‘Lách’ quy định mở ngành
Dù có quy định chi tiết về điều kiện, hồ sơ và quy trình mở ngành đào tạo trình độ ĐH và CĐ nhưng thực tế các trường vẫn có nhiều cách “lách” rất tinh vi.
Quy trình chưa đảm bảo yêu cầu
Việc Bộ Y tế có công văn gửi Bộ GD-ĐT đề nghị cần có quy định chặt chẽ mở ngành đào tạo với sự tham gia về chuyên môn của Bộ Y tế và các chuyên gia cho thấy quy trình thẩm định mở ngành hiện nay còn nhiều vấn đề.
Trước tới nay, quy trình mở ngành học của Bộ GD-ĐT là: Sở GD-ĐT thẩm định về cơ sở vật chất và đội ngũ giảng viên, một trường ĐH lớn có chuyên môn thẩm định về chương trình đào tạo. Dựa vào các hồ sơ này, Bộ sẽ quyết định cấp phép cho trường ĐH, CĐ mở ngành học. Tuy nhiên, theo một thành viên đoàn thẩm định của Trường ĐH Y Dược TP.HCM, đối với khối ngành sức khỏe, quy trình này chưa đảm bảo được yêu cầu.
Người này cho biết yêu cầu mở ngành vẫn còn quá dễ dàng. Về chương trình đào tạo, chỉ cần bắt chước phần lớn chương trình đào tạo của các trường lớn. Về đội ngũ giảng viên, Bộ chỉ yêu cầu chung là trường có 1 tiến sĩ, 3 thạc sĩ. “Với nhiều ngành học khác, điều này không quá quan trọng nhưng với các ngành như y, dược, điều dưỡng…, mỗi bộ môn cần phải có một tiến sĩ”, người này nhấn mạnh.
Video đang HOT
Theo một thành viên thẩm định khác, khâu hậu kiểm của Bộ GD-ĐT cũng quá yếu khiến các trường lợi dụng kẽ hở để “vơ vét” thí sinh. Dù vẫn xác định chỉ tiêu chung dựa trên số lượng giảng viên cơ hữu nhưng đa số các trường ngoài công lập không công khai chỉ tiêu cụ thể từng ngành học. Vì thế các trường sẽ lấy chỉ tiêu khối ngành sức khỏe nhiều, bớt các ngành khác. Có trường, đoàn thẩm định yêu cầu năm đầu tiên tuyển khoảng 100 sinh viên ngành dược, sau đó nâng dần lên khoảng 300 trong 5 năm để đảm bảo chất lượng. Nhưng khi mở ngành rồi, ngay năm đầu tiên có trường tuyển đến 400 hoặc 700 chỉ tiêu, vượt xa năng lực đào tạo. Vì quá nhiều sinh viên trong khi số lượng giảng viên có hạn, chất lượng đào tạo có vấn đề.
Việc mở ngành không mấy khó khăn khiến số lượng các trường/ngành thời thượng tăng nhanh chóng. Chỉ tính riêng khối ngành sức khỏe, theo số liệu của Bộ, từ năm 2011 đến nay, các tỉnh ĐBSCL có 13 trường ĐH, trong đó 11 trường ngoài công lập đào tạo ngành y dược. Đáng nói, đa số các trường này chỉ tuyển các ngành dược, điều dưỡng với điểm chuẩn bằng điểm sàn.
Giảng viên khống, trang thiết bị thuê, chương trình sao chép
Quy trình mở ngành của Bộ nhìn thì rất chặt, phân cấp nhưng điều này dường như chỉ khiến Bộ cảm thấy vững tin hơn, còn hiệu quả thực sự đến đâu thì cũng rất khó đánh giá
Một chuyên gia thẩm định mở ngành khối trường kỹ thuật
Trao đổi với lãnh đạo một số trường ĐH tại TP.HCM, chúng tôi được biết nhiều thông tin khá bất ngờ về việc xin mở ngành. Để được phép mở ngành, trường phải đáp ứng đầy đủ điều kiện về đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất và chương trình đào tạo. Trong đó, khó nhất chính là đội ngũ giảng viên. Dù vậy, theo lãnh đạo một trường, để có thể đủ số lượng một tiến sĩ và 3 thạc sĩ, nhiều trường ĐH ngoài công lập chủ yếu hợp đồng với các giảng viên đã về hưu từ các trường công lập. Có những người “chịu” đứng tên vô thời hạn chỉ để hưởng mức lương từ 5 đến 10 triệu đồng/tháng. Trường sẽ tiến hành làm hợp đồng, bảng lương, đóng bảo hiểm xã hội cho những người này như những lao động bình thường khác, nhưng thực tế họ không tham gia vào bất kỳ hoạt động nào tại trường.
Không chỉ giảng viên, cơ sở vật chất là yếu tố rất hữu hình nhưng các trường vẫn có thể “lách” bằng nhiều cách. Một cán bộ đào tạo bật mí: “Để có đủ diện tích phòng học và giảng đường, trường chỉ cần ký hợp đồng thuê một cơ sở nào đó để lấy diện tích. Vì không sử dụng và để bớt chi phí, trường có thể thuê ở vùng ven để có diện tích rộng mà giá thuê lại rẻ”. Danh mục thư viện, học liệu, phòng thí nghiệm và trang thiết bị phục vụ thực hành lại càng đơn giản. “Danh mục học liệu thì cứ liệt kê là tài liệu điện tử. Với máy móc thì có thể thuê từ bên ngoài mang về đặt tại trường trong thời gian nhất định rồi trả lại. Thực ra, có những loại máy móc có giá trị lên tới cả tỉ đồng nên để tiết kiệm kinh phí, trường sẽ chọn cách thuê hoặc mua tượng trưng, tức mua để trưng bày chứ không cần sử dụng. Phòng thí nghiệm, trang thiết bị đôi khi có thể thuê tạm thời từ trường khác”, vị lãnh đạo này nói thêm.
Khâu đơn giản nhất trong quá trình chuẩn bị hồ sơ xin mở ngành là xây dựng chương trình đào tạo. Một cán bộ đào tạo cho biết: “Chương trình đào tạo có khung của Bộ về số lượng tín chỉ. Nhưng cách làm nhanh nhất là cắt ghép hoặc sao chép từ chương trình của trường khác đã có sẵn”.
Là chuyên gia thẩm định chương trình đào tạo xin mở ngành của nhiều trường, cán bộ một trường ĐH về kỹ thuật cho biết: “Quy trình mở ngành của Bộ nhìn thì rất chặt, rất phân cấp nhưng điều này dường như chỉ khiến Bộ cảm thấy vững tin hơn, còn hiệu quả thực sự đến đâu thì cũng rất khó đánh giá”. Lý giải nhận định trên, người này nói: “Bộ giao cho các sở GD-ĐT thẩm định đội ngũ giảng viên nhưng chỉ dựa vào danh sách chứ không biết thực hư ra sao”. Về vấn đề này, ông Phạm Ngọc Thanh, Phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, thừa nhận: “Sở GD-ĐT chỉ có nhiệm vụ giúp Bộ kiểm tra thực tế cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên có đúng hay không”. Ông Thanh nêu cụ thể những việc làm là căn cứ vào sổ tài sản của các đơn vị ở thời gian quy định để kiểm tra cơ sở vật chất, kiểm tra bảng lương để biết đội ngũ giảng viên thỉnh giảng, cơ hữu. Sau khi kiểm tra, gửi tất cả số liệu thống kê (không có nhận xét, đánh giá) ra Bộ và chỉ có Bộ mới có chức năng quyết định trường đó có đủ điều kiện đào tạo hay không.
Trước thực tế trên, nhiều người cho rằng, ngoài việc phải siết lại việc cấp phép mở ngành, Bộ GD-ĐT còn phải quy định rõ chỉ tiêu từng ngành cụ thể cũng như có công tác hậu kiểm thật chặt chẽ. Có như vậy các trường mới đảm bảo đào tạo đúng với năng lực hiện có.
Sẽ kiểm tra việc mở ngành đại học
Trao đổi với Thanh Niên xung quanh vấn đề mở ngành học, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết: “Quy trình thẩm định mở ngành từ trước đến nay áp dụng cho tất cả các ngành. Điều này phù hợp với việc giao quyền tự chủ cho các trường và phân cấp quản lý theo Nghị định 115 của Chính phủ. Nay Bộ Y tế đề nghị có thêm cán bộ y tế tham gia vào quá trình thẩm định thì Bộ GD-ĐT quyết định mời Sở Y tế các tỉnh, thành tham gia. Bộ Y tế cũng không nên tham gia để đảm bảo sự phân cấp này”. Ông Ga cũng cho rằng có rất nhiều hồ sơ xin mở khối ngành sức khỏe nhưng Bộ không cho mở nhiều. Chỉ có khu vực ĐBSCL xa xôi, có nhu cầu lớn nên Bộ cấp phép thêm nhưng Bộ vẫn đang kiểm soát rất chặt chẽ. Trước thực trạng các trường tìm cách lách quy định để mở được ngành mới, ông Ga khẳng định: “Các trường không thể lách được đâu, sở GD-ĐT phải kiểm tra và Bộ cũng còn công tác hậu kiểm, thẩm định sau một thời gian cho phép mở ngành nữa”. Ông Ga dẫn chứng: “Cách đây 2 năm, Bộ kiểm tra đào tạo tiến sĩ và đóng cửa rất nhiều cơ sở. Năm vừa rồi Bộ chuyển qua kiểm tra việc đào tạo thạc sĩ, đóng cửa hơn 100 ngành. Trong năm học này, Bộ đã thông báo sẽ kiểm tra việc đào tạo ĐH và cũng trên nguyên tắc sẽ xử lý nghiêm túc và quyết liệt như vậy”.
Theo TNO
Đề xuất xây mới 11 nghĩa trang tập trung
Bộ Xây dựng vừa thẩm định quy hoạch hệ thống nghĩa trang Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Theo đề xuất của quy hoạch, TP sẽ xây dựng mới 11 nghĩa trang tập trung để phục vụ quy tập, di dời, chôn mới cho khu vực đô thị và nông thôn. Hiện nay, Hà Nội có 2.362 nghĩa trang, quy mô hơn 2.700ha, trong đó có 6 nghĩa trang tập trung cấp TP, 3 nghĩa trang tập trung cấp huyện, còn lại là nghĩa trang thôn, xã, đa số đều có từ 40-50 năm trước. Bên cạnh đó, Hà Nội có 21 nhà tang lễ, cũng xây dựng từ năm 1959 đến nay, quy mô nhỏ, không bảo đảm khoảng cách cách ly, cơ sở vật chất thiếu thốn.
Thành Nam
Theo ANTD
Đề nghị giảm trừ trên 789 tỷ đồng Thanh tra Bộ Xây dựng cho biết, từ cuối năm 2012 đến nay, qua thanh tra, kiểm tra, Bộ Xây dựng đã đề nghị giảm trừ khi thanh quyết toán số tiền trên 789 tỷ đồng, thu nộp về tài khoản tạm giữ của Thanh tra Bộ để xử lý gần 27 tỷ đồng. Công trình xây sai phép trên phố Bà Triệu,...