Lạc nội mạc tử cung có thể gây vô sinh?
Khi được chẩn đoán lạc nội mạc tử cung, nhiều phụ nữ trong độ tuổi sinh sản rất lo lắng, băn khoăn.
Một trong những câu hỏi phổ biến nhất là: Liệu có thể mang thai được không?
Theo ThS.BS Lê Quang Dương – Giám đốc Trung tâm Phát triển Sức khỏe Bền vững – VietHealth cho biết, không phải tất cả bệnh nhân lạc nội mạc tử cung đều vô sinh nhưng rất nhiều bệnh nhân lạc nội mạc tử cung phải sống chung với tình trạng vô sinh. Nói cách khác, đối với một số người, lạc nội mạc tử cung có thể khiến việc thụ thai trở nên khó khăn hơn. Nhưng sống chung với tình trạng này không có nghĩa là không có khả năng mang thai.
1. Lạc nội mạc tử cung ảnh hưởng đến khả năng sinh sản như thế nào?
Tình trạng viêm liên quan đến lạc nội mạc tử cung có thể làm hỏng DNA của tế bào trứng hoặc trứng không được thụ tinh trong buồng trứng.
Lạc nội mạc tử cung là tình trạng xảy ra khi các mô tương tự như lớp niêm mạc bên trong tử cung phát triển ở bên ngoài tử cung hoặc ngay tại tử cung, thường là trên các cơ quan khác bên trong khung chậu hoặc khoang bụng. Các khối u lạc nội mạc tử cung có thể sưng lên và chảy máu, tương tự như cách niêm mạc bên trong tử cung hoạt động hàng tháng, dẫn đến hiện tượng chảy máu bên trong khung chậu và đau bụng khi hành kinh.
“Nội mạc tử cung” là thuật ngữ chỉ lớp niêm mạc lót bên trong tử cung. Trong một chu kỳ kinh nguyệt, lớp niêm mạc này sẽ phát triển và bị bong ra nếu quá trình thụ thai không diễn ra.
Nếu khối lạc nội mạc cổ tử cung tiếp tục tăng trưởng, sẽ gây ra một loạt vấn đề như:
Làm tắc ống dẫn trứng khi khối u bao phủ hoặc làm tổn thương buồng trứng. Máu bị kẹt trong buồng trứng có khả năng tạo thành u nang.Viêm (sưng tấy), đau bụng nhiều khi hành kinh.Hình thành mô sẹo và kết dính (loại mô có khả năng liên kết các cơ quan với nhau). Mô sẹo này là nguyên nhân gây đau vùng chậu và khiến người bệnh khó thụ thaiCác vấn đề về ruột và bàng quang.
ThS.BS Lê Quang Dương cho biết: Lạc nội mạc tử cung tạo ra một môi trường viêm nhiễm bên trong xương chậu nhưng đó là một tình trạng mang tính hệ thống. Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy dấu hiệu viêm trong dịch vùng chậu và bụng. Và những dấu hiệu viêm tương tự này được tìm thấy ở mức độ cao trong máu. Tình trạng viêm này khiến tinh trùng và trứng khó gặp nhau hoặc khiến phôi khó làm tổ trong tử cung. Trong giai đoạn sau của lạc nội mạc tử cung, sẹo có thể gây ra những thay đổi về cấu trúc – như xoắn hoặc tắc nghẽn trong ống dẫn trứng khiến tinh trùng và trứng không thể gặp được nhau.
Video đang HOT
Các ống dẫn trứng có thể bị tắc do một tổn thương ở gần ống dẫn trứng. Mô buồng trứng cũng có thể bị tổn thương do sự phát triển của các u nang liên quan đến lạc nội mạc tử cung. Tình trạng viêm liên quan đến lạc nội mạc tử cung cũng có thể làm hỏng DNA của tế bào trứng hoặc trứng không được thụ tinh trong buồng trứng.
2. Phụ nữ có thể mang thai khi bị lạc nội mạc tử cung?
Phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung khi mang thai dễ bị đái tháo đường thai kỳ.
Vẫn có thể mang thai khi bị lạc nội mạc tử cung nhưng phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung có thể tăng nguy cơ biến chứng khi mang thai. Điều này bao gồm bong nhau thai, nơi nhau thai tách ra khỏi tử cung trước khi sinh và thai chết lưu.
ThS.BS Lê Quang Dương lưu ý: Có mối liên quan giữa lạc nội mạc tử cung và các kết quả bất lợi về sản khoa. Những phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung khi mang thai và sinh con có nguy cơ bị tiền sản giật, đái tháo đường thai kỳ và tăng huyết áp cũng như sinh non cao hơn.
Những phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung cũng có thể mang thai thành công bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF), miễn là buồng trứng vẫn có khả năng sản xuất trứng. Tuy nhiên, những trường hợp mang thai nhờ IVF có nguy cơ tiền sản giật, đái tháo đường thai kỳ và hạn chế tăng trưởng cao hơn.
3. Khi nào cần đi khám, điều trị lạc nội mạc tử cung?
Nếu đang mắc bệnh lạc nội mạc tử cung và sẵn sàng mang thai, hãy đi khám. Kế hoạch hành động phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm tuổi tác, đã cố gắng mang thai được bao lâu và mức độ tiến triển của bệnh lạc nội mạc tử cung.
Việc điều trị lạc nội mạc tử cung hiện nay được điều chỉnh phù hợp với nhu cầu và mục tiêu của từng người. Không có cách chữa khỏi hoàn toàn, các phương pháp điều trị thường tập trung vào điều trị ngoại khoa (phẫu thuật) hoặc nội khoa (sử dụng thuốc). Ngoài ra, có thể thử một số liệu pháp giúp cải thiện các triệu chứng bệnh.
Những phương pháp điều trị lạc nội mạc tử cung bao gồm:
Uống thuốc: Thuốc chống viêm có tác dụng giảm đau hiệu quả. Nếu những loại thuốc này không giúp bớt đau, hãy kết hợp với các liệu pháp hỗ trợ như: tắm nước ấm, chườm nóng lên bụng, tập thể dục đều đặn hoặc châm cứu, massage…
Điều trị nội tiết: Liệu pháp nội tiết nhằm làm giảm lượng estrogen mà cơ thể tạo ra, giúp các mô cấy chảy máu ít hơn, từ đó ngăn ngừa tình trạng viêm, dính và hình thành u nang. Phương pháp này có thể khiến chu kỳ kinh nguyệt tạm ngừng.
Các loại thuốc được chỉ định để giảm nồng độ hormone estrogen bao gồm: Viên tránh thai kết hợp hoặc dùng Progestin. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc phải được chỉ định của bác sĩ điều trị, người bệnh không được tự ý dùng thuốc.
Phẫu thuật bảo tồn: Phương pháp này thích hợp cho những phụ nữ không đáp ứng với hai liệu pháp uống thuốc và điều chỉnh nồng độ nội tiết tố. Mục tiêu của phẫu thuật bảo tồn là loại bỏ hoặc phá hủy sự phát triển của nội mạc tử cung mà không làm tổn thương cơ quan sinh sản.
Phẫu thuật nội soi ổ bụng – phương pháp phẫu thuật xâm lấn tối thiểu – được áp dụng nhằm bóc bỏ các khối lạc nội mạc tử cung, phẫu thuật cắt bỏ các khối u đang phát triển. Biện pháp đốt laser cũng thường được sử dụng nhằm đốt phá hủy mô “lạc chỗ” này.
Phẫu thuật cắt bỏ tử cung: Đây là biện pháp cuối cùng chọn lựa nếu tình trạng bệnh không cải thiện với mọi phương pháp điều trị khác. Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ sẽ cắt hoàn toàn tử cung, cổ tử cung, hoặc cả buồng trứng vì các cơ quan này tạo ra estrogen – căn nguyên gây ra sự phát triển của mô nội mạc tử cung. Ngoài ra, bác sĩ còn loại bỏ các mô bị tổn thương xung quanh.
Khi cắt hoàn toàn tử cung, sẽ không thể mang thai được nữa. Chính vì thế, hãy cân nhắc thật kỹ trước khi tiến hành phương pháp này, nhất là khi phụ nữ còn trong độ tuổi lập gia đình và sinh con. Nhưng cần nhớ rằng lạc nội mạc tử cung là một tình trạng phổ biến – và vô số người đã mang thai và sinh con khỏe mạnh khi mắc bệnh này.
3 bệnh lý bất thường của tử cung
Tử cung là bộ phận sinh đẻ quan trọng của người phụ nữ. Tuy nhiên, có những bệnh ở tử cung có thể là nguyên nhân gây vô sinh cho chị em.
Thạc sĩ, bác sĩ Phan Chí Thành, Chánh Văn phòng Trung tâm đào tạo, Chỉ đạo tuyến, Bệnh viện Phụ sản Trung ương cho biết, tử cung hay còn gọi là dạ con là một bộ phận s.inh d.ục quan trọng của phụ nữ, nằm giữa bàng quang và trực tràng.
Trong tất cả các bệnh lý về phụ khoa của phụ nữ thì các bệnh ở tử cung thường gây hậu quả nặng nề nhất bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản cũng như sức khỏe của người mắc.
Tử cung là bộ phận s.inh d.ục quan trọng của phụ nữ (Ảnh minh họa)
Theo bác sĩ Thành, bệnh lý bất thường của tử cung thường có 3 mức độ như: Không có tử cung, các bệnh lý dị dạng tử cung và tử cung bình thường nhưng bị hỏng buồng tử cung.
Cụ thể, trường hợp không có tử cung, theo bác sĩ sản phụ khoa này, đây là trường hợp nặng nhất và bất thường hiếm gặp nhất với xác suất là 1/4000 - 10000 phụ nữ.
Những người phụ nữ mắc chứng này thường không có tử cung hoặc có tử cung nhưng tử cung quá nhỏ. Những người này có â.m đ.ạo rất ngắn, thậm chí còn không có â.m đ.ạo và không có k.inh n.guyệt. Thế nhưng, họ vẫn có buồng trứng và ống dẫn trứng như bình thường.
Với trường hợp không có tử cung, người phụ nữ không thể nào mang thai được vì cho đến nay, y học hiện đại vẫn chưa thực hiện được kỹ thuật cấy ghép tử cung nhân tạo. Nếu muốn có con, họ phải nhờ người khác mang thai hộ.
"Những người may mắn vẫn có trứng sẽ phải làm thụ tinh ống nghiệm, sau đó chuyển phôi vào người thân, phôi của một người phụ nữ khác và tử cung của người phụ nữ khác để nhờ mang thai hộ thì vẫn có thai được bình thường", nam bác sĩ cho hay.
Bác sĩ Thành thăm khám, t.ư v.ấn cho bệnh nhân
Trường hợp thứ hai, mức độ dị dạng khác nhau của tử cung và â.m đ.ạo. Theo bác sĩ Thành, dị dạng tử cung là những bất thường về cấu trúc của tử cung, nguyên nhân là do sự rối loạn quá trình biệt hóa các bộ phận s.inh d.ục lúc thai nhi hình thành.
Những dị dạng tử cung thường liên quan đến tử cung, vòi trứng, buồng trứng,... Do đó, bất kỳ một dị dạng nào cũng có thể ảnh hưởng đến hoạt động t.ình d.ục cũng như chức chăng sinh sản của nữ giới.
Triệu chứng thường gặp như vô sinh, sinh non, sảy thai liên tục,... Trong những bệnh nhân có vấn đề về sinh sản, có khoảng 25 - 30% các trường hợp sảy thai liên tiếp có liên quan đến dị tật tử cung.
"Có những người giải tủy dị dạng tử cung không biểu hiện rõ, rất nhiều bệnh nhân hiếm muộn nhiều năm, lập gia đình nhiều năm không có con, đi khám thì thì bị vô sinh hiếm muộn thì phát hiện bất thường ở tử cung", bác sĩ Thành ví dụ cụ thể.
Trường hợp thứ ba, tử cung bình thường nhưng do nạo hút thai gây hỏng buồng tử cung.
Trên thực tế, người đi nạo hút thai phải chịu sự đau đớn một cách trực tiếp trong suốt quá trình nạo, hút. Đặc biệt là các bạn gái chưa sinh nở lần nào, cổ tử cung còn bé, kích thước còn nhỏ thì sự đau đớn tăng lên gấp nhiều lần.
Tiếp theo sau khi đã trải qua quá trình nạo hút thai, sự đau đớn và sợ hãi, sự rối loạn nội tiết tố estrogen có thể dẫn đến những biến đổi trầm trọng về mặt tâm lý như: không còn ham muốn quan hệ t.ình d.ục, không đạt được khoái cảm khi quan hệ t.ình d.ục, luôn luôn dằn vặt, tự trách mình...
Những điều cần lưu ý khi đi khám vô sinh hiếm muộn Rất nhiều trường hợp các cặp vợ chồng kết hôn một thời gian dài, quan hệ tình dục bình thường nhưng người vợ vẫn chưa mang thai. Lúc này, cả hai mới đi khám và đa số phát hiện bất thường. Vậy thời điểm nào nên đi khám vô sinh hiếm muộn và cần khám những gì? Có rất nhiều nguyên nhân có...