Lạc rang húng lìu – Thức quà bình dị đậm đà phong vị của đất Hà thành
Chẳng phải món ăn vương giả xa hoa gì, lạc rang húng lìu chỉ là thức quà bình dân nhưng luôn gợi đến một mùa thu đầy phong vị Hà Nội.
Thức quà của người Hà Nội gửi vào gió thu
Nói là thức quà, nhưng lạc rang húng lìu cũng là một món nhắm bình dị, đi kèm với cốc bia tươi thì mùa thu Hà Nội luôn đậm đà hơn cả. Lạc rang húng lìu tràn ngập con phố Bà Triệu ở đất kinh kỳ từ lâu, nhưng chẳng mấy ai biết tại sao con phố ấy lại bán món nhắm bình dị ấy.
Những đêm hè, những ngày mưa xuân, những khi tiết trời thu trở lạnh và ngay cả những đêm đông rét mướt, mùi húng lìu đều khiến người ta man mác nhớ đến Hà Nội.
Phố Bà Triệu, Hà Nội nổi danh với lạc rang húng lìu, mà lạc rang bà Vân hay cụ Vân là đắt khách nhất, những thương hiệu khác “không có cửa”. Nghe nói gia đình cụ Vân bán lạc rang từ năm 1963, khi ấy cụ vẫn là công nhân nhà máy dệt. Ban đầu chỉ từ làm ăn vặt, dần được nhiều người biết đến đặt hàng nên cụ làm thêm để bán ngoài giờ. Đến thập niên 80, cụ nghỉ hưu, tập trung vào làm nghề bán lạc rang cùng con cháu.
Sau này, phố Bà Triệu nổi lên một loạt hàng loạt những sạp bán lạc rang húng lìu, sạp nào cũng đề cụ Vân gia truyền và chính hiệu. Vì lạc rang húng lìu nhà cụ nổi danh quá, nhiều người học làm “hàng nhái” để bán theo. Nhưng dù vậy, hương vị gia truyền thì khó có thể bắt chước được.
Lạc rang húng lìu trứ danh
Những hạt lạc rang húng lìu thơm ngon, giòn ngậy vừa đủ được lựa chọn kỹ càng từ nguyên liệu đầu vào thì còn phải nắm vững kỹ thuật rang lạc đỉnh cao nữa.
Lạc dùng để rang húng lìu phải chọn loại hạt đều, không nhỏ quá không to quá. Hạt càng to ăn càng không ngon. Nhìn lớp vỏ lụa phải thật mỏng, không lẫn hạt cháy, lép. Lạc ngon được gọi là “lạc chay” được trồng ở vùng Bắc Ninh, Bắc Giang, Ninh Bình, Hải Hậu,…
Video đang HOT
Sau khâu chọn lạc là đến phần gia vị húng lìu. Vị cơ bản của gia vị húng lìu gồm đinh hương, thảo quả, quế, hồi, húng dổi. Các vị này mang rang vàng, tán nhỏ, trộn với nhau theo tỷ lệ nhất định sao cho thật khéo. Bởi nếu quá tay thì lạc rang bị nồng mà quá ít thì lạc rang không đủ dậy mùi.
Có thể nói rằng, tỷ lệ pha trộn húng lìu chính là bí quyết làm nên hương vị đặc trưng của mỗi nhà.
Công đoạn tẩm ướp lạc với húng lìu cùng muối và đường cũng quan trọng không kém. Bởi sau khâu pha chế húng lìu thì giai đoạn tẩm ướp được coi là mấu chốt để quyết định làm nên thương hiệu lạc rang húng lìu trứ danh.
Chọn lạc hạt mẩy, không lép. Dùng nước nóng trụng sơ qua khoảng 2 phút để loại bỏ tạp chất và mùi hôi. Cho lạc ra bát, thêm các nguyên liệu gồm muối, đường, húng lìu vào đảo đều. Ủ sao cho ngấm thật kĩ rồi đem phơi dưới gió. Nhiều người cho rằng phải mang phơi lạc dưới nắng trong 12 tiếng nhưng cách làm này không đúng vì sẽ khiến lạc bị chảy dầu, lúc rang sẽ bị khô. Khi ấy, các gia vị được tẩm sẽ không còn ngon.
Lạc rang phải giữ được nhiệt vừa đủ, không quá nóng. Lúc này, lạc phải được rang với cát vàng để giữ được độ giòn và tơi. Mỗi mẻ lạc được tính toán rang vừa phải, rang từ từ để giữ được phần vỏ lụa không bị nứt. Khi rang lạc, đảo thủ công bằng tay và phần cát vàng không nên dùng nhiều lần, nhất là khi cát chuyển màu thì phải bỏ đi để dùng lượt cát mới.
Những người lành nghề đều nói, lạc rang xong phải bồi thêm một lớp húng lìu nữa thì mới đậm đà. Đâu chỉ có thế, lạc rang xong phải ủ trong chăn bông khoảng 1-2 tiếng để lạc nghỉ. Tiếp theo, lạc cần được sàng lọc để loại bỏ những hạt cháy, nứt vỏ. Ủ thêm đến khi mang đóng túi thành phẩm.
Lạc rang húng lìu ngon và chất lượng là hạt lạc chín đều, không bị khét, không bị nồng, mùi thơm húng lìu vừa phải, không bị gắt. Phần vỏ lụa ôm chặt lấy hạt lạc, nhưng dùng tay vê nhẹ, thổi phù là vỏ lạc đã tan vụn ra. Ăn hạt lạc có vị bùi thơm, giòn béo, ngọt nhẹ của đường, chút mặn nơi đầu lưỡi, và hương húng lìu quấn quít vương vấn mãi không thôi.
Những ngày thu mát trời, nhấm nháp lạc rang húng lìu cùng cốc bia tươi, ăn thêm với các món khác cũng tròn vị. Bởi đây là món nhắm bình dị có tính “quốc dân”, dễ kết hợp với các nguyên liệu khác tùy theo sở thích của mỗi người.
Giản dị, không phô trương hay cầu kỳ, lạc rang húng lìu là thức quà nhỏ bé rót vào lòng những người con đất Hà thành những điều mộc mạc, chân thành nhất. Nếu có dịp ghé phố Bà Triệu, Hà Nội, đừng quên nếm thử thức quà đầy hương vị gió thu này nhé…
Thu về lại nhớ ẩm thực đất Hà thành
Hà Nội có tiết trời rõ rệt bốn mùa quanh năm. Theo đó, ẩm thực nơi đây ngoài những món ăn truyền thống thì còn có hình thức mùa nào thức nấy.
Cứ mùa Thu về, người dân Hà thành lại tìm đến chả rươi, bánh tôm Hồ Tây hay các thức ăn vặt như cốm, hồng ngâm, hồng đỏ, sấu chín...
Chả rươi
Con rươi là thực phẩm khá đặc biệt bởi ngoại hình đáng sợ đối với nhiều thực khách. Cứ vào khoảng tháng 9 hằng năm, mùa rươi lại đến và các hàng ăn lại tấp nập chuẩn bị rươi tươi để chế biến chả rươi. Tuy không quá nổi bật như bún chả, phở gà, xôi xéo, bún ốc... nhưng chả rươi vẫn có những tín đồ háo hức đợi chờ thưởng thức.
Để làm chả rươi, người ta cần chọn những con rươi tươi sống, sơ chế, trộn với trứng gà, vỏ quýt, lá gừng, lá lốt, quết lại và đem chiên giòn. Thành phẩm thu về là miếng chả mềm xốp, cắn tới đâu, thịt rươi ngập trong miệng đến đó.
Bánh tôm Hồ Tây
Bánh tôm Hồ Tây. Ảnh: Hồng Ánh
Không đợi tiết trời se lạnh ngày đông, từ chớm thu về, người dân Hà Nội đã rủ nhau đến những hàng ăn bán bánh tôm. Người có sức ăn mạnh thì có thể gọi đến hai đĩa, người sức ăn vừa thì có thể hai người chỉ hết một đĩa với vài chiếc bánh tôm cùng chén nước chấm chua ngọt. Sau lớp vỏ giòn rụm là vị thanh ngọt của tôm được đánh bắt từ Hồ Tây. Giữa tiết trời thu, nhâm nhi vài chiếc bánh cùng người thân, bạn bè thì quả thật thi vị.
Cốm
Tại Hà Nội, nhắc đến cốm là nhắc đến làng Vòng. Nơi đây có làng cốm, nghề gia truyền qua nhiều thế hệ cho đến nay vẫn duy trì. Cụ thể, cốm làng Vòng ngon bởi do người nấu phải gói cốm trong lá sen, buộc bằng dây rơm nếp. Không cần tìm đến những hàng ăn, du khách có thể bắt gặp món cốm này ở nhiều người bán dạo với chiếc mẹt đầy ắp cốm.
Hồng ngâm
Hồng ngâm là thức quà vặt chỉ có ở mùa thu, khi những cơn gió nhẹ khẽ lay cành, khi cái ấm áp giao hòa giữa mùa xuân chuyển mùa ập đến. Khi vừa thu hoạch, trái hồng có màu xanh, vị chát nên người nông dân phải ngâm trong nước. Bằng kinh nghiệm đúc kết từ xa xưa, quả hồng sau ngâm dần chuyển vàng ươm, giòn ngọt.
Hồng đỏ
Hồng đỏ. Ảnh: Nông nghiệp Trường Sơn
Tương tự hồng ngâm, hồng đỏ thường chỉ mua được vào mùa thu. Hồng có vỏ mỏng, mọng nước, màu đỏ và vị thơm đặc trưng. Khi hồng chín tới, mọi người mới cảm nhận rõ vị của loại trái cây này, còn lại thì có vị khá chát. Từ tháng 8, hồng đỏ đã vào mùa nhưng nở rộ trong cuối tháng 9 đến đầu tháng 10.
Sấu chín
Nếu như miền Nam có trái cóc thì miền Bắc có trái sấu mang vị chua riêng biệt. Thông thường, sấu phải đợi chín mới có thể làm món ăn vặt, chấm cùng muối, ớt hoặc dầm với đường làm nước sấu mát mẻ, chua nhè nhẹ.
Hè nắng nóng, ghé ngay gánh bún ốc nguội 30 năm tuổi ở Hà Nội Những ngày thời tiết nắng nóng, chỉ muốn thưởng thức ngay một bát bún ốc nguội vừa mát vừa ngon, nhưng bạn đã biết gánh bún ốc nguội lâu năm này chưa? Bún ốc nguội là một nét ẩm thực rất riêng của đất Hà Thành mà bạn khó có thể tìm thấy món này ở bất kỳ nơi nào khác. Ngay ở...