Lại kiến nghị bỏ thi tuyển sinh đại học
Chiều ngày 9.1, Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập Việt Nam tổ chức hội thảo góp ý cho dự thảo quy định về tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy giai đoạn 2014 – 2016 của Bộ GD-ĐT.
Ông Trần Xuân Nhĩ, Phó chủ tịch Hiệp hội cho biết: Để các trường CĐ, ĐH có được quyền tự chủ tuyển sinh thật sự ngay từ mùa tuyển sinh năm 2014, Hiệp hội sẽ có công văn kiến nghị với Bộ GD-ĐT 5 vấn đề.
Một trong vấn đề mà Hiệp hội kiến nghị là Bộ không nên bắt từng trường phải trình duyệt đề án tuyển sinh thì mới công nhận quyền tự chủ tuyển sinh của họ vì tự chủ trong tuyển sinh là quyền đương nhiên của tất cả các cơ sở giáo dục ĐH. Bộ chỉ cần đưa ra các quy định về công tác tuyển sinh và chỉ thực hiện hậu kiểm như việc cho tự chủ chỉ tiêu tuyển sinh đã được thực hiện từ năm 2011.
Ông Nhĩ cho rằng: Trong điều kiện Việt Nam hiện nay, phần lớn các cơ sở giáo dục ĐH do quy mô tuyển sinh nhỏ, đơn ngành… nên thường gặp khó trong việc chuẩn bị đề thi nhưng lại hoàn toàn đủ năng lực để thực hiện công việc xét tuyển. Do đó Bộ nên xem xét tuyển (hoặc xét tuyển kết hợp với thi tuyển hạn chế) là phương thức tuyển sinh chủ yếu để giúp các trường nhanh chóng thể hiện quyền tự chủ tuyển sinh của mình chứ không coi việc tuyển sinh là kỳ thi như quy định của dự thảo.
Ảnh minh họa
Video đang HOT
Đồng thời Bộ GD-ĐT cần công bố ngay quy định quốc gia về trình độ đầu vào tối thiểu của các cơ sở giáo dục ĐH. Tất cả những ai đạt được chuẩn này đều đủ điều kiện để được tiếp nhận vào các cơ sở giáo dục ĐH, còn điều kiện để thí sinh được vào học tại một trường cụ thể (căn cứ xét tuyển, điểm xét tuyển, nội dung thi, các kỳ thi bổ sung, kết quả học lực phổ thông, hạnh kiểm, năng lực xã hội…) thì phải dành cho các trường tự quyết định và tự công bố công khai, tuỳ theo đặc điểm ngành nghề và thương hiệu của mình, Bộ không nên can thiệp quá sâu. Chính điều đó mới thể hiện quyền tự chủ tuyển sinh thực sự của các cơ sở giáo dục ĐH, theo đúng tinh thần của Điều 34 luật Giáo dục đại học.
Hiệp hội cũng kiến nghị: Bộ chỉ nên xem kỳ thi chung do Bộ tổ chức (cả hiện nay cũng như sau này) như là một dịch vụ công ích cần thiết để hỗ trợ cho các cơ sở giáo dục ĐH, giúp họ thể hiện quyền tự chủ tuyển sinh của mình. Do đó, tất cả các cơ sở giáo dục ĐH phải được quyền hưởng dịch vụ công ích này, tức là phải được quyền sử dụng hoàn toàn, sử dụng một phần hay không sử dụng các kết quả của kỳ thi đó. Bộ không nên ép các trường nếu muốn sử dụng các kết quả của kỳ thi chung thì phải đăng ký với Bộ và phải chấp nhận “luật chơi riêng” là điểm sàn và khối thi của Bộ (bỏ điểm sàn và không phải xét tuyển theo khối thi – NV). Bộ cũng không nên tuyên bố sẽ chấm dứt chức năng trên từ sau năm 2016.
Đặc biệt, Hiệp hội kiến nghị với Bộ cần sớm nhập hai kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng làm một (bỏ kỳ thi đại học và chỉ dùng kết quả thi tốt nghiệp phổ thông để xét tuyển đại học – NV), thực hiện trao quyền tự chủ tuyển sinh cho các cơ sở giáo dục ĐH.
Theo TNO
Nguyên Thứ trưởng Bộ GD kiến nghị bỏ thi đại học
Đây là một trong bốn vấn đề lớn mà nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Trần Xuân Nhĩ Hiệp trình Phó thủ tướng Vũ Đức Đam.
Vừa qua, PGS Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng Bộ GD - ĐT, chủ tịch Liên minh vì giáo dục cho mọi người Việt Nam (VCEFA) đã tổ chức hội thảo về đổi mới căn bản giáo dục Việt Nam.
Những ý kiến tâm đắc nhất của buổi hội thảo đã được tập hợp và trình Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, với kỳ vọng chính phủ sẽ có chỉ đạo ráo riết nhất về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo trong thời gian tới.
PGS Trần Xuân Nhĩ - nguyên Thứ trưởng Bộ GD - ĐT (Ảnh: Xuân Trung).
Trong đó, vấn đề đang được dư luận quan tâm hiện nay đó là kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ cũng được đề cập rất cụ thể.
Bản kiến nghị trình Phó thủ tướng Vũ Đức Đam có nêu: "Các học sinh học hết THPT với các môn đạt từ điểm trung bình trở lên, đạo đức từ khá trở lên, các hoạt động kỹ năng sống đạt yêu cầu được cấp chứng chỉ.
Chứng chỉ này có giá trị đăng ký học THPT có nghề, trung học nghề và dự thi kỳ thi tốt nghiệp phổ thông quốc gia. Những học sinh tham dự kỳ thi này sẽ được cấp bằng và được đăng ký vào học các trường đại học, cao đẳng (cách tổ chức như thế này có thể thực hiện ngay năm 2014 hoặc chậm là 2015)".
Đối với tuyển sinh ĐH, CĐ, nguyên Thứ trưởng Bộ GD - ĐT cho rằng các trường cần được quyền tự chủ tuyển sinh theo chỉ tiêu Bộ giao dựa trên khả năng (cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ giảng dạy) theo phương thức xét tuyển, xét tuyển kết hợp với thi tuyển hoặc tổ chức thi tuyển. Điều này có thể thực hiện ngay năm học 2014-2015 nếu Bộ tập trung tổ chức thi tốt nghiệp THPT 2013-2014 có chất lượng.
Ông cũng cho rằng Bộ GD - ĐT không nên tổ chức hai kỳ thi trong một mùa hè (tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ) vừa tốn kém, nặng nề, vừa không phù hợp với luật đại học và Nghị quyết 29/NQTW.
Ngoài ra, văn bản còn đề cập nhiều vấn đề then chốt cần được đổi mới của giáo dục như chương trình, sách giáo khoa, đào tạo giáo viên.
Hiện tại, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đã gặp và trao đổi với nguyên Thứ trưởng Bộ GD - ĐT Trần Xuân Nhĩ về kiến nghị này.
Theo TNO
Hà Nội kiến nghị dừng hoạt động hai đại học Đoàn kiểm tra liên ngành của Hà Nội vừa kiến nghị lên Bộ GD-ĐT dừng hoạt động của ĐH Công nghệ và Quản lý Hữu Nghị và ĐH Quốc tế Bắc Hà. Ngày 26/11, Đoàn kiểm tra liên ngành của UBND thành phố Hà Nội có văn bản báo cáo hàng loạt sai phạm của 20 cơ sở đào tạo; liên kết đào...