/Vietnam)...