Lại ồ ạt gom hàng tấn cau non bán cho thương lái Trung Quốc
Chủ cơ sở các điểm thu mua cau non cho biết họ mua để bán lại cho thương lái và sau đó xuất sang Trung Quốc để nơi đây làm kẹo.
Dọc tuyến đường từ thị trấn Phong Điền đến xã Tân Thới (huyện Phong Điền, TP Cần Thơ) có nhiều điểm thu mua cau non. Từng buồng cau chất đống trong các cơ sở được nhân công lặt ra từng trái.
Người dân cặm cụi lặt từng trái cau ra khỏi buồng
Một chủ cơ sở tại xã Tân Thới cho biết: “Một ngày tôi thu mua khoảng 1 tấn cau non do người dân trong vùng và ở Hậu Giang chở lên, với giá 14.000 đồng/kg. Cau non tươi được nhân công lặt ra từng trái và sau đó chúng tôi bán lại cho thương lái, nghe nói thương lái bán cau sang Trung Quốc để làm kẹo. Họ không bán kẹo cau ở Việt Nam nhưng có lần một thương lái đem loại kẹo này cho tôi ăn, thấy nó ngọt và hơi có vị chát của cau”.
Cau được cơ sở thu gom của người dân hoặc người dân chở đến bán với giá 14.000 đồng/kg
Video đang HOT
Cách đó khoảng vài chục mét, một cơ sở thu mua cau non khác của một người phụ nữ từ Hải Phòng vào mở khá hoành tráng cách đây không lâu.
Theo nhiều nhân công làm tại đây, người này đã thuê đất để mở cơ sở. Nhân công lặt cau đa số là phụ nữ, người già và trẻ em. Bà Trần T. Ph., một nhân công, cho biết: “Bà chủ quê ở Hải Phòng vào đây mở nhiều điểm thu mua cau non lắm, có cả xe tải đi gom cau khắp các tỉnh với khoảng 4-5 tấn/ngày. Bà ấy có cả lò lớn để luộc cau rồi dụng cụ sấy cau. Nếu cau sấy bán cho thương lái có giá hơn”.
Chủ cơ sở cho biết những trái cau tươi như thế này được luộc rồi đem sấy, sau đó bán cho thương lái xuất sang Trung Quốc làm kẹo
Một cơ sở thu mua khoảng 1 tấn cau/ngày ở xã Tân Thới
Theo lời bà Ph. thì không biết chủ cơ sở bán cau cho ai nhưng nghe nói là bán sang Trung Quốc làm kẹo. Nhờ có các điểm thu mua cau mà người dân địa phương có công ăn việc làm. Một ngày gia đình bà Ph. gồm 4 người làm công việc lặt cau được khoảng 400-500 kg, được trả 400 đồng/kg.
“Tôi cũng hết tuổi lao động, có mấy đứa cháu nghỉ hè cũng sang đây lặt cau, có tiền mua gạo ăn hằng ngày”, bà Ph. nói.
Nhờ có các điểm thu mua cau nên người dân nông thôn có việc làm
Sáng 1-8, trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Nguyễn Út Em, Phó trưởng Phòng NN&PTNT huyện Phong Điền, thông tin: “Trước đây, ở huyện có 7 điểm thu mua cau. Cau trên địa bàn huyện không nhiều, các cơ sở chủ yếu đi thu gom ở các địa phương lân cận theo đặt hàng của thương lái. Theo thông tin phòng có được, cau được cơ sở sấy nguyên trái sau đó bán cho thương lái xuất sang Trung Quốc. Còn sau khi bán sang Trung Quốc họ làm gì chúng tôi không nắm”.
Trước tình hình này, Phòng NN-PTNT cũng có khuyến cáo người dân không nên ồ ạt trồng cau.
Theo Ca Linh (Người Lao động)
Cụ bà bị xích dưới gốc cây không bị bệnh tâm thần
Kết quả giám định cho thấy không đủ cơ sở kết luận bà cụ bị bệnh tâm thần. Cơ quan chức năng đã căn cứ vào nguyện vọng của gia đình, hoàn tất thủ tục đưa cụ bà vào nuôi dưỡng tại trung tâm xã hội
Ngày 24-6, ông Nguyễn Văn Lương, Trưởng phòng LĐ-TB&XH huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế, cho biết đã hoàn tất thủ tục để đưa cụ bà Nguyễn Thị Cụt (SN 1939; trú tại tổ dân phố Trạch Tả, thị trấn Phong Điền, huyện Phong Điền) vào ở tại Trung tâm Nuôi dưỡng, cung cấp dịch vụ xã hội thuộc Sở LĐ-TB-XH tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Hình bà Cụt bị xích vào gốc cây được đăng tải trên Facebook
Trước đó, như Báo Người Lao Động đã đưa tin, trên mạng xã hội Facebook thời gian qua lan truyền bức ảnh một bà cụ không mặc áo, tay bị buộc vào sợi dây vải nối với sợi xích và buộc chặt vào gốc cây. Hình ảnh một bà cụ gầy gò, bị xích vào gốc cây ở sân vườn giữa trưa nắng hè khiến nhiều người bức xúc.
Ngay khi hình ảnh này xuất hiện, UBND thị trấn Phong Điền và các cơ quan chức năng đã vào cuộc, xác minh người bị xích là bà Cụt. Theo ông Lương, ngày 22-6, kết quả giám định tại Bệnh viện Tâm thần tỉnh Thừa Thiên - Huế cho thấy bà Cụt bị bệnh đãng trí do tuổi già, không đủ cơ sở khẳng định bị bệnh tâm thần. Do hoàn cảnh gia đình, nguyện vọng người thân nên chính quyền huyện Phong Điền đã làm thủ tục đưa bà Cụt vào chăm sóc tại trung tâm. Đồng thời, đang tiến hành các thủ tục để bà Cụt được hưởng chế độ khuyết tật đặc biệt .
Bà Cụt là vợ đầu của ông Võ Văn Lụa (SN 1944), sinh sống chung với người vợ 2 của ông này trong căn nhà nhỏ ven sông Ô Lâu và thuộc hộ nghèo. Bà có 4 người con nhưng 3 người đã chết, người con gái còn lại hiện cũng bị bệnh tâm thần, đang điều trị tại bệnh viện.
Cách đây hơn 1 tháng, cháu ngoại của bà Cụt đột ngột qua đời khiến cho bệnh tình của bà càng trầm trọng hơn. Ông Lụa cho biết khoảng 2 năm trở lại đây, bà Cụt thường bỏ nhà đi lang thang, phá phách và có biểu hiện tâm thần. Ông cũng thừa nhận mình là người sai bảo cháu dâu đưa bà Cụt ra sau vườn nhà, xích ở gốc cây với ý định cho mát, không phá đồ đạc.
Theo Q.Nhật
Người lao động
Tường trình của người chồng xích vợ ở gốc cây Người chồng thừa nhận hình ảnh người phụ nữ bị xích vào gốc cây lan truyền trên mạng những ngày qua là vợ của mình. Người phụ nữ này có dấu hiệu bị bệnh tâm thần hay phá phách, do trưa nắng nên ông bảo đứa cháu đưa bà ra xích ở dưới gốc cây cho mát. Sáng 22.6, Phòng Lao động -...