Lai Châu thiếu 547 giáo viên, nhiều nhất là tiếng Anh
Trong 2 ngày 27 – 28/8, đoàn công tác của Bộ GD-ĐT do Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ dẫn đầu đã có chuyến khảo sát về công tác chuẩn bị năm học mới trên địa bàn tỉnh Lai Châu, đồng thời thăm và tặng quà các trường học trong tỉnh.
Tại buổi làm việc với UBND tỉnh Lai Châu về công tác chuẩn bị năm học mới, ông Đinh Trung Tuấn, Giám đốc Sở GD-ĐT Lai Châu đã báo cáo về công tác chuẩn bị năm học mới 2018 – 2019 trên địa bàn tỉnh và nêu lên những khó khăn mà ngành GD-ĐT đang gặp phải.
Cụ thể, Lai Châu đang thiếu 547 giáo viên ở cả 3 cấp học, trong đó thiếu nhiều nhất là giáo viên dạy Tiếng Anh. Khi thực hiện Nghị quyết 19-NQ/TW 2017 về nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập, tỉnh gặp khó khăn khi sắp xếp các cán bộ quản lí, dôi dư số nhân viên phục vụ và nhân viên thư viện.
Một số trường sau khi sáp nhập có quy mô lớn, số điểm trường nhiều, địa bàn quản lí rộng nên khó khăn trong công tác quản lí, chỉ đạo.
Trong chuyến công tác, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ đã đến tặng quà cho các nhà trường, các thầy cô trên địa bàn tỉnh Lai Châu với phần quà là các bộ SGK và các bộ máy tính.Ảnh: Bộ GD-ĐT cung cấp
Để chuẩn bị cho năm học mới, ngành GD-ĐT tỉnh đã cơ bản đáp ứng về cơ sở vật chất trường lớp, sách giáo khoa, thiết bị giảng dạy. Tuy nhiên nhiều trường học đã xuống cấp cần sửa chữa, nhiều thiết bị dạy học cần được thay thế, bổ sung.
Video đang HOT
Sau đợt mưa lũ lịch sử liên tiếp trong 3 tháng 6, 7, 8 trên địa bàn, ngành GD-ĐT tỉnh đã bị thiệt hại nặng nề. Có 23 trường học bị ảnh hưởng bởi mưa lũ tại các huyện. Hầu hết các trường bị hư hỏng tường rào và các tài sản. Đặc biệt, điểm trường Phìn Khò thuộc Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Mù Cả bị cuốn trôi, thiệt hại khoảng gần 1,5 tỉ đồng. Sau đợt lũ, có 11 gia đình giáo viên bị thiệt hại về tài sản, 11 giáo viên và học sinh bị chết và mất tích.
Sở GD-ĐT cùng Công đoàn ngành đã khẩn trương khắc phục hậu quả sau mưa lũ để chuẩn bị cho năm học mới, tổ chức thăm hỏi, động viên các gia đình nhà giáo, học sinh bị chết, mất tích, bị thương, sập nhà, mất tài sản do mưa lũ gây ra.
Lãnh đạo Sở GD-ĐT Lai Châu cũng đề nghị Bộ GD-ĐT kiến nghị với Chính phủ bổ sung đối tượng thụ hưởng chính sách hỗ trợ học sinh các xã vùng II thuộc hộ nghèo được hưởng chính sách hỗ trợ; hỗ trợ tiền ăn trưa cho trẻ nhà trẻ; bố trí đầu tư các công trình vệ sinh đạt chuẩn theo quy định…
Chia sẻ những khó khăn mà ngành GD-ĐT Lai Châu đang gặp phải trước thềm năm học mới, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ mong muốn các thầy cô giáo, học sinh phấn đấu, nỗ lực khắc phục khó khăn, thực hiện tốt các chính sách để thu hút được học sinh đến trường, đảm bảo duy trì sĩ số, tăng tỉ lệ chuyên cần và từng bước nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ đã đến tặng quà cho các nhà trường, các thầy cô trên địa bàn tỉnh Lai Châu với phần quà là các bộ SGK và các bộ máy tính.
Thanh Hùng – Vân Anh
Theo vietnamnet
Kỳ nghỉ hè đặc biệt
17 tuổi, Minh Quân đã có 6 năm làm "giáo viên" tại các trung tâm thiện nguyện, trường học. Hai môn yêu thích của Quân là tin học và tiếng Anh.
Quân dạy thuật toán tại Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Nha Trang) - ẢNH: NVCC
Đây là hai môn mà "thầy giáo" được các trung tâm đặt hàng giảng dạy nhiều nhất.
Du học Mỹ theo học bổng của Trường trung học Mount Michael Benedictine School tại Nebraska (Mỹ) từ giữa năm lớp 9, đến nay chuẩn bị qua lớp 12, mỗi dịp hè, Nguyễn Hoàng Minh Quân lại trở về VN "đứng lớp" làm giáo viên dạy tiếng Anh cho học sinh khiếm thính. Với Quân, mùa hè đi dạy ở khắp nơi cũng là một cách đi chơi, trải nghiệm. "Mình nghĩ đó là cách giúp học sinh khiếm thính hòa nhập cộng đồng, giúp các bạn tiếp cận những kiến thức yêu thích".
Tiếng Anh là ngôn ngữ Quân rất tự tin, nhưng khi đi dạy cho học sinh khiếm thính, Quân phải học thêm ngôn ngữ ký hiệu để có thể giao tiếp. "Thầy" Quân dạy chủ yếu tiếng Anh lớp 9, nhưng lâu lâu thiếu giáo viên các lớp 6, 7 hay 8 thì Quân được huy động để dạy thế.
"Ở Mỹ, Quân vẫn làm gia sư thường xuyên, nên khi về đây gặp học sinh khiếm thính không có gì bỡ ngỡ cả. Quân cố gắng truyền niềm đam mê học cho học sinh khiếm thính có cơ hội sống tốt hơn sau này. Những bạn được giúp đỡ thấy tin yêu hơn vào cuộc sống vì có nhiều người dang tay ra chào đón mình", Quân chia sẻ.
Trước đó, trong những năm ở THCS, Quân cũng tham gia nhiều cuộc thi lập trình, thiết kế robot... Quân đã đoạt giải nhất trong cuộc thi thiết kế robot cho học sinh THCS năm 2015, giải bạc trong cuộc thi Olympic toán học khu vực châu Á - Thái Bình Dương tại Singapore 2016, nhận được học bổng của trường trung học ở Mỹ.
Trong những năm ở Mỹ, Quân liên tục tham dự các cuộc thi và giành được nhiều học bổng của trường đại học cho các môn toán, vật lý. Quân còn tham gia nhiều dự án cùng với thầy cô. "Đừng nghĩ đi du học dễ, mình phải tự nghiên cứu rất nhiều, lên lớp gặp giáo viên để hỏi những thắc mắc của mình về bài học, nhờ thầy cô tư vấn thêm về tài liệu. Mình nên chủ động làm quen với các giảng viên để xin làm các dự án nghiên cứu, việc này rất tốt cho mình khi lên đại học", Quân chia sẻ.
Vì luôn lo xa, tìm hiểu trước về các môn học bổ sung cho ngành học của mình trong tương lai, vừa tự nghiên cứu, vừa tìm thầy học thêm về lập trình, thuật toán. Sau một năm học về thuật toán, Quân lên kế hoạch về VN dạy lại học sinh không có điều kiện học kiến thức mới.
Học ở Mỹ, quan tâm nhiều đến công nghệ, Minh Quân quan tâm nhiều đến thuật toán và thấy được tương lai của ngành này: "Thuật toán chia làm hai mảng, vừa là code về web và giao diện, mảng còn lại dùng để xử lý bên trong khi thiết kế. Ứng dụng hiện nay của thuật toán tập trung vào phần xử lý bên trong, giúp giải quyết các vấn đề nhanh hơn, ứng dụng thuật toán trong AI (Intelligent Artificial), chế tạo robot, xử lý số liệu, thiết kế phần mềm... Ở Mỹ hiện nay mức lương của nhân viên thiết kế trung bình 300.000 USD/năm. Nhiều số liệu cho thấy tương lai người ta phải biết về thuật toán giống như mình biết dùng Word, Excel hiện nay".
Trong suốt 10 tuần ở VN, Quân cho rằng đây là kỳ nghỉ hè đặc biệt. Quân dành thời gian đi dạy cho học sinh ở trường khiếm thính, đi dạy cho học sinh về thuật toán. Nhiều năm xa nhà, cậu có thể chăm sóc bản thân, tự hoạch định kế hoạch tương lai cho mình, nhưng vẫn luôn thèm bữa cơm do mẹ nấu. "Cơm mẹ nấu là ngon nhất, vị nhà làm mình không thể nào bắt chước được. Mẹ Quân nấu cơm tấm là số một", Quân chia sẻ.
Theo thanhnien.vn
Xã hội hóa giáo dục giữa lòng Trường Sơn Tây Một trong những công việc chuẩn bị cơ sở vật chất cho năm học mới ở Trường Tiểu học Hướng Phùng (huyện Hướng Hóa, Quảng Trị) là tu bổ lại mô hình mô phỏng địa đạo Vịnh Mốc trong khuôn viên nhà trường. Lễ tưởng niệm sự kiện Gạc Ma tại mô hình mô phỏng sự kiện Gạc Ma của thầy và trò...