Lái ô tô khi trời mưa dông có sấm chớp, có sợ bị sét đánh?
Để bảo đảm an toàn tuyệt đối cho người và thiết bị bên trong xe thì khi trời mưa sấm chớp, nên dừng và tấp vào lề đường chờ hết sấm chớp hãy đi.
Tuy chưa ghi nhận vụ sét đánh chết người ngồi trong ô tô nhưng không phải là không nguy hiểm
Hoạt động của sấm sét diễn ra trong lúc mưa to gió lớn đã gây ra nhiều ca chết người. Ví dụ, như năm 2016 tại Mỹ có ít nhất hơn 20 người thiệt mạng vì bị sét đánh.
Các nhà khoa học của Viện Vật lý kỹ thuật Việt Nam cho hay, xe ô tô thường được chế tạo bằng kim loại theo nguyên lý giống như một cái lồng Faraday. Ứng dụng của nó là để bảo vệ thiết bị, vật dụng hoặc con người dưới tác dụng của điện trường. Khi một vật nằm bên trong lồng, điện trường bên ngoài sẽ không thể tác dụng vào nó.
Thân xe ô tô được xem như là lồng Faraday bảo vệ tia lửa điện, sét đánh. Người đang ngồi trong xe bị sét đánh sẽ không bị ảnh hưởng. Khi bị sét đánh, dòng điện sẽ truyền xung quanh xe cho tới mặt đất, chứ không thể xâm nhập vào phía trong xe.
Tuy nhiên, theo Cơ quan An toàn sấm sét quốc gia Mỹ (NLS), hiện nay có rất nhiều người cho rằng ngồi trong xe ô tô khi trời mưa có sấm sét là tuyệt đối an toàn bởi họ căn cứ vào lý thuyết lồng Faraday nói trên, và vì lốp xe có thể cách ly sấm chớp. Song không hẳn là như vậy. Tuy chưa ghi nhận vụ sét đánh chết người ngồi trong ô tô nhưng không phải là không nguy hiểm.
Để bảo đảm an toàn tuyệt đối cho người và thiết bị bên trong xe thì khi trời mưa sấm chớp, nên dừng và táp vào lề đường, tắt máy chờ mưa tạnh
Video đang HOT
Các nhà khoa học cảnh báo, để bảo đảm an toàn tuyệt đối cho người và thiết bị bên trong xe thì khi trời mưa sấm chớp, nên dừng và táp vào lề đường, tắt máy chờ mưa tạnh, hết sấm chớp hãy đi.
Khi đã dừng xe lại và tắt máy, người ngồi trong xe nên chắp tay vào nhau, không nên chạm vào kim loại, thành xe, cửa xe, tay nắm, vô lăng, cần số… song người lái nên ra khỏi xe và trú vào nơi an toàn. Nếu để máy nổ thì sấm sét sẽ đánh trực diện, gây cháy nổ, đặc biệt là hệ thống điện.
Bốn tư thế cầm vô lăng dễ gây nguy hiểm tới tính mạng
Ngồi quá gần vô lăng, sử dụng một tay khi lái xe hay bắt chéo 2 tay là những tư thế rất dễ gây nguy hiểm cho tài xế và những người xung quanh.
Sẽ rất nguy hiểm nếu như tài xế sẽ ngồi sát vô lăng, điều này hoàn toàn có thể khắc phục được (nhất là với ghế chỉnh điện)
Ngồi quá gần vô lăng
Thông thường, khi xảy ra va chạm giữa hai xe, túi hơi an toàn sẽ bung ra. Điều đó có thể hiểu rằng, sẽ rất nguy hiểm nếu như tài xế sẽ ngồi sát vô lăng. Ở mỗi túi khí đều có chứa khí nitơ, khi gặp sự cố, khí nitơ nóng sẽ gây áp lực đẩy nắp vô lăng để giảm bớt thương tích.
Một tay lái xe, tay kia nghe điện thoại là một hình ảnh không khó gặp
Đánh lái bằng một tay
Chỉ trừ trường hợp một tay của tài xế cần thay đổi cần số hay đã mỏi suốt chặng đường dài, thì tuyệt đối không nên lái bằng một tay hay bỏ cả hai tay khi đang cầm vô lăng. Thói quen xấu này sẽ khiến tài xế dễ chủ quan và không kịp ứng phó trước tình huống bất ngờ.
Khi tay ở trạng thái bắt chéo sẽ khiến tài xế dễ kéo vô lăng ở hướng xe muốn rẽ, tài xế có thể đánh lái được một góc lớn chỉ trong thời gian ngắn
Đánh chéo tay khi vào cua
Vị trí tay bị đánh chéo khi vào cua, đồng nghĩa việc tay của tài xế sẽ đưa lên cao. Nếu có sự cố gây bung túi khí, chắc chắn lực của túi sẽ khiến tay tài xế chịu tổn thương không hề nhỏ. Mặt khác, khi tay ở trạng thái bắt chéo sẽ khiến tài xế dễ kéo vô lăng ở hướng xe muốn rẽ, tài xế có thể đánh lái được một góc lớn chỉ trong thời gian ngắn. Lực ở tay được tận dụng nhiều hơn với những xe có vô lăng nặng. Song lái xe sẽ mất thời gian để di chuyển tay và dễ mất kiểm soát xe khi có sự cố.
Cũng giống như tình huống tay bắt chéo khi ôm cua, tay của tài xế đặt quá cao khi điều khiển vô lăng sẽ tăng khả năng gặp thương tích, nếu túi hơi bung
Cầm vô lăng ở vị trí 10h và 2h
Đây là lỗi thường gặp của người lái, vị trí đặt tay này đã không còn phù hợp với các dòng xe ô tô đời mới hiện nay. Và cũng giống như tình huống tay bắt chéo khi ôm cua, tay của tài xế đặt quá cao khi điều khiển vô lăng sẽ tăng khả năng gặp thương tích, nếu túi hơi bung.
Những cách cầm vô lăng đúng và an toàn
Sử dụng vô lăng bằng hai tay: Để sử dụng tốt xe ô tô có rất nhiều ý kiến khác nhau như nên cầm vô lăng ra sao, đặt tay như thế nào?... Nhưng có một điều bất di bất dịch đó là tài xế phải điều khiển vô lăng bằng cả hai tay. Nên nắm giữ sườn ngoài của vô lăng thay vì ở phía trong. Thao tác này sẽ giúp tài xế dễ dàng kiểm soát vô lăng và phản ứng tốt hơn khi có sự cố. Và hơn hết, vai và tay sẽ được thả lỏng tự nhiên, lái xe sẽ giảm bớt sự mệt mỏi khi lái xe lâu.
Vị trí tay trái người lái nằm trong khoảng từ 7 - 9 giờ và tay phải ở khoảng 5 - 3 giờ, tài xế sẽ lái xe đạt hiệu quả tốt nhất
Cầm vô lăng ở vị trí từ 7 - 9 giờ và 5 - 3 giờ: Theo kết luận của nhiều nghiên cứu cho thấy, vị trí tay trái người lái nằm trong khoảng từ 7 - 9 giờ và tay phải ở khoảng 5 - 3 giờ, tài xế sẽ lái xe đạt hiệu quả tốt nhất. Để tay ở vị trí thấp tài xế sẽ hạn chế đánh tay lái quá trớn khiến xe ô tô quay tròn, trượt dài và lật khi có tình huống bất ngờ xảy ra. Và hơn hết, ở các loại xe vô lăng có thiết kế trang bị túi hơi, tay sẽ giảm thương tích khi lực rất lớn từ túi hơi bung ra.
Vị trí ngồi lý tưởng khi lái xe là ghế được đặt hơi ngửa ra, chân thoải mái di chuyển ở các bàn đạp và khoảng cách giữa vô lăng và ngực người lái là 25cm
Ngồi cách vô lăng 25cm: Vị trí ngồi lý tưởng khi lái xe là ghế được đặt hơi ngửa ra, chân thoải mái di chuyển ở các bàn đạp và khoảng cách giữa vô lăng và ngực người lái là 25cm. Sẽ khá khó khăn nếu lần đầu thử cầm vô lăng theo cách mới nhưng lâu dần thói quen này sẽ giúp tài xế an tâm hơn khi lái xe suốt đoạn đường dài.
Những sai lầm cơ bản của tài mới khi lùi xe Lùi xe ô tô vào 'chuồng' là một kỹ năng lái xe không hề đơn giản tiềm ẩn nhiều nguy cơ va chạm, tai nạn nếu mắc sai lầm. Không quan sát phía trước có thể dễ gây ra va chạm do mũi xe Quên không để ý phía trước Đây là lỗi thường gặp với một số tài mới khi lùi chỉ...