Lại liên kết đào tạo quốc tế không phép
Trước nhu cầu học chương trình quốc tế ngày càng cao, không chỉ các trường đại học (ĐH) cao đẳng (CĐ) mà cả trường trung cấp (TC), Hội khoa học cũng bước vào lĩnh vực liên kết đào tạo này. Đáng nói là nhiều chương trình chưa được cấp phép mà vẫn chiêu sinh.
Trên website tiếng Việt của University of Business and International Studies – UBIS (Trường ĐH Kinh doanh quốc tế Thụy Sĩ) không hề có thông tin mở lớp đào tạo tại Việt Nam hay liên kết với đơn vị khác để giảng dạy, mà chỉ có đại diện tư vấn chương trình của UBIS tại Việt Nam là Trung tâm nghiên cứu quản lý và phát triển doanh nghiệp – BDM (tòa nhà Waseco ABC, đường Phổ Quang, Q.Tân Bình) thuộc Hội Khoa học kinh tế và quản lý TP.HCM.
Trong vai một người tốt nghiệp cử nhân quản trị kinh doanh, đang tìm hiểu chương trình học MBA (thạc sĩ quản trị kinh doanh) của UBIS, chúng tôi được một nhân viên của BDM tư vấn có 2 lớp khác nhau.Nếu đáp ứng yêu cầu tiếng Anh thì có lớp học bằng tiếng Anh.Nếu không, có lớp song ngữ, giảng viên nước ngoài và có phiên dịch.Cả hai lớp đều có thời gian học trong vòng 15 tháng và cùng mức học phí 6.000 USD/khóa.Học viên sẽ học tại trụ sở của BDM, thông thường vào các buổi cuối tuần.
Ảnh minh họa
Trên website của Trường TC Kỹ thuật và công nghệ Cửu Long có đăng thông tin tuyển sinh liên thông với Trường ĐH Arellano (Philippines) các ngành dược, điều dưỡng, xét nghiệm, vật lý trị liệu và phục hồi chức năng. Theo đó, ĐH Arellano sẽ nhận học sinh tốt nghiệp Trường TC Kỹ thuật và công nghệ Cửu Long, học thêm 2 năm sáu tháng (trong đó 6 tháng học tiếng Anh) để lấy bằng cử nhân quốc tế hoặc học sinh tốt nghiệp THPT do Trường TC Kỹ thuật và công nghệ Cửu Long giới thiệu để học chương trình cử nhân quốc tế thời gian 4 năm 6 tháng (có 6 tháng tiếng Anh). Sau khi hoàn thành chương trình cử nhân, sinh viên có thể thi tuyển để học tiếp lấy bằng bác sĩ đa khoa với thời gian khoảng 3 năm. Trường cũng đã tiến hành các hoạt động như gửi giáo viên tập huấn tại Philippines, thông báo học sinh nào đăng ký sẽ đóng học phí năm đầu tiên tại trường…
Video đang HOT
Theo tìm hiểu của chúng tôi, Trường TC Kỹ thuật và công nghệ Cửu Long mới chỉ xin giấy phép của Sở GD-ĐT về liên kết với Trường ĐH Arellano để đào tạo cấp chứng chỉ quốc tế ngành điều dưỡng (học từ 6 tháng đến 1 năm). Ông Võ Công Tâm, Phó phòng Giáo dục chuyên nghiệp và ĐH, Sở GD-ĐT TP.HCM, cho biết: “Về hoạt động liên kết cấp bằng cử nhân quốc tế dù học trong nước hay ở nước ngoài thì trường cũng phải xin phép Bộ GD-ĐT”. Trong khi đó ông Phạm Minh Tân, Hiệu trưởng Trường TC Kỹ thuật và công nghệ Cửu Long, cho rằng: “Chúng tôi mới chỉ báo cáo với Sở GD-ĐT TP.HCM cách đây khoảng một tháng. Chúng tôi nghĩ là mình chỉ gói gọn trong hoạt động tư vấn du học chứ không liên kết đào tạo gì hết nên cũng không xin phép.Học sinh muốn du học trường nào thì trực tiếp liên hệ với trường đó”.
Trong Danh mục các chương trình liên kết đào tạo đã được Bộ GD-ĐT phê duyệt (cập nhật đến 24.9.2013), cả 2 chương trình trên đều không có trong danh sách này. Theo một lãnh đạo của Bộ, bất kỳ đơn vị nào (trong đó có Hội khoa học), nếu liên kết đào tạo với một đơn vị quốc tế đều phải thông qua Cục Đào tạo nước ngoài của Bộ GD-ĐT.
Theo TNO
Liên kết vùng kinh tế của Việt Nam vừa thiếu, vừa yếu
Theo Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, liên kết vùng kinh tế của Việt Nam hiện còn yếu và các địa phương chưa tận dụng được tiềm năng liên kết với nhau để tạo sức mạnh.
"Các tỉnh Tây Bắc, ở đâu cũng có khoáng sản nhưng lại tập trung nhỏ lẻ, nếu không có cơ chế liên kết thì không khai thác được. Vì vậy, các đồng chí hãy trải lòng ra hết, cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm để đạt được kết quả tốt nhất", Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng ban chỉ đạo Tây Bắc phát biểu tại hội nghị giao ban giữa 3 vùng kinh tế chiến lược Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam bộ được tổ chức ở TP HCM sáng 14/9.
Theo ông Trần Hồng Quang, Viện phó Chiến lược phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), để nâng cao hiệu quả đầu tư, tránh dàn trải, lãng phí, cạnh tranh không lành mạnh giữa các địa phương, từ năm 2004 Thủ tướng đã thành lập tổ chức điều phối phát triển các vùng kinh tế trọng điểm; ban hành quy chế phối hợp giữa các Bộ, ngành và địa phương đối với các vùng kinh tế trọng điểm.
Các Trưởng ban chỉ đạo Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam bộ chủ trì hội nghị giao ban công tác liên kết vùng kinh tế sáng nay tại TP HCM. Ảnh: Hữu Công
Tuy nhiên, sau 10 năm thành lập, đến nay sự phối hợp các địa phương còn mang tính hình thức, thiếu các cơ chế hiệu quả để tạo sự liên kết.
"Các địa phương vì nhiệm vụ tăng trưởng nên cạnh tranh với nhau trong thu hút đầu tư, xây dựng các khu, cụm công nghiệp. Nhiều địa phương vẫn muốn duy trì cơ cấu sản xuất toàn diện và khép kín", ông Quang đánh giá.
Một nguyên nhân nữa mà vị Viện phó chỉ ra là tổ chức, hoạt động của các ban chỉ đạo chưa tạo điều kiện thuận lợi cho việc liên kết, điều phối phát triển vùng. Chẳng hạn như ban chỉ đạo Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ hiện kết hợp các nhiệm vụ quốc phòng - an ninh với nhiệm vụ kinh tế - xã hội. Chưa xác định cụ thể nội dung, phương pháp phối hợp giữa các ban với các địa phương trên địa bàn và với các bộ, ngành.
Bên cạnh đó, hiệu lực của công tác điều phối tại các vùng kinh tế trọng điểm chưa cao. Các tổ chức điều phối không nắm nguồn lực, không có quyền quyết định đầu tư, phát triển mà chỉ có trách nhiệm tư vấn cũng là nguyên nhân khiến sự liên kết của vùng kinh tế chưa hiệu quả.
Trước tình hình đó, để nâng cao hiệu quả liên kết giữa các địa phương, ông Quang đề nghị cần phải xem xét lại cơ chế phân cấp giữa Trung ương và địa phương và chức năng nhiệm vụ của chính quyền địa phương. Đồng thời, kiện toàn nhân lực của các ban chỉ đạo và đổi mới quy chế phối hợp.
Đóng góp ý kiến tại hội nghị, Trưởng ban kinh tế Trung ương Vương Đình Huệ cho rằng "đây là vấn đề bức thiết" vì hiện nay mô hình liên kết kinh tế cấp tỉnh là chính, liên kết vùng còn rất yếu. Tuy nhiên, khi xây dựng chương trình cần phải phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các nước cũng như quy hoạch của từng ngành. Đồng thời, các ban chỉ đạo phải thực sự là những người nhạc trưởng để điều hành cả vùng. "Về phương thức liên kết vẫn phải bám vào mô hình &'4 nhà' là nhà quản lý, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học và nhà nông", ông Huệ nêu quan điểm.
Trong khi đó, Phó thủ tướngng Vũ Văn Ninh, Trưởng ban chỉ đạo Tây Nam bộ cho biết, liên kết vùng sẽ phải có một số nội dung bắt buộc là liên kết giữa các tỉnh, các vùng, thậm chí là các nước. "Hiện nhiều địa phương đã ký kết các chương trình tự liên kết rất mạnh, nhưng có vấn đề không thể tự liên kết như xử lý môi trường sông Đồng Nai, sông Cầu... Vì vậy, nội dung liên kết vùng cần đề ra trong tất cả các lĩnh vực, kinh tế, xã hội, doanh nghiệp, nông dân, xử lý môi trường", Phó thủ tướng nói.
Hữu Công
Theo VNE
Nga giúp Việt Nam xây dựng trung tâm huấn luyện tàu ngầm "độc" nhất thế giới Ngày 21/07 vừa qua, trang mạng "Tiếng nói nước Nga" đã đăng tải thông tin, căn cứ Cam Ranh của hải quân Việt Nam, sẽ xây dựng một trung tâm huấn luyện mô hình tàu ngầm số hóa độc nhất vô nhị trên thế giới. Theo ông Vladimir Khoroshev - đại diện của Liên hiệp sản xuất khoa học Avrora, trung tâm huấn...