Lãi suất cho vay giảm chậm hơn huy động, lãi ngân hàng tăng vọt
Việc lãi suất cho vay chưa giảm tương ứng với mức giảm của lãi suất huy động là nguyên nhân giúp biên lãi ròng (NIM) của các ngân hàng tăng mạnh.
FiinGroup vừa có báo cáo đánh giá về kết quả hoạt động kinh doanh ngành ngân hàng dựa trên số liệu của 21 ngân hàng niêm yết, chiếm 64,3% dư nợ toàn hệ thống các ngân hàng thương mại.
Cụ thể, số liệu kết quả kinh doanh của 21 ngân hàng này cho thấy biên lãi ròng (NIM) quý III của nhóm đã tăng 9,7 điểm cơ bản so với quý II liền trước, lên 0,89%. Đây là mức NIM cao nhất tính theo quý và cũng là mức tăng lớn nhất kể từ quý I/2018 – giai đoạn tăng trưởng mạnh của ngành ngân hàng.
Theo các chuyên gia, để có được mức NIM cao như trên, các ngân hàng vẫn duy trì lãi suất cho vay bình quân ở mức cao trong khi lãi suất huy động đầu vào giảm liên tục qua từng tháng.
Cụ thể, lãi suất cho vay trung bình của 20 ngân hàng (trừ Vietcapital Bank) tăng lên 9,2% từ mức 9% trong quý II. Điều này cho thấy tác động của việc giảm lãi suất cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 lên thu nhập lãi của ngân hàng đã giảm trong quý III.
Việc duy trì được lãi suất cho vay ở mức cao giúp thu nhập lãi cho vay khách hàng của 20 ngân hàng (trừ Vietcapital Bank) tăng 5,2% trong khi thu nhập lãi từ chứng khoán nợ chỉ tăng 0,8% so với quý liền trước. Kết quả này cho thấy tăng trưởng NIM và thu nhập lãi thuần các ngân hàng phần lớn đến từ cho vay khách hàng.
Trong đó, một số ngân hàng có tỷ trọng lãi từ đầu tư chứng khoán nợ cao (xấp xỉ 20%) như Techcombank, VietBank, TPBank và MBBank.
Video đang HOT
Cũng trong bối cảnh lãi suất huy động giảm, thu nhập lãi và các khoản tương tự của các ngân hàng tăng 4,5% so với quý II trong khi chi phí lãi và các khoản tương tự giảm 2,6%. “Điều này cho thấy lãi suất cho vay chưa giảm tương ứng với mức giảm lãi suất huy động trong thời gian vừa qua”, báo cáo của FiinGroup nhấn mạnh.
Tính đến cuối quý III, cho vay khách hàng của nhóm ngân hàng niêm yết đã tăng trưởng 5,8%, thấp hơn tăng trưởng tiền gửi 7,3%, tiếp nối xu hướng từ đầu năm. Xu hướng này khác hoàn toàn so với những năm trước, cho thấy ảnh hưởng của dịch Covid-19 đến cầu tín dụng các ngành kinh tế ở mức khá lớn.
Tăng trưởng tiền gửi cao hơn nhiều cho vay khiến lãi suất huy động liền tục giảm. Nguồn: FiinGroup.
Với các chỉ tiêu kinh doanh 9 tháng cùng dự báo tín dụng tăng trưởng trở lại trong quý IV, các chuyên gia của FiinGroup ước tính các ngân hàng niêm yết có thể đạt mức tăng trưởng lợi nhuận sau thuế 10,2% trong năm nay.
Cụ thể, lợi nhuận sau thuế cả năm của các ngân hàng chịu ảnh hưởng từ sức khỏe của nền kinh tế trong bối cảnh Covid-19 và chính sách liên quan như Thông tư 01. Với việc kiểm soát được dịch bệnh và kinh tế hồi phục, kết quả kinh doanh của các ngân hàng đã có những dấu hiệu khả quan trong quý III và sẽ tiếp tục tăng trong quý IV.
Theo dự báo, NIM của các ngân hàng niêm yết vẫn sẽ ở mức cao trong quý cuối năm do lãi suất huy động tiếp tục giảm. Ngoài ra, lãi thuần từ hoạt động dịch vụ và các hoạt động khác vẫn tăng trưởng so với quý III.
Trong quý cuối năm, các ngân hàng cũng sẽ cân đối kết quả kinh doanh với việc trích lập dự phòng để dự trù khi Thông tư 01 hết hiệu lực.
Với mức tăng 10,2% so với năm 2019, tăng trưởng lợi nhuận nhóm ngân hàng niêm yết năm nay vẫn thấp hơn đáng kể so với mức tăng trưởng các năm trước. Tuy nhiên, đây vẫn là mức khả quan trong bối cảnh dịch bệnh chưa chấm dứt và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp được dự báo còn suy giảm so với các năm trước.
Cuối năm, gửi tiết kiệm online ngân hàng nào được lãi suất cao nhất?
Lãi suất huy động của các ngân hàng tiếp tục giảm mạnh, theo đó, lãi suất gửi tiết kiệm online tại các ngân hàng cũng có sự thay đổi. Theo đó, mức lãi suất gửi tiết kiệm online ngân hàng cao nhất hiện nay nằm ở mức 7,40%/năm.
Trong số 4 "ông lớn" ngân hàng gồm Vietinbank, Vietcombank, BIDV và Agribank thì hiện tại, lãi suất tiết kiệm online ngân hàng Vietinbank đang có mức lãi cao nhất, ở mức 6,00%/năm áp dụng cho các kỳ hạn từ 12 tháng trở lên. Và hiện tại, mức lãi suất gửi tiết kiệm online của ngân hàng này đang được áp dụng cao hơn so với lãi suất huy động thông thường tại quầy.
Từ đầu tháng 12/2020, nhiều ngân hàng đã điều chỉnh giảm mạnh lãi suất huy động, chính vì thế, lãi suất gửi tiết kiệm online hiện nay của các ngân hàng hầu hết đều được điều chỉnh giảm theo.
Như ngân hàng BIDV, lãi suất gửi tiết kiệm online tháng 12/2020 cũng được điều chỉnh giảm nhẹ từ 0,20%/năm áp dụng cho kỳ gửi từ 1-9 tháng, các kỳ từ 12-24 tháng BIDV vẫn giữ biểu lãi suất như tháng trước, hiện ở mức 5,80%/năm.
Ngoài 4 'ông lớn' trên, nhiều ngân hàng TMCP cũng có động thái điều chỉnh giảm lãi suất huy động, trong đó lãi suất gửi tiết kiệm online từ tháng 12 cũng thay đổi.
Bên cạnh những ngân hàng điều chỉnh giảm lãi suất tiền gửi online từ tháng 12/2020 như ngân hàng Eximbank, HDBank, NCB, SHB... thì cũng có nhiều ngân hàng vẫn giữ nguyên không điều chỉnh lãi suất như ngân hàng VIB, OCB, Oceanbank, VietCapital Bank, Vietbank...
Bảng lãi suất gửi tiết kiệm online của các ngân hàng được áp dụng từ tháng 12/2020.
Theo khảo sát của PV, tính đến thời điểm hiện tại, mức lãi suất gửi tiết kiệm online của ngân hàng NCB cao nhất, nằm ở mức 7,40%/năm. Tiếp đó là ngân hàng OceanBank với mức lãi suất 7,10%/năm. Ngoài ra,mức lãi suất gửi tiết kiệm online của ngân hàng SCB và VietCapital Bank ở mức 7,00%/năm. Đây là top 4 ngân hàng có mức lãi suất huy động online cao nhất hiện nay trên hệ thống.
Hầu hết, mức lãi suất gửi tiết kiệm online của các ngân hàng đều được áp dụng cao hơn so với hình thức gửi tiết kiệm tại quầy. Như HDBank tiền gửi online được áp dụng cao hơn hình thức gửi tại quầy là từ 0,10% - 0,80%/năm, tùy từng kỳ hạn.
Tương tự, lãi suất gửi tiết kiệm online của ngân hàng NCB được áp dụng cao hơn so với lãi suất tiết kiệm truyền thống là 0,10%.
Cá biệt, chỉ riêng ngân hàng Maritimebank, trong khi mức lãi suất gửi tiết kiệm tại quầy hầu như vẫn ổn định thì hình thức gửi tiết kiệm online lại được điều chỉnh tăng từ 0,30%-0,40% tùy từng kỳ hạn.
Để gửi tiết kiệm online ở một ngân hàng, khách hàng có tài khoản thanh toán của ngân hàng và đăng ký dịch vụ Internet Banking hoặc Mobile Banking.
Cách gửi tiết kiệm onlin e tại các ngân hàng cực kỳ đơn giản. Theo đó, khách hàng làm thẻ thanh toán tại ngân hàng đang có ý định gửi tiết kiệm (nếu chưa làm thẻ). Sau đó đăng ký dịch vụ Mobile Banking hoặc Internet banking. Tiếp đó đăng nhập vào Internet banking/Mobile banking. Đi tới mục "Gửi tiết kiệm", chọn "Gửi tiền tiết kiệm có kỳ hạn" hoặc "Gửi tiết kiệm trả góp". Chọn tài khoản thẻ ATM để trích tiền, nhập "Số tiền" và "Kỳ hạn gửi". Và cuối cùng là xác nhận. Sẽ có tin nhắn gửi mã OTP về điện thoại, khách hàng nhập mã và hoàn tất. Như vậy là việc gửi tiết kiệm online đã thành công.
Thao tác giao dịch gửi tiết kiệm online chỉ cần thực hiện trong từ 3 -5 phút, vô cùng đơn giản và tiết kiệm thời gian.
Lãi suất gửi tiết kiệm online tháng 11/2020, mức cao nhất 7,65%/năm So với tháng 10/2020, lãi suất gửi tiết kiệm online tháng 11/2020 tại các ngân hàng đã được điều chỉnh giảm. Theo đó, lãi suất huy động tiền gửi tiết kiệm hình thức trực tuyến cao nhất hiện nay đang ở mức 7,65%/năm. Tháng 11/2020, lãi suất ngân hàng tiếp tục được điều chỉnh giảm. Cũng giống như lãi suất gửi tiết kiệm...