Lách quy định, nhiều trường chia nhỏ các khoản để lạm thu
VOV.VN – Tại Hà Nội, nhiều phụ huynh cho biết, năm nay để lách quy định, nhiều trường đã chia nhỏ các khoản đóng góp ra thành nhiều đợt.
Năm nào cũng vậy, cứ sau lễ khai giảng, các trường lại tổ chức họp phụ huynh để phổ biến việc triển khai nhiệm vụ năm học mới và thông báo các khoản thu chi đầu năm. Đây cũng là vấn đề nóng thu hút sự quan tâm của phụ huynh và dư luận xã hội.
Tại Hà Nội, nhiều phụ huynh cho biết, năm nay để lách quy định, nhiều trường đã chia nhỏ các khoản đóng góp ra thành nhiều đợt dưới hình thức tự nguyện, nhất là Quỹ cha mẹ học sinh.
Mỗi khoản thu được tách riêng ra từng đợt.
Tiền học phí, tiền ăn bán trú, Bảo hiểm Y tế, Bảo hiểm tự nguyện, tiền nước uống, phô tô, quỹ cha mẹ học sinh, tiền mua quạt lắp điều hòa, rèm cửa…tổng cộng từ 3 triệu đến 5 triệu đồng là những khoản đóng góp đầu năm học phổ biến tại các trường ở Hà Nội.
Trong đó các khoản thu tự nguyện, nhất là khoản Quỹ cha mẹ phụ huynh ngày càng biến tướng, với mức đóng góp mỗi trường một kiểu. Trung bình mỗi phụ huynh như ở Tiểu học Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai đóng 500.000 đồng/học sinh/năm…Có trường, thu tới 700.000 đồng/năm, trong đó 200.000 đồng được đại diện cha mẹ học sinh giải thích là nộp vào quỹ của trường và 500.000 đồng để lại quỹ lớp, như trường mầm non Sao Mai, phường Nam Đồng, quận Đống Đa…
Một số trường còn yêu cầu phụ huynh đóng hàng trăm nghìn đồng tiền ủng hộ cho lễ kỷ niệm thành lập trường…
Ngay cả việc thu tiền BHYT tưởng sẽ thống nhất một số thu theo quy định chung thì ở một số trường cũng có cách thức thu và mức tiền phụ huynh phải đóng cho con khác nhau. Chẳng hạn, Trường Tiểu học Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai thu 507.150 đồng/học sinh/năm thì Trường tiểu học Trung Văn, quận Nam Từ Liêm thu 543. 375 đồng (15 tháng) 1 học sinh/ năm.
Tiền Bảo hiểm thân thể cũng có mức thu khác nhau, như Trường THCS Tứ Liên (quận Tây Hồ) thu 100.000 đồng/học sinh/năm, Trường Tiểu học Lĩnh Nam (quận Hoàng Mai) thu 80.000 đồng/học sinh/năm, Trường Tiểu học Trung Văn (quận Nam Từ Liêm) thu 105.000 đồng/học sinh/năm…
Nhiều phụ huynh cho rằng, mức đóng đầu năm học này quá cao. Với nhiều gia đình có hai con đi học thì đây là khoản thu không hề nhỏ, thậm chí, trở thành gánh nặng đối với những phụ huynh làm công việc lao động phổ thông.
Chị Nguyễn Thu Hà ở huyện Thanh Oai có con đang học trường Tiểu học Cao Viên 2 cho biết: Nửa năm là hết 4 triệu tất cả các khoản từ A tới Z là hết 4 triệu. Quỹ cha mẹ học sinh là 500.000 đồng còn BHYT là hết hơn 500.000 đồng. So với năm trước cao hơn 1 triệu đồng. Như chúng tôi đi lao động là quá cao.
Để lách luật và tạo cảm giác phụ huynh không phải đóng một khoản tiền lớn trong một lần, nhiều trường đã chia nhỏ các khoản thu ra nhiều đợt. Khi thông báo tới phụ huynh, mỗi khoản thu lại được in tách riêng từng tờ một, không in theo danh sách dài như những năm trước.
Cách thu cũng thay đổi, đối với các khoản thu tự nguyện, phụ huynh sẽ nộp trực tiếp cho đại diện Ban cha mẹ phụ huynh. Còn các khoản thu theo quy định thì phụ huynh sẽ đóng cho kế toán nhà trường và có hóa đơn. Biết có những khoản vô lý, nhưng nhiều phụ huynh vẫn phải ký đồng ý vào tờ xin ý kiến các khoản thu, vì sợ ảnh hưởng tới việc học tập của con.
Chị Nguyễn Thị Kiên, ở quận Hoàng Mai có con đang học ở trường Tiểu học Lĩnh Nam cho biết: “Tôi thắc mắc tiền tiếng Anh. Tiền học tiếng Anh còn cao hơn cả tiền học ngày hai buổi của các con ở trên trường mà mỗi một tuần tiếng Anh này có hai buổi mà 130.000 đồng/tháng. Tiền học thì đóng cho kế toán trường còn tiền quỹ cha mẹ học sinh là đóng cho trưởng hội cha mẹ học sinh của lớp. Tiền photo và các khoản tiền khác không bao giờ có trong hóa đơn cả”.
Video đang HOT
Nhìn nhận thực tế này, GS.TS Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch Hội khuyến học Việt Nam nói: Bây giờ dựa vào Ban phụ huynh thì Ban phụ huynh họ nể giáo viên và nể vào nhà trường. Thí dụ như nhà trường cần thu gì thì lại không đứng ra thu ngay mà lại thôn qua Ban phụ huynh vận động. Ban Phụ huynh thì cũng nghĩ, không làm theo được, con cháu học hành như thế nào cho nên đành phải đứng ra mà thu thôi. Nếu giờ giao cho một cơ quan nào đó làm điều tra mà cơ quan đấy hoàn toàn không bị phụ thuộc vào giáo dục mà kết quả điều tra được xử lý thì chắc là bớt đi nhiều.
Thống nhất thỏa thuận thu của UBND TP Hà Nội.
Nhằm tránh tình trạng lạm thu, thu không đúng quy định, ngay từ đầu năm học, Sở GD-ĐT Hà Nội đã tổ chức 21 đoàn kiểm tra công tác đầu năm học 2015-2016 tại 30 quận, huyện, thị xã và trường trực thuộc trên địa bàn thành phố. Cùng với việc rà soát các điều kiện phục vụ năm học mới như cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, đội ngũ giáo viên,… công tác thu chi tài chính, chủ yếu là các khoản thu khác, là nội dung được đặc biệt quan tâm trong đợt kiểm tra này.
Dự kiến đợt kiểm tra kết thúc vào trung tuần tháng 10/2015. Ông Nguyễn Hiệp Thống, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết: Kết thúc đợt kiểm tra này, những trường nào có những nội dung thu chi trái với quy định 51 thì chúng tôi sẽ có văn bản thống kê và gửi cho các UBND quận, huyện, yêu cầu xử lý theo thẩm quyền phân cấp quản lý.
Đối với các trường trực thuộc Sở GD-ĐT Hà Nội thì Thanh tra và Phòng Kế hoạch – Tài chính sẽ tham mưu lãnh đạo sở hình thức xử lý, trường hợp nào cắt thi đua, trường hợp nào phê bình nhắc nhở nhà trường và yêu cầu trả lại.
Theo các chuyên gia giáo dục, lạm thu trong các nhà trường hiện nay nghiêm trọng chẳng khác gì tham quan, nhận hối lộ. Để ngăn chặn lạm thu, toàn xã hội phải cùng tham gia, nhất là các bậc phụ huynh phải giám sát thu, chi, khi phát hiện ra các khoản bất hợp lý cần phải báo ngay cho cơ quan chức năng. Bên cạnh đó, Bộ GD-ĐT cũng cần quy định rõ mức thu, kể cả các khoản tự nguyện để hạn chế tối đa tình trạng lạm thu vào mỗi dịp đầu năm học mới./.
Thu Hiền/VOV – Trung tâm Tin
Người thầy bước ra từ cánh cửa trại giam
Tương lai vừa mở ra trước mắt của Thành đã bị cánh cửa trại giam đóng lại sau lần anh lầm lỡ. Với quyết tâm làm lại cuộc đời, thanh niên này đã trở thành giảng viên đại học.
Từ một tấm gương sáng
Nguyễn Trung Thành vừa bước sang tuổi 34, người nhỏ, nhanh nhẹn, có vẻ già hơn tuổi, gương mặt luôn cười nhưng sự khắc nghiệt của cuộc sống vẫn còn hằn rõ. Anh bảo, để hình dung hết sự tuyệt vọng khi bước vào cánh cửa trại giam thì phải nhắc đến quãng thời gian tuổi trẻ của mình.
Hồi đó, xã Song Vân, huyện Tân Yên (Bắc Giang) quê anh là một xã nghèo, kinh tế khó khăn nên việc học hành lên cao là một thứ xa xỉ. Thành cũng vậy, nhà có ba chị em, hai chị gái đều học rất giỏi nhưng hết lớp 9 thì nghỉ học.
Thanh niên này ham vui, học kém hơn 2 chị nên năm lớp 6 thì chán học. Cậu xin phép cha mẹ nghỉ học đi chăn vịt, câu cá cho thích.
"Hồi đó tôi mê câu cá lắm, có thể ngồi xuyên trưa, quên ăn để câu. Cái việc câu cá nó cho mình thời gian tĩnh tâm để suy nghĩ, dù hồi ấy tôi còn nhỏ. Tôi tự đặt câu hỏi, chẳng lẽ mình cứ đi chăn vịt, câu cá suốt đời, tại sao có người được làm bác sĩ, làm giáo viên? Thì người ta phải học. Thế là tôi lại xin bố cho đi học lại", anh Thành kể.
Tuy bị muộn mất một năm, nhưng không hiểu sao từ ấy Thành học hành tiến bộ rõ rệt. Học hết lớp 9, Thành là người duy nhất của lớp đỗ vào hệ A của trường cấp 3.
Anh Nguyễn Trung Thành.
Lên cấp 3 được học ngoại ngữ, cậu có năng khiếu nên được chọn vào đội tuyển đi thi học sinh giỏi cấp tỉnh. Thi đại học năm đầu trượt, năm thứ hai Thành mới đỗ vào trường Đại học Quốc gia Hà Nội, chuyên ngành Phiên dịch tiếng Anh.
Là người đầu tiên của quê nghèo đậu đại học nên nhiều người ngưỡng mộ Thành. Đặc biệt, khi anh mở quỹ khuyến học thì trong làng ngoài xã, ai nấy đều lấy Thành làm tấm gương cho con cháu. Lúc đó, có người còn đặt tên con giống tên anh để mong sau này cũng được học hành thành tài.
Chuyện về quỹ khuyến học cũng tình cờ. Thành bảo rằng, tuy lận đận nhưng số mình cũng may mắn vì gặp được nhiều người tốt.
Năm đại học thứ hai, trong một lần lui tới Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam chơi, Thành thấy rất nhiều khách nước ngoài đến đây thăm quan, nhưng chỉ có hướng dẫn viên ở khu trưng bày trong nhà mà khu ngoài trời thì không có, thế là cậu nảy ra ý định xin vào đây làm tình nguyện viên hướng dẫn cho khách nước ngoài ở các khu nhà ngoài trời.
Thành tìm đọc hết các sách về văn hóa các dân tộc, hiểu nhuần nhuyễn rồi xin vào làm hướng dẫn cho du khách ở các khu nhà ngoài trời. Cậu viết cả một bài hướng dẫn như vậy bằng tiếng Anh và sau này đưa thêm nhiều bạn sinh viên cùng khoa vào đây làm tình nguyện.
Mới đầu chỉ là làm vì đam mê, sau Giám đốc Bảo tàng khi ấy là ông Nguyễn Văn Huy thấy ý tưởng hay và rất hiệu quả, đã quyết định trả cho cậu một khoản kinh phí nhỏ, thế là đi làm vừa vui, vừa có tiền.
Làm việc ở bảo tàng cũng đem lại cho Thành nhiều may mắn. Nhiều khách nước ngoài rất quý Thành, vì anh có có một vốn kiến thức rất sâu về văn hóa các dân tộc. Thế nên, nhiều người sau khi thăm Bảo tàng Dân tộc học xong còn mời anh đi cùng để hướng dẫn khi họ thăm các địa điểm khác.
Trong những người khách như thế có một cặp vợ chồng người Mỹ, sau khi về thăm quê anh, thấy vùng quê quá nghèo khó, trẻ em ít được đi học đã quyết định giúp anh thành lập một quỹ khuyến học. Cứ mỗi trường hợp đi học đại học, cao đẳng thì mỗi học kỳ được phát 1 triệu đồng, đi học trung cấp mỗi kỳ được 500.000 đồng.
Năm 2002, đay là cả một số tiền lớn nên đã khuyến khích phong trào học tập ở quê lên rất cao, rất nhiều học sinh đã được đi học đại học, cao đẳng nhờ nguồn khuyến khích này.
Đến bản án 12 năm tù giam
Đã 9 năm trôi qua kể từ khoảnh khắc cánh cửa phòng biệt giam đóng sập sau lưng chàng trai trẻ, nhưng Thành không thể nào quên thời khắc đó. Thành bảo, lúc đó không phải là thất vọng, mà là tuyệt vọng, nghĩ cuộc đời mình không còn gì nữa. Làng xóm láng giềng thất vọng, bất ngờ, bố mẹ thì suy sụp.
Con đường đưa Thành vào trại giam chính bản thân anh cũng không ngờ tới. Thành kể lúc ra trường, vì thích tự do bay nhảy nên anh quyết định vào tận TP HCM lập nghiệp.
Với tấm bằng cử nhân loại ưu và kinh nghiệm làm việc của mình, không khó để anh xin được một công việc tốt. Anh làm việc cho một công ty nước ngoài. Công ty này muốn xin đất làm dự án khách sạn ở Khánh Hòa nên anh theo ra đó làm phiên dịch.
Trong quá trình này, chủ đầu tư đã chi một khoản tiền lớn để "bôi trơn" và vụ việc bị phanh phui, không may mắn là Thành cũng có vai trò liên quan. "Mới đầu bị công an gọi lên thì cứ nghĩ họ gọi lên làm nhân chứng thôi nhưng sau biết bị tội môi giới hối lộ và nhận mức án tới 12 năm thì tôi suy sụp lắm. 12 năm, tuổi trẻ cũng đã hết, ra tù mình còn gì nữa, thế nên lúc đó chỉ biết diễn tả rằng tôi hoàn toàn tuyệt vọng".
Kinh khủng nhất là quãng thời gian sống trong trại tạm giam, tâm lý thì như thế lại phải sống trong một môi trường mà mình chưa bao giờ hình dung đến, đủ các loại người, cướp giật, nghiện ngập, chích hút, HIV cũng có.
"Nhưng cũng chính quãng thời gian đó đã dạy cho tôi rất nhiều điều, dạy cho tôi bản lĩnh sống để thích nghi với mọi hoàn cảnh. May mắn trong trại tôi gặp một người anh cùng phòng tạm giam, anh đã động viên, khuyên bảo tôi rất nhiều. Từ những lời khuyên đó, tôi bắt đầu suy nghĩ lại, việc mình đã làm thì phải dám chịu, quan trọng là phải biết chấp nhận hoàn cảnh, biết vươn lên. Có những người bị kết án 20 năm, chung thân, họ vẫn phải chấp nhận, vẫn cười huống hồ mình", anh Thành nhớ lại.
Và người thầy trên giảng đường đại học
Thụ án tại Trại A2 Khánh Hòa, vì có trình độ lại nhiều tài lẻ nên anh được đề xuất lên làm quản lý phạm nhân, sau đó được làm "cán bộ văn hóa". Anh bảo, chính những năm tháng tù tội lại rèn cho anh thêm kỹ năng sống cũng như khả năng "sư phạm".
"Công việc quản lý phạm nhân rất phức tạp đòi hỏi phải là người có rất nhiều khả năng. Trại có những 3.000 phạm nhân đủ các thành phần nên để họ nghe theo mình phải có một cái tâm cũng như khả năng ăn nói, thuyết phục tốt, lối sống đàng hoàng thì họ mới nể. Sau này tôi được đề xuất làm cán bộ văn hóa, cứ sáng thứ 2 chào cờ thì lên nói chuyện cùng phạm nhân. Chính đây là cơ hội để rèn khả năng ăn nói, khả năng thuyết phục", anh chia sẻ.
Sau hơn 3 năm thụ án, với thành tích cải tạo xuất sắc, mùa hè 2010, Thành được trả tự do. Ngày về, cha mẹ Thành quá vui mừng nên khóc như mưa. Hàng xóm đến chia vui đầy nhà, không ai nghĩ anh được ân xá sớm như vậy.
Sau đó, anh ra Hà Nội mở một quán phở nhỏ để bắt đầu lại cuộc sống. May mắn lại đến với anh khi một người bạn cũ thấy anh có trình độ, đã giới thiệu thi vào làm giảng viên tiếng Anh tại trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội.
Anh thi thử và không ngờ đứng top đầu trong số 100 người thi, sau 1 năm thử thách, anh được nhận làm giảng viên chính thức của trường.
Với kỹ năng sư phạm tốt, sự dí dỏm và chuyên môn cao của mình, giờ học tiếng Anh của thầy Thành luôn tạo sự hứng thú cho sinh viên, anh liên tục là giảng viên dạy giỏi của trường. Ngoài giảng dạy trên lớp, anh còn mở lớp phụ đạo tiếng Anh cho các em sinh viên trong trường và những em có đam mê tiếng Anh, những em khó khăn anh không thu học phí.
Câu lạc bộ tiếng Anh mang tên Gecko English Club (GEC) cũng chính là thông điệp mà anh gửi gắm đến các em học viên từ chính câu chuyện cuộc đời mình, hãy giống như con thằn lằn (Gecko), tuy nhỏ bé nhưng phải biết biến đổi để mà thích nghi với mọi hoàn cảnh.
Đối với Nguyễn Trung Thành, cuộc sống của anh trải qua hoạn nạn, lỗi lầm, nhưng cũng trao cho anh rất nhiều cơ hội, vì vậy khi có một cơ hội tốt anh quyết làm việc hết mình để bù đắp lại khoảng thời gian sai lầm.
Thành tâm sự: "Trong lúc gặp hoạn nạn mới thấy có quá nhiều người tốt với mình mà mình chưa thể trả ơn. Chẳng hạn như người bạn Mỹ giúp tôi mở quỹ khuyến học năm xưa, đã quyết định dùng hết số tiền còn lại trong quỹ để thuê luật sư cho tôi, một ông khách người Pháp biết tin bị bắt thì vào tận trại giam thăm tôi. Những em sinh viên được hưởng quỹ khuyến học năm xưa cũng rủ nhau gom góp tiền vào trại thăm tôi. Rồi một người anh trong trại đã giúp tôi thức tỉnh, tìm lại ý nghĩa cuộc sống. Tôi thực sự rất biết ơn, và cách trả ơn tốt nhất là phải sống thật tốt".
Theo Linh Nhật/An ninh Thủ đô
Sinh viên Nhật phản đối thông báo ngừng đào tạo ngành nhân văn Theo thông báo của Bộ GD Nhật Bản, các trường ĐH phải đóng cửa ngành khoa học xã hội và nhân văn do nhu cầu lao động thực tế. Theo trang Times Highter Education cho biết, Bộ trưởng Giáo dục Nhật Bản - Hakubun Shimorura đã trực tiếp viết thư tay gửi đến 86 trường đại học cấp quốc gia và cơ sở...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Hơn 20 năm bị giam trong căn phòng 2m2: Người đàn ông sống sót nhờ uống nước bồn cầu, bị bỏ đói đến rụng răng và thoát thân bằng cách không ai ngờ
Netizen
14:12:25 17/04/2025
Lý do Tổng thống Trump 'tấn công' các trường đại học hàng đầu của Mỹ
Thế giới
14:08:53 17/04/2025
Loài cây đặt ban thờ khiến ông Thần Tài ưng ý, cây ra hoa là lộc trời rơi xuống, đời bạn sáng bừng!
Sáng tạo
13:57:46 17/04/2025
3 phim 18+ cực hay của "kỹ nữ" đẹp nhất Hàn Quốc: Đừng xem thích đấy!
Phim châu á
13:14:43 17/04/2025
IU không tỉa lông mày để đóng "Khi cuộc đời cho bạn quả quýt"
Hậu trường phim
13:10:14 17/04/2025
Sao nữ Vbiz chính thức lên tiếng về tin "toang" với người yêu đồng giới sau 7 năm yêu
Sao việt
13:04:08 17/04/2025
Nhiều xe BMW bị thu hồi vì nguy cơ cháy nổ
Ôtô
13:01:32 17/04/2025
Giá vàng hôm nay, 17/4: Tăng dữ dội, cán mốc 120 triệu đồng/lượng
Tin nổi bật
12:46:02 17/04/2025
Điện thoại Android sẽ tự khởi động lại nếu bị 'bỏ quên' 72 tiếng
Thế giới số
12:42:53 17/04/2025
Dùng Facebook ảo để lừa đảo tiền đăng ký thi chứng chỉ IELTS
Pháp luật
12:35:34 17/04/2025