Lạc nội mạc tử cung: Những cơn đau không thể làm ngơ
Nhắc đến căn bệnh phụ khoa, phần đông chị em phụ nữ sẽ thường bỏ qua các triệu chứng ban đầu vì ngại chia sẻ, thăm khám.
Điều này rất có thể dẫn đến những biến chứng phức tạp và hậu quả đáng tiếc. Lạc nội mạc tử cung cũng là một bệnh lý như vậy, nếu không điều trị kịp thời sẽ có thể gây vô sinh.
Luôn lắng nghe cơ thể
Trở lại làm việc và sinh hoạt sau ca phẫu thuật nội soi lạc nội mạc tử cung tại bệnh viện FV, chị N.H, 34 tuổi, TPHCM cảm thấy sức khỏe đã cải thiện hơn nhiều, không còn phải đối mặt với những cơn đau, những lần rối loạn tiêu hoá khi hành kinh, và đặc biệt là không còn đau đớn khi quan hệ làm chị sợ hãi dù vợ chồng chị đang mong muốn có thêm một em bé.
Triệu chứng đáng chú ý của lạc nội mạc tử cung là những cơn đau dữ dội trong chu kỳ kinh nguyệt (ảnh minh họa).
Theo chia sẻ của chị H, thời gian trước khi gặp những triệu chứng ban đầu của bệnh, một phần nghĩ chắc không sao, phần bận công việc nên chị bỏ qua việc đi khám. Song khi những cơn đau ngày càng dữ dội, uống thuốc giảm đau vẫn không thấy thuyên giảm nhiều, chị quyết định đi khám và được chỉ định phẫu thuật để có kết quả tốt nhất. “Sau lần này tôi luôn tự nhủ phụ nữ hãy luôn lắng nghe cơ thể mình và đừng chủ quan với những bệnh phụ khoa”, chị H tâm sự.
Theo bác sĩ Sophie Sanguin, một chuyên gia hàng đầu trong điều trị lạc nội mạc tử cung và phẫu thuật nội soi các bệnh lý về phụ khoa (Bệnh viện FV) thì hiện có khoảng 1/10 phụ nữ trong độ tuổi từ 25 đến 40 tuổi mắc bệnh lý lạc nội mạc tử cung và phụ nữ Châu Á có xác xuất mắc bệnh cao hơn phụ nữ ở các khu vực khác. Đặc biệt những triệu chứng của lạc nội mạc tử cung thường bị nhầm với các hiện tượng sinh lý khác nên nhiều chị em chỉ phát hiện sau khi mắc bệnh nhiều năm.
Những triệu chứng ban đầu đáng chú ý của bệnh lý lạc nội mạc tử cung chính là những cơn đau dữ dội trong chu kỳ kinh nguyệt khiến phụ nữ không thể làm việc hay sinh hoạt bình thường. Ngoài ra còn một số triệu chứng khác để nhận biết bệnh như đau khi quan hệ tình dục, đau khi đi tiểu, đi nặng, tiêu chảy, táo bón, buồn nôn trong suốt thời gian hành kinh. Thậm chí bệnh nhân có thể bị chảy máu ồ ạt khi đến kỳ hoặc giữa các chu kỳ hành kinh. “Nếu không chữa trị kịp thời, lạc nội mạc tử cung rất dễ dẫn đến nguy cơ vô sinh ở nữ giới và một số ít trường hợp có thể dẫn đến nguy cơ ung thư buồng trứng hay ung thư nội mạc tử cung”, bác sĩ Sophie chia sẻ.
Tin tưởng các phương pháp điều trị hiện đại
Bác sĩ Sophie Sanguin – Khoa Sản Phụ khoa – Bệnh viện FV – đang tiến hành phẫu thuật cho bệnh nhân.
Để điều trị bệnh lý lạc nội mạc tử cung, bác sĩ sẽ phải thăm khám để biết mức độ, triệu chứng bệnh, nguyện vọng của bệnh nhân để đưa ra phương án điều trị thích hợp nhất. Tuy vậy, hiện nay có hai phương án thường được sử dụng để điều trị bệnh lý này. Nếu bệnh ở giai đoạn đầu có thể sử dụng thuốc giảm đau kết hợp điều chỉnh nội tiết. Nhưng khi bệnh nhân không đáp ứng tốt với các phương pháp điều trị nội khoa hoặc những tổn thương do bệnh đã lớn và lan rộng thì phẫu thuật chính là lựa chọn tối ưu. “Tại FV, chúng tôi có thể mổ hở hoặc mổ nội soi tuỳ từng tình trạng bệnh nhân. Tuy nhiên, phẫu thuật nội soi hiện đang được ưu tiên vì đây là kỹ thuật hiện đại mang đến nhiều lợi ích cho bệnh nhân như ít đau, phục hồi nhanh, giảm thời gian nằm viện và đảm bảo tính thẩm mỹ”, bác sĩ Sophie Sanguin cho biết.
Tuy nhiên, phương pháp mổ nội soi đòi hỏi tay nghề thuần thục của chuyên gia cũng như sự trợ lực của các trang thiết bị chuyên sâu. Và với kinh nghiệm 10 năm làm trong lĩnh vực phẫu thuật nội soi các bệnh lý phụ khoa tại Bệnh viện đại học Amiens của Pháp trước khi tới FV, bác sĩ Sophie Sanguin tin tưởng rằng có thể giúp phụ nữ Việt có chất lượng sống tốt hơn sau khi điều trị lạc nội mạc tử cung nhất là điều trị bằng phương pháp phẫu thuật nội soi. Cũng theo bác sĩ Sophie, khi có bất cứ dấu hiệu bất thường nào hãy chủ động đến gặp bác sĩ khám chữa. Đặc biệt, hãy luôn đặt niềm tin vào bác sĩ đã lựa chọn để tư vấn và điều trị. “Các bác sĩ ở FV luôn có trách nhiệm giải thích tất cả các vấn đề mà bệnh nhân thắc mắc và luôn nỗ lực mang đến cho bệnh nhân những phương án chữa trị tối ưu nhất”, bác sĩ Sophie tâm sự.
Trên thực tế vì nhiều lý do không ít phụ nữ phải đối mặt với các bệnh phụ khoa. Và thật tuyệt vời khi y học hiện đại đang hỗ trợ rất tốt cho các bệnh nhân nữ. Ngay như phương pháp phẫu thuật nội soi nhiều ưu điểm không chỉ áp dụng cho chữa trị lạc nội mạc tử cung mà còn được ứng dụng trong hầu hết các bệnh lý về phụ khoa xảy ra ở phụ nữ.
Theo Khám phá
Viêm vùng chậu và những điều cần biết
Viêm vùng chậu là gì? Nguyên nhân và cách điều trị như thế nào? Bài viết sau đây sẽ trả lời cho bạn tất cả thông tin cần biết về căn bệnh này
1. Viêm vùng chậu là gì?
Viêm vùng chậu còn được gọi là viêm đường sinh dục trên. Đây là dạng bệnh nhiễm trùng cơ quan sinh sản của phụ nữ, như viêm tử cung, cổ tử cung, buồng trứng hoặc ống dẫn trứng.
Video đang HOT
Vi khuẩn lây nhiễm qua đường tình dục chính là nguyên nhân gây ra bệnh này. Nhiễm trùng có xu hướng lây lan dễ nhất trong khi đang hành kinh.
Viêm vùng chậu có thể để lại sẹo cho ống dẫn trứng và buông trứng làm cho việc thụ thai trở nên khó khăn hơn hoặc làm tăng nguy cơ mang thai ngoài tử cung (thai nhi phát triển trong ống dẫn trứng).
Viêm vùng chậu là gì (ảnh Internet).
2. Đối tượng dễ mắc viêm vùng chậu?
Bệnh viêm vùng chậu thường gặp ở phụ nữ quan hệ tình dục với nhiều người khác nhau, quan hệ tình dục không an toàn hoặc đã từng bị một số bệnh lý phụ khoa lây truyền qua đường tình dục trước đó. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ.
3. Nguyên nhân của bệnh viêm vùng chậu
Nguyên nhân của bệnh viêm vùng chậu thường do quan hệ tình dục không an toàn với người mắc bệnh xã hội như lậu, Chlamydia, giang mai, sùi mào gà... Ngoài ra, vi khuẩn gây bệnh cũng có thể tấn công cơ thể khi bạn:
- Phá thai không an toàn.
- Sinh đẻ.
- Sẩy thai.
- Đặt vòng tránh thai.
- Sinh thiết.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ bị viêm vùng chậu?
Có nhiều yếu tố có thể khiến bạn tăng nguy cơ mắc bệnh viêm vùng chậu, bao gồm:
- Quan hệ tình dục quá sớm.
- Quan hệ tình dục với người bị lậu, nhiễm chlamydia hoặc nhiễm bệnh xã hội khác.
- Quan hệ tình dục không an toàn với nhiều người khác nhau.
- Đã từng bị các căn bệnh lây truyền qua đường tình dục trong quá khứ.
- Đặt vòng tránh thai.
- Thụt rửa âm đạo thường xuyên.
Không có các yếu tố nguy cơ mắc bệnh không có nghĩa là bạn không thể mắc bệnh. Những dấu hiệu trên chỉ mang tính tham khảo, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết thêm thông tin chi tiết.
4. Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh viêm vùng chậu
Viêm vùng chậu do Chlamydia gây ra thường không có dấu hiệu bệnh rõ ràng.
Tuy nhiên, các triệu chứng thường gặp khi bị viêm vùng chậu do các nguyên nhân khác Chlamydia được ghi nhận bao gồm:
- Sốt.
- Đau ở xương chậu, vùng bụng dưới hoặc thắt lưng.
- Ra nhiều khí hư, khí hư đổi màu vàng và có mùi khó chịu.
- Xuất huyết sau khi quan hệ tình dục.
- Cảm thấy ớn lạnh, mệt mỏi.
- Đi tiểu thường xuyên và cảm thấy đau khi đi tiểu.
- Chảy máu bất thường hoặc dễ bị bầm tím.
- Không cảm thấy đói.
- Buồn nôn hoặc nôn mửa.
- Rối loạn kinh nguyệt.
Xuất huyết sau khi quan hệ tình dục có thể là dấu hiệu bệnh viêm vùng chậu (ảnh Internet).
Có thể bạn sẽ gặp một vài triệu chứng khác, không được đề cập ở bên trên. Nếu có bất thường nào khác, hãy tìm gặp bác sĩ để được kiểm tra kĩ càng hơn.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Nếu bạn xuất hiện các triệu chứng kể trên hoặc có bất cứ thắc mắc nào, hãy tìm gặp bác sĩ. Nhiều trường hợp, bệnh nhân ngại gặp bác sĩ, dấu bệnh, tự ý điều trị dẫn đến tình trạng bệnh tiến triển nặng, để lại nhiều hậu quả đáng tiếc.
Vì vậy, hãy thông báo cho bác sĩ tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn để được chỉ định phương pháp khám, chữa bệnh phù hợp nhất.
5. Phương pháp điều trị bệnh viêm vùng chậu
Phát hiện và điều trị sớm là hiệu quả nhất, trước khi nhiễm trùng lây lan ra. Tùy từng nguy nhân gây bệnh mà bác sĩ có phương pháp điều trị thích hợp với từng bệnh nhân.Khi bị nhiễm trùng nặng, bệnh nhân cần được nhập viện và tiến hành truyền kháng sinh. Nếu điều trị bằng kháng sinh mà không triệt tiêu được các túi mủ quanh ống dẫn trứng hoặc buồng trứng, các bác sĩ có thể chọn phương án điều trị khác là phẫu thuật (thường là phẫu thuật nội soi) để hút cạn dịch mủ.
Ngoài ra, bạn tình của bạn cũng cần được điều trị nếu cũng nhiễm bệnh. Bạn nên thực hiện các biện pháp tình dục an toàn (sử dụng bao cao su) để tránh lây truyền bệnh.
Kỹ thuật y tế được bác sĩ dùng để chuẩn đoán bệnh viêm vùng chậu
Bác sĩ sẽ chuẩn đoán bệnh dựa trên thông tin các triệu chứng mà bạn cung cấp đồng thời tiến hành khám vùng chậu và làm một số xét nghiệm. Xét nghiệm máu giúp kiểm tra có nhiễm trùng hay không.
Có trường hợp, các dấu hiệu bệnh viêm vùng chậu khá giống với các dấu hiệu của mang thai ngoài tử cung nên các bác sĩ cần phải xác định chính xác được bệnh là gây ra các dấu hiệu này.Ngoài ra, một số xét nghiệm, kiểm tra nhiễm trùng khác như siêu âm vùng chậu, chụp CT, chụp cộng hưởng từ (MRI) cũng được áp dụng để chuẩn đoán bệnh được chính xác hơn.
Phương pháp điều trị bệnh viêm vùng chậu là gì? (ảnh Internet).
6. Những thói quen sinh hoạt giúp bạn kiểm soát tốt bệnh viêm vùng chậu
Bạn hoàn toàn có thể kiểm soát tốt bệnh viêm vùng chậu nếu:
- Tái khám đúng lịch.
- Tuân thủ theo sự chỉ định của bác sĩ, không được tự ý uống thuốc điều trị tại nhà.
- Bạn và bạn tình nên cùng điều trị bệnh để tránh lây nhiễm cho nhau.
- Quan hệ tình dục an toàn, nên sử dụng bao cao su.
- Thông báo ngay cho bác sĩ nếu các triệu chứng của bệnh trầm trọng hơn hoặc không được cải thiện trong vòng 48 giờ sau điều trị.
Theo các bác sĩ, bạn nên thực hiện kiểm tra sức khỏe sinh sản định kì từ 3-6 tháng/ lần bởi phòng bệnh vẫn hơn là chữa bệnh!
Theo Helobacsi
Những loại thuốc điều trị hiếm muộn ở phụ nữ Đối với phụ nữ, làm mẹ là một thiên chức cao quy và vô cùng thiêng liêng. Tuy nhiên, ngày nay tỷ lệ vô sinh tăng cao làm cho chị em phụ nữ vô cùng lo lắng. Vây ban cân phai điêu tri hiếm muộn ra sao? Có bao giờ bạn tự hỏi, những viên thuốc nhỏ xíu hay những loại thuốc tiêm...