Lai Châu: Học sinh ở 132 trường được nghỉ học vì trời rét đậm, rét hại
Trước tình hình thời tiết lạnh giá, nền nhiệt xuống quá thấp, hơn 130 trường trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã bố trí cho học sinh nghỉ học.
Tính tới 16h30 ngày 10/1, 132 trường học trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã được bố trí lịch nghỉ học vào ngày 11/11, trong đó có 59 trường mầm non, 49 trường tiểu học, 32 trường THCS và 1 trường THPT. Các trường này nằm trên 8 huyện và thành phố gồm Mường Tè, Nậm Nhùn, Sìn Hồ, Phong Thổ, Tam Đường, Tân Uyên, Than Uyên và thành phố Lai Châu.
Theo ông Đinh Trung Tuấn, Giám đốc sở Giáo dục & Đào tạo tỉnh Lai Châu, sở đã yêu cầu các đơn vị quản lý và trường học chủ động kiểm tra, sửa chữa cơ sở vật chất trường lớp, đảm bảo việc dạy và học cho học sinh. Bên cạnh đó, các trường cũng được yêu cầu tăng cường thuốc, thường xuyên kiểm tra sức khỏe học sinh, đồng thời hạn chế các hoạt động ngoài trờ để đảm bảo sức khỏe cho các em trong những ngày thời tiết lạnh, buốt giá.
Để đảm bảo sức khỏe cho học sinh trong tình hình thời tiết rét đậm rét hại, 132 trường trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã bố trí cho các em nghỉ học ngày 11/11. Ảnh minh họa
Vào hôm 9/1 vừa qua, sở cũng đã gửi công văn tới các phòng Giáo dục & Đào tao cũng như các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh, đề nghị tăng cường các biện pháp phòng, chống rét đậm, rét hại, bảo đảm sức khỏe cho các học sinh.
Theo công văn này, các đơn vị và nhà trường có thể căn cứ vào tình hình thời tiết ở địa phương, cơ sở vật chất và chất lượng trường lớp để linh hoạt, chủ động trong việc bố trí lịch học cho học sinh. Trong trường hợp thời tiết quá khắc nghiệt, các đơn vị và trường học có thể cho học sinh nghỉ học. Lịch dạy và học bù cần được bố trí phù hơp, đảm bảo kế hoạch thời gian năm học, tránh dạy dồn tiết và cắt xén chương trình.
Video đang HOT
Đối với những trường học có học sinh bán trú, nhà trường cần kiểm tra, rà soát và bổ sung chăn, áo ấm cho các em, đảm bảo chỗ ngủ kín đáo và ấm áp. Trong khi đó, các trường mần non và tiểu học cần phải có nước ấm để phục vụ và chăm sóc các em, đồng thời đảm bảo chế độ dinh dưỡng cũng như khẩu phần ăn hợp lý trong những ngày thời tiết lạnh giá, nhiệt độ xuống thấp.
Rét đậm, rét hại: Các địa phương khẩn trương chống rét cho học sinh
Thời tiết miền Bắc đang trong những ngày rét buốt cao điểm. Các địa phương, cơ sở giáo dục tăng cường các biện pháp chống rét, bảo vệ sức khoẻ cho học sinh.
Ảnh minh hoạ (nguồn: Internet)
Tại Lai Châu , ngay từ đầu mùa lạnh, Sở GD-ĐT đã chỉ đạo các nhà trường chủ động theo dõi dự báo thời tiết, nhiệt độ thực tế hướng dẫn biện pháp phòng, chống rét cho HS; nhắc nhở các em mặc đủ ấm khi đến trường cũng như ở bán trú. Sắm sửa các trang thiết bị như: máy sưởi, rèm cửa, màn... hoặc có thể khi cần đốt lửa sưởi ấm cho HS.
Tại Thái Nguyên ,trước tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, Sở GD-ĐT tỉnh đã chỉ đạo các đơn vị, trường học, đặc biệt là khối các trường mầm non chủ động triển khai các biện pháp phòng chống rét để giữ ấm cho trẻ; tuyên truyền cho học sinh mặc ấm trước khi tới trường; đồng thời điều chỉnh lịch học phù hợp với điều kiện thời tiết của từng ngày.
Theo dự báo, rét đậm, rét hại còn kéo dài, nhiệt độ trong những ngày tới có thể giảm sâu. Vì vậy, đề nghị các bậc phụ huynh cần thường xuyên theo dõi tình hình thời tiết, nếu nhiệt độ giảm xuống dưới 10 độ C với bậc học mầm non, tiểu học và dưới 7 độ C với bậc học THCS thì chủ động cho học sinh nghỉ học, đồng thời các trường học cũng cần chủ động xây dựng kế hoạch để kịp thời thông báo lịch học đến các bậc phụ huynh.
Để giữ ấm cho học sinh khi đến trường, thời gian qua, các trường học trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã tích cực phối hợp, tuyên truyền đến các bậc phụ huynh mặc ấm cho con em mình khi đến lớp. Đối với học sinh bán trú, việc đảm bảo đủ dinh dưỡng cho các em trong khẩu phần ăn cũng được các trường đặc biệt quan tâm.
Để chủ động ứng phó với các đợt thiên tai, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai yêu cầu các tỉnh Bắc Bộ, Trung Bộ tăng theo dõi sát thông tin về không khí lạnh, rét đậm, rét hại để thông báo đến chính quyền các cấp, đặc biệt là người dân vùng cao để chủ động phòng chống.
Tập trung chỉ đạo triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn cho người già, trẻ nhỏ, học sinh, khách du lịch, nhất là tại các trường nội trú. Trong đó, hạn chế hoạt động dưới trời lạnh, mặc đủ ấm, không dùng bếp than để sưởi ấm trong phòng kín; căn cứ tình hình thời tiết cụ thể tại địa phương chủ động cho học sinh nghỉ học.
Thời tiết năm nay được dự báo sẽ trải qua một mùa Đông khắc nghiệt với những diễn biến bất ngờ. Vì vậy, các địa phương miền Bắc, trong đó có Hà Nội đã yêu cầu các nhà trường triển khai các giải pháp nhằm bảo đảm sức khỏe và phòng, chống rét cho học sinh, đặc biệt là các trường học vùng nông thôn, miền núi, lớp điểm lẻ.
Sở GD-ĐT Sở yêu cầu các đơn vị đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, kiểm tra và sửa chữa kịp thời các phòng học, phòng học chức năng, phòng bán trú, phòng ăn... đảm bảo tránh gió lùa, đủ ánh sáng và giữ ấm cho học sinh. Đối với các trường mầm non cần đảm bảo có nước ấm để chăm sóc và phục vụ các cháu.
Với các trường có tổ chức bán trú, cần đặc biệt quan tâm đảm bảo đủ thức ăn và thực phẩm sạch, chế độ ăn hợp lý, cơm, thức ăn, nước uống nóng sốt; chỗ nghỉ trưa ấm áp; chuẩn bị đủ cơ số thuốc theo quy định phục vụ công tác y tế học đường.
Sở cũng yêu cầu các đơn vị, nhà trường không tổ chức các hoạt động tập trung học sinh ngoài trời trong những ngày rét đậm, rét hại. Nhà trường phối hợp cha mẹ học sinh quan tâm, nhắc nhở học sinh mặc đủ ấm.
Trong những ngày rét đậm, căn cứ điều kiện thời tiết mỗi vùng, các trường có thể điều chỉnh thời gian học, sao cho học sinh không phải đến trường quá sớm. Trường hợp học sinh đến muộn vì lý do thời tiết, cần giải quyết để học sinh không phải nghỉ học.
Ảnh minh hoạ (nguồn: Internet)
Cùng với việc tăng cường các biện pháp giữ ấm cho học sinh, thông qua các tiết sinh hoạt cuối tuần, giáo dục ngoài giờ lên lớp lồng ghép vào giờ học chính khóa học tuyên truyền, hướng dẫn HS phòng chống một số bệnh thường gặp vào mùa đông. Bộ phận y tế học đường chuẩn bị thuốc phục vụ công tác điều trị các bệnh thường mắc vào mùa đông.
Các địa phương đều quy định không bắt buộc học sinh phải mặc đồng phục vào những ngày quá rét. Hạn chế các hoạt động vui chơi ngoài giờ và dạy học ngoại khóa ngoài trời. Đối với các trường thực hiện công tác bán trú, Sở GD-ĐT chỉ đạo tăng cường biện pháp giữ ấm, chú trọng chất lượng bữa ăn, thức ăn phải đủ dinh dưỡng và được giữ ấm.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, từ chiều 7/1, không khí lạnh mạnh đã ảnh hưởng đến phía Đông Bắc Bộ và một số nơi ở phía Tây Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
Dự báo, ở Bắc Bộ có mưa, mưa nhỏ; từ đêm 7/1, ở các tỉnh Trung Bộ có mưa, mưa vừa, có nơi mưa to.
Trong những ngày tới, ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời rét đậm, rét hại (trọng tâm rét hại tập trung ở các tỉnh Lào Cai, Tuyên Quang, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn) với nhiệt độ thấp nhất 7-10 độ C, vùng núi 4-7 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 0 độ C.
Khả năng xảy ra mưa tuyết, băng giá ở vùng núi cao. Đây là lần đầu tiên trong mùa đông năm nay, cơ quan khí tượng cảnh báo có mưa tuyết. Khu vực có khả năng cao nhất là vùng núi cao thuộc các tỉnh Lào Cai, Lai Châu.
Những người thầy nuôi dạy học sinh bán trú ở vùng biên Với đặc thù là tỉnh vùng cao biên giới còn nhiều khó khăn, nhưng các thầy cô giáo ở những điểm trường tại huyện Mường Tè (Lai Châu) luôn nỗ lực vượt khó để nuôi dạy học sinh bán trú. Bữa ăn bán trú của các em học sinh Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Thu Lũm, huyện Mường Tè...