Lãi suất cho vay mua nhà tại Big 4 và các ngân hàng ra sao?
Tại các ngân hàng, lãi suất cho vay mua nhà phổ biến 7%/năm đến 10%/năm trong thời gian ưu đãi, sau đó cộng thêm 3,5-4%. Standard Chartered Bank có lãi suất thấp nhất với mức 6,79%/năm áp dụng năm đầu. Tại Vietcombank, lãi suất cho vay có xu hướng giảm.
Khảo sát của Người Đồng Hành tại chi nhánh 16 ngân hàng tại Hà Nội cho thấy lãi suất cho vay mua nhà tại một số bên đang có xu hướng giảm. Mức lãi suất trong thời kỳ ưu đãi (6 tháng, 1 năm) hiện phổ biến là 7-10%/ năm. Hết ưu đãi, lãi suất cho vay được tính toán dựa trên một mức lãi suất cơ sở cộng thêm biên độ 3,5-4% tùy từng ngân hàng.
Vietcombank chi nhánh Thành Công áp dụng 2 phương án cho khách vay. Phương án 1 có lãi suất cố định 7,8%/năm trong năm đầu tiên – đã giảm so với mức 8,1%/năm của 2 tháng trước đây. Phương án 2 là lãi suất cố định 8,7% trong 2 năm đầu. Với cả 2 phương án này, sau thời gian ưu đãi, lãi cho vay tính trên lãi suất 24 tháng cộng biên độ 3,5%. Nhân viên tín dụng tại chi nhánh này cũng cho biết thêm ngân hàng liên kết với nhiều dự án đầu tư để cho vay mua nhà dự án. Ngoài 2 gói ưu đãi như trên, khách hàng trả lương qua tài khoản Vietcombank sẽ được giảm 0,2%/năm trong 12 tháng đầu và ân hạn nợ gốc tối đa 24 tháng đầu.
Nhóm ngân hàng nước ngoài đang có ưu đãi lãi suất cho vay mua và xây sửa nhà thấp hơn với các nhà băng trong nước.
Về phạt trả nợ trước hạn, BIDV đang có phí phạt thấp hơn các ngân hàng khác khoảng 0,5 điểm phần trăm. Cụ thể phí trả sớm 1 năm tại đây là 1%, trước hạn 2-3 năm là 0,5%. Tại các ngân hàng khác thì phí phạt trả nợ trước hạn 2 năm thường là 1,5-2%, 3 năm là 1% và 4-5 năm là 0,5%. VietinBank và BIDV vẫn giữ nguyên lãi suất cho vay mua nhà. BIDV phòng giao dịch Trần Thái Tông áp dụng 8%/năm trong năm đầu tiên còn VietinBank chi nhánh Nam Thăng Long áp dụng cho vay mua nhà với lãi suất 8,1%/năm trong năm đầu. Các năm sau đó, cả 2 ngân hàng áp dụng lãi suất khoảng 11%/năm.
Tại các ngân hàng cổ phần, lãi suất cho vay mua nhà đang cao hơn. Techcombank chi nhánh Cầu Giấy áp dụng ưu đãi 7,99%/năm cho 6 tháng, 8,29%/năm cho 12 tháng với mua nhà dự án. Lãi suất cho vay xây sửa nhà cao hơn, kỳ hạn 6 tháng là 8,29%/năm và 12 tháng là 9,49%/năm. Biên độ cộng sau thời gian ưu đãi sẽ dao động 4,19-5,69%/năm, tuỳ xếp hạng tín nhiệm khách hàng.
MB Hà Đông đang áp dụng ưu đãi lãi suất cố định 3 tháng đầu 10,5%/năm khi vay trên 7 năm và 10,3%/năm khi vay từ 1 đến 5 năm. Còn nhân viên tín dụng MB Hoàn Kiếm cho biết, lãi suất ưu đãi đang là 7,99% cho năm đầu, giảm so với tháng trước, tuy nhiên ưu đãi chỉ áp dụng đến hết tháng 2. Với dự án liên kết, ngân hàng này có 2 phương án ưu đãi: lãi suất ưu đãi 8,3%/năm trong 18 tháng và chủ đầu tư chiết khấu 4% giá trị căn hộ; chủ đầu tư hỗ trợ lãi suất 0% trong 18 tháng đầu nhưng chỉ được vay tối đa 65% giá trị căn hộ.
Tại ACB Huỳnh Thúc Kháng, lãi suất cho vay mua, xây sửa nhà đang là 9,5%/năm trong 3 tháng đầu hoặc 10,5%/năm áp dụng trong năm đầu. VPBank Liễu Giai áp dụng lãi suất khoảng 8,5-9,5% năm đầu, HDBank Đông Đô ưu đãi 10-10,5% trong 6 tháng đầu từ đầu năm, giảm gần 2%. Sacombank Thượng Đình neo lãi suất cho vay năm đầu 13-14%/năm với khoản vay dư nợ giảm dần và 8,5%/năm trong năm đầu nếu tính theo dư nợ gốc.
Một số ngân hàng cổ phần nhỏ hơn áp dụng các ưu đãi chia theo gói và kỳ hạn. MSB cung cấp 3 gói vay bất động sản khác nhau với các mức lãi suất 6,99%/năm, 8,99%/năm và 9,99%/năm áp dụng lần lượt trong 6 tháng, 12 tháng, 18 tháng. Sau thời gian ưu đãi, lãi suất sẽ tính trên lãi huy động 12 tháng cộng biên độ 3,5%.
Nhân viên tín dụng Bac A Bank phòng giao dịch Bà Triệu, Nam A Bank Thanh Xuân và LienVietPostBank Hoàng Mai cho biết lãi suất cho vay mua nhà áp dụng là mức lãi suất khoảng 9%/năm trong năm đầu, sau thời gian ưu đãi, lãi suất cho vay khoảng 12-13%/năm.
Lãi suất cho vay mua nhà tại các ngân hàng được thống kê. Nguồn: Tổng hợp.
Video đang HOT
Nhóm ngân hàng nước ngoài đang có ưu đãi lãi suất cho vay mua và xây sửa nhà thấp hơn với các nhà băng trong nước.
Standard Chartered Bank đang có 3 phương án với kỳ hạn 1 năm, 2 năm và 3 năm lần lượt là 6,79%/năm, 7,79%/năm và 8,39%/năm. Theo lời nhân viên tín dụng thì lãi suất kỳ hạn 3 năm đã giảm so với mức 8,79%/năm trước đó. Sau thời gian ưu đãi, lãi suất là khoảng 10-10,5%/năm.
Shinhan Bank đang có 3 gói cho vay mua nhà. Khách hàng nhận lương chuyển khoản trên 40 triệu đồng/tháng sẽ nhận ưu đãi 7,2%/năm trong năm đầu, 8%/năm trong 2 năm, 9,5%/năm trong 3 năm đầu. Nếu khách hàng nhận lương chuyển khoản, lãi suất giống gói trên nhưng cộng thêm 0,4%. Tại Standard Chartered Bank l
Ông Vũ Quốc Hùng, Vụ trưởng Vụ Tín dụng, Ngân hàng Nhà nước, mới đây cho biết đến cuối năm 2019, tăng trưởng dư nợ tín dụng đối với bất động sản năm 2019 là 8,8%. Ngân hàng Nhà nước đang thực thi các chính sách thắt chặt tín dụng bất động sản để kiểm soát rủi ro trong cho vay lĩnh vực này. Cụ thể, cơ quan này sẽ tiếp tục ban hành các quy định, triển khai giám sát nhằm đảm bảo các khoản vay mua bất động sản được thực hiện đúng mục đích.
Theo Thảo Anh
Người đồng hành
Các ngân hàng "có yếu tố ngoại" đang dửng dưng với cuộc đua lãi suất tiết kiệm?
Lãi suất huy động tiền gửi cá nhân tại các ngân hàng ngoại có sự phân hoá mạnh mẽ. Trong khi một số ngân hàng ra sức thu hút khách hàng với lãi suất hấp dẫn ngang ngửa các ngân hàng nội thì số còn lại tỏ ra không mấy mặn mà khi niêm yết lãi suất khiêm tốn, thậm chí xấp xỉ lãi suất tiền gửi không kỳ hạn.
Hiện nay, tại Việt Nam có 9 ngân hàng 100% vốn nước ngoài là HSBC, Shinhan Bank, Woori Bank, Standard Chartered Bank, ANZ, UOB, Hong Leong, Public Bank và CIMB cùng với 2 ngân hàng liên doanh là Indovina Bank và Ngân hàng Liên doanh Việt Nga (VRB). Tuy nhiên, vào cuối năm 2017, ANZ đã bán lại mảng bán lẻ cho Shinhan Bank.
Quan sát trên thị trường cho thấy lãi suất huy động tiền gửi cá nhân tại các ngân hàng này có sự phân hoá mạnh mẽ. Trong khi một số ngân hàng ra sức thu hút khách hàng với lãi suất hấp dẫn ngang ngửa các ngân hàng nội thì số còn lại tỏ ra không mấy mặn mà khi niêm yết lãi suất khiêm tốn, thậm chí xấp xỉ lãi suất tiền gửi không kỳ hạn.
Lãi suất kỳ hạn 1 - 3 tháng
Lãi suất tiền gửi tiết kiệm bằng VND kỳ hạn 1-3 tháng của các ngân hàng "có yếu tố ngoại" có sự chênh lệch rõ rệt, lên đến 5 điểm phần trăm.
HSBC niêm yết lãi suất thấp nhất, chỉ từ 0,5% - 1,25%/năm. Lãi suất tiền gửi kỳ hạn 1 tháng tại nhà băng này là 0,5%/năm, chỉ tương đương với lãi suất không kỳ hạn của các ngân hàng tư nhân nội địa. Nhỉnh hơn một chút, Standard Chartered niêm yết ở mức 1,30% - 2,87%/năm.
Nhóm 3 ngân hàng Shinhan Bank, Woori Bank, UOB có lãi suất từ 3,5% đến 4,2%. Cụ thể, Shinhan Bank giữ ở mức 3,5% - 3,9%, UOB là 3,65% - 4,2% và lãi suất kỳ hạn 3 tháng của Woori Bank là 3,9%.
Nhóm ngân hàng còn lại có lãi suất cao vượt lên, cạnh tranh với các ngân hàng nội. Chẳng hạn, VRB niêm yết lãi suất lên tới 5,5%/năm - bằng với trần lãi suất kỳ hạn 1-3 tháng do NHNN quy định. Giữ mức lãi suất chạm trần còn có 2 ngân hàng khác là Indovina Bank (kỳ hạn 3 tháng) và HongLeong Bank (kỳ hạn 1 và 3 tháng). Bám sát sau đó là Public Bank với 4,8% - 5,3% và CIMB Bank với 4,7% - 5,1%.
Lãi suất huy động tiền gửi kỳ hạn 1-6 tháng của các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam (Lãi trả cuối kỳ)
Lãi suất kỳ hạn 6 tháng
Với tiền gửi kỳ hạn 6 tháng, khảo sát cho thấy hầu hết lãi suất của các ngân hàng nước ngoài đều thấp hơn các ngân hàng nội.
Thấp nhất vẫn là HSBC Việt Nam, ở mức 1,75%/năm. Tại Standard Chartered, lãi suất kỳ hạn 6 tháng vẫn ở mức 2,87%, bằng với mức lãi suất niêm yết cho kỳ hạn 3 tháng.
Hai ngân hàng liên doanh là Indovina Bank và VRB áp dụng mức lãi suất cao hơn hẳn các ngân hàng 100% vốn nước ngoài khi niêm yết lãi suất kỳ hạn 6 tháng lần lượt là 6,7%/năm và 7,3%/năm.
Trong số các ngân hàng 100% vốn nước ngoài, Public Bank niêm yết lãi suất cao nhất, tại mức 6,6%/năm. Giữ vị trí thứ hai là CIMB Bank với 5,7%. Một số nhà băng khác như Shinhan Bank, Woori Bank, UOB, Hongleong Bank niêm yết mức lãi suất từ 4,45% - 5,2%.
Lãi suất kỳ hạn từ 1 năm trở lên
Tương tự với các kỳ hạn ngắn, lãi suất huy động vốn kỳ hạn từ 1 năm trở lên cũng có sự phân hóa mạnh mẽ giữa các ngân hàng.
Ngân hàng có mức lãi suất cạnh tranh nhất tiếp tục gọi tên VRB. Nhà băng này đang niêm yết lãi suất kỳ hạn 12, 13 tháng là 7,7%/năm và từ 7,1% - 7,5%/năm ở các kỳ hạn 15, 18, 24 và 36 tháng. Theo sau là Public Bank và Indovina Bank với 7,6%/năm và 7,5%/năm cho các khoản tiền gửi 12 tháng; trên 12 tháng từ 7,6% - 7,8%/năm tùy từng kỳ hạn.
Đây không chỉ là các mức lãi suất áp dụng cao top đầu trong nhóm các ngân hàng có yếu tố ngoại tại Việt Nam mà còn cao hơn lãi suất kỳ hạn tương đương tại khá nhiều ngân hàng nội hiện nay như Vietcombank, Agribank, Vietinbank, BIDV, Techcombank, Sacombank, MBBank, VietABank, HDBank, SHB, OceanBank ...
CIMBBank và UOB cũng là 2 ngân hàng niêm yết lãi suất khá cao ở các kỳ trung hạn này, dao động trong khoảng 6,1% - 7,0%/năm.
Nằm ngoài cuộc đua huy động vốn trung và dài hạn dịp cuối năm, HSBC hay Standard Chartered có mức lãi suất rất thấp, lần lượt là 2,75% và 2,87%/năm. Mức lãi suất này thậm chí chỉ bằng một nửa lãi suất huy động kỳ 1-3 tháng của Hongleong Bank.
Lãi suất kỳ hạn từ 1 năm trở lên của các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam (Lãi trả cuối kỳ)
Lãi suất ở một số ngân hàng có sự thay đổi nhẹ so với tháng 9
Quan sát cho thấy, so với tháng 9, lãi suất tại các ngân hàng ngoại nhìn chung được giữ nguyên, chỉ có một số ít ngân hàng có sự thay đổi như Standard Chartered, Shinhan Bank và Public Bank.
Biểu lãi suất mới nhất được niêm yết vào ngày 25/10 tại Standard Chartered cho thấy ngân hàng giảm lãi suất kỳ hạn 1 tháng từ 1,95% xuống còn 1,3%, lãi suất kỳ hạn trên 1 năm đều được ngân hàng niêm yết ở mức 2,87% thay vì 2,92% và 3,02% như trước. Đặc biệt, lãi suất kỳ hạn 6 tháng và 12 tháng được đẩy tăng tới 1,07 điểm phần trăm, cụ thể tăng từ 1,8% và 1,6% lên 2,87%.
Trước đó, vào ngày 15/10, Shinhan Bank cũng áp dụng biểu lãi suất tiết kiệm mới, tuy nhiên chỉ thay đổi lãi suất kỳ hạn 1 tháng từ 3,6% xuống còn 3,5%.
Public Bank tuy có giảm lãi suất với các kỳ hạn trên 1 năm từ 8% xuống chỉ còn 7,6% - 7,8% nhưng vẫn là ngân hàng ngoại đang áp dụng lãi suất hấp dẫn nhất hiện nay cho các khoản tiền gửi có kỳ hạn dài.
Có thể thấy, hầu hết các ngân hàng ngoại đều có mức lãi suất thấp hơn khá nhiều khi so sánh với các ngân hàng nội. Điều này là dễ hiểu bởi chiến lược của các ngân hàng ngoại không quá chú trọng cạnh tranh về giá mà tập trung cải thiện chất lượng dịch vụ để đáp ứng nhu cầu khắt khe của khách hàng khi mục tiêu của họ chủ yếu là nhóm khách hàng có thu nhập cao và quan tâm đến chất lượng dịch vụ nhiều hơn là giá cả.
Thái Cẩm - Bích Ngọc - Phương Nhi
Theo Trí thức trẻ
Vay tiêu dùng ngân hàng nào rẻ nhất? Với thủ tục nhanh gọn, nếu tìm hiểu kỹ về hồ sơ vay, điều khoản về lãi suất và trả nợ, thì vay tiêu dùng rõ ràng là kênh hữu ích để khách hàng đáp ứng các nhu cầu thiết yếu của mình. Ảnh minh họa. Mặt bằng lãi suất được điều chỉnh giảm so với giữa năm, do vậy mà mùa mua...