Lá xông, gừng, xả, vỏ bưởi bất ngờ tăng giá phi mã, nhiều người ở Sơn La vẫn mua tới tấp, vì sao vậy?
Hiện nay nhiều ca F0 trên địa bàn tỉnh Sơn La tăng cao, nhiều người đã phải tự điều trị tại nhà, còn các ca F0 có triệu chứng nặng phải đến khu cách ly tập trung điều trị.
Ngoài chợ, người dân đổ xô đi mua gừng, sả, vỏ bưởi… khiến các mặt hàng nông sản trên tăng phi mã.
Thời điểm trước Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, các ca F0 chưa xuất hiện nhiều như hiện nay nên các mặt hàng như: Gừng, sả, hương nhu, vỏ bưởi, lá bưởi, chanh…giá cả đều rẻ, có khi đến chợ không ai để ý tới.
Nhưng do gần đây có nhiều thông tin về các mặt hàng nông sản trên dùng làm thuốc xông, giúp ngăn ngừa được covid-19, người dân đã đổ xô đến các chợ trung tâm, chợ dân sinh mua về cho gia đình xông mũi để ngăn ngừa virut, khiến các mặt hàng tăng giá gấp 3 – 4 lần ngày bình thường.
Một người dân đang chọn mua thuốc về xông mũi phòng chống dịch Covid-19 cho gia đình tại chợ Nong Đúc. Ảnh: Hà Hoàng.
Trao đổi với PV Dân Việt, chị Cà Thị Thương, tiểu thương bán hàng nông sản nhiều năm tại chợ Nong Đúc (phường Chiềng Ngần, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La) cho biết: “Trước đây tôi chủ yếu bán các loại rau, củ, quả thôi. Thấy nhiều khách hàng tìm mua sả, gừng, lá bưởi, vỏ bưởi, chanh để xông mũi nên tôi hái ở nương bó thành từng mớ mang đi bán. Mỗi 1 mớ đầy đủ các loại tôi bán từ 15.000 – 20.000 đồng. Bình quân mỗi ngày, tôi bán được khoảng 40 mớ thu về khoảng 800.000 đồng”.
Các mớ lá thuốc được các tiểu thương bó buộc rất cận thận để bán cho khách hàng. Ảnh: Hà Hoàng.
Vào vai 1 người dân đi chợ Nong Đúc (phường Chiềng Sinh, thành phố Sơn La) tìm mua thuốc về xông cho gia đình, phóng viên nhìn thấy các gian hàng trong chợ đều trưng bày bán các mặt hàng gừng, sả, hương nhu, vỏ bưởi…bó thành từng mớ với nhiều chủng loại khác nhau rất nhiều.
Các tiểu thương đa số là người đồng bào dân tộc thiểu số, mỗi khi có khách hàng đi qua gian hàng đều í ới mời chào mua thảo dược trên về xông mũi điều trị hoặc phòng ngừa Covid-19.
Mỗi bó thuốc đều có đẩy đủ các loại như: Sả, lá bưởi, hương nhu, vỏ bưởi… Ảnh: Hà Hoàng.
Theo như lời chia sẻ của bà N.T.H (bản Hẹo, phường Chiềng Sinh, thành phố Sơn La) chia sẻ: Tôi nghe nhiều người nói các loại thảo dược mang về đun sôi, khi hơi nước bốc lên thì dùng khăn phủ lên đầu rồi xông, hơi nước nóng sẽ làm giãn mạch ngoại biên, lượng máu được tăng cường. Kích thích tuyến mồ hôi hoạt động, đào thải các chất độc trong cơ thể ra ngoài giúp người bệnh có cảm giác dễ chịu.
Xông hơi nóng giúp làm mềm vảy mũi, giảm nhanh các triệu chứng nghẹt mũi, giảm sung huyết niêm mạc mũi, giúp người bệnh phục hồi khứu giác. Chính vì vậy, hôm nay tôi mới đi mua về xông cho cả nhà ngăn ngừa dịch Covid-19.
Do nhiều người dân đổ xô đi mua về xông phòng dịch Covid-19, nên các loại mặt hàng như: Sả, gừng, chanh, vỏ bưởi, hương nhu… tăng phi mã. Có thời điểm 1 trong những số dược liệu trên rất khan hàng, nếu có thì bán với giá đắt gấp 3 – 4 lần so với trước kia, điển hình như là sả và chanh.
Hàng ngày có rất đông người dân tìm đến chợ Nong Đúc (phường Chiềng Sinh, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La) và các chợ dân sinh khác tìm mua thuốc về xông cho gia đình phòng chống dịch Covid-19. Ảnh: Hà Hoàng.
Là 1 trong những tiểu thương bán rau, củ, quả gần 20 năm tại chợ Nong Đúc (phường Chiềng Sinh, thành phố Sơn La), bà Quàng Thị Quân cho hay: Trước đây tôi bán rau ở chợ là chủ yếu, thấy khách tìm mua sả và chanh nhiều nên tôi hái ở vườn nhà đi bán, nhưng vì nhu cầu tiêu thụ quá lớn nên vườn gia đình cũng hết sạch.
Để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, vào khoảng 3h sáng tôi đến chờ các xe tải chở nông sản về bán đổ tại chợ Nong Đúc mua sả, chanh. Hôm nào đến sớm thì kịp mua được nhiều, còn đến muộn thì không mua được lạng nào.
Video đang HOT
Một khách hàng đang mua sả về dự trữ để xông ngăn ngừa dịch Covid-19. Ảnh Hà Hoàng.
“Do nhu cầu của người tiêu dùng tăng cao nên sả cũng tăng giá theo từng giờ, trước đây tôi chỉ bán được 3.000 – 4.000 đồng/kg. Nhưng nay thì khác, mỗi 1kg sả tôi bán được 20.000 đồng/kg, sau khi trừ tiền nhập hàng tôi cũng lãi khoảng 11.000 đồng/kg”, bà Quàng Thị Quân chia sẻ.
Bà Quàng Thị Quân, bản Hẹo (phường Chiềng Sinh, thành phố Sơn La) người bên trái, bày bán sả tại chợ Nong Đúc. Mỗi bó được bà Quân bán với giá 20.000/kg. Ảnh: Hà Hoàng.
Trong tình hình hiện nay, để phòng chống Covid-19 hiệu quả người dân cần thực hiện đúng khuyến cáo 5K của Bộ Y tế là rất quan trọng. Mọi người cần ăn uống đủ chất, luyện tập thể dục thể thao để nâng cao sức đề kháng. Nên thực hiện các giải pháp phòng, chống bệnh dịch theo hướng dẫn của ngành y tế, không nên lạm dụng liều xông, có thể ảnh hưởng không tốt tới sức khoẻ.
Cách nấu lẩu gà lá giang nóng hổi thanh mát thơm ngon cho bữa cơm cuối tuần
Vào những buổi chiều mưa như thế này thì còn gì bằng việc cả gia đình cùng quây quần bên nhau vừa ăn món lẩu nóng hổi vừa cười nói vui vẻ.
Nguyên liệu làm Lẩu gà lá giang
Gà ta 1 con (khoảng 1.6kg)
Lá giang 250 gr
Hành tím 3 củ
Gừng 1 củ
Tỏi 4 tép
Ngò gai 3 nhánh (mùi tàu)
Ớt 2 trái
Dầu ăn 1 muỗng canh
Gia vị thông dụng 1 ít (Đường/ muối/ bột ngọt/ hạt nêm)
Cách chọn mua nguyên liệu tươi ngon
Cách chọn mua thịt gà tươi sạch, an toàn
Để món lẩu được ngon bạn nên chọn mua gà ta, có màu da là màu vàng nhạt, chỉ đậm ở một số chỗ như ức, cánh và phần lưng của gà.Quan sát kỹ phần da của gà và phần lớp mỡ bên trong, nếu bên ngoài da màu vàng mà những lớp mỡ bên trong có màu trắng thì đó là loại gà đã bị nhuộm màu, tuyệt đối không được chọn.
Gà ta ngon sẽ có phần da mỏng, mịn và có tính đàn hồi cao, thịt gà tươi sẽ không có mùi hôi, và lưu ý không chọn loại gà có mùi thuốc kháng sinh, để ý nếu thấy trên da gà có các vết bầm hay tụ máu chúng ta cũng nên loại và không mua.
Cách chọn mua lá giang tươi
Lá giang ngon nhất là lá vừa mới hái, còn xanh mướt, không bị héo và không bị hư sâu. Chọn mua những lá còn nguyên, không dập nát, không có nhiều đốm trắng hoặc đen trên lá.
Để làm món ăn được ngon bạn nên chọn lá giang không quá già cũng không quá non, thì sẽ có được vị chua tự nhiên và tươi ngon hơn.Trường hợp nếu mua nhiều lá giang mà không sử dụng hết, bạn có thể cất ngay lá vào trong tủ lạnh, không cần rửa trước vì có thể làm hư lá.
Cách chế biến Lẩu gà lá giang
1
Sơ chế thịt gà
Gà ta bạn mua con đã làm sẵn để tiết kiệm thời gian, mua về bạn lấy khoảng 1 muỗng canh muối chà xát lên toàn bộ bề mặt gà khoảng 3 - 5 phút, để da gà được sạch và khử mùi hôi gà, sau đó bạn rửa lại vài lần với nước sạch và để ráo.
Tiếp đó, bạn dùng dao chặt thịt gà thành các khúc vừa ăn.
2
Ướp thịt gà
Bạn cho phần thịt gà đã chặt vào 1 cái thau, cho thêm 1 muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê hạt nêm, 1 muỗng cà phê bột ngọt và 1 muỗng canh nước mắm vào thau, sau đó trộn đều và để ướp gà trong khoảng 30 phút cho gà thấm gia vị.
3
Sơ chế nguyên liệu khác
4 tép tỏi bạn bóc vỏ, sau đó đập dập rồi băm nhỏ. 3 củ hành tím bạn cũng đập dập, 1 củ gừng bạn rửa sạch sau đó bạn cũng đập dập ra. 3 nhánh ngò gai bạn rửa sạch rồi cắt khúc vừa ăn. 2 trái ớt bạn bỏ phần cuống đi rồi cắt khúc vừa ăn.
250gr lá giang bạn nhặt lấy lá rồi rửa thật sạch, sau đó bạn dùng tay vò dập lá giang để khi nấu lẩu được chua và ngon hơn.
4
Xào sơ thịt gà
Bắc 1 cái nồi lên bếp, bạn cho vào 1 muỗng canh dầu ăn, đợi dầu nóng bạn cho tỏi băm vào phi cho thơm, sau đó bạn cho phần thịt gà đã ướp gia vị vào xào sơ với lửa vừa khoảng 5 phút cho thịt gà săn lại là được.
5
Nấu lẩu
Sau khi gà đã săn lại, bạn cho vào nồi thịt gà 1.5 lít nước sôi vào nấu cho nhanh nhé.
Sau đó, bạn cho vào nồi gừng và hành tím đập dập, nấu cùng với lửa vừa đến khi nước sôi rồi đợi tiếp khoảng 20 - 30 phút cho gà chín vừa ăn, lưu ý không nấu quá lâu gà sẽ mềm chứ không còn dai ngon.
Tiếp đó, bạn cho từ từ phần lá giang vào rồi cho thêm 1 muỗng canh đường và 1 muỗng canh muối. Bạn có thể nêm nếm lại cho phù hợp với khẩu vị của gia đình mình nhé.
Bạn đun thêm 5 phút rồi cho ngò gai và ớt cắt khúc vào rồi tắt bếp.
6
Thành phẩm
Nồi lẩu gà ta nóng hổi, thơm ngon, từng thớ thịt gà dai dai săn chắc, nước lẩu ngọt thanh chấm phá thêm vị chua nhè nhẹ từ lá giang và vị cay the của ớt, được nêm nếm kỹ vô cùng đậm đà.
Với món lẩu gà này, bạn có thể ăn kèm với các loại rau như hoa chuối, rau muống, mồng tơi,... thêm 1 tô bún nữa là có thể mời cả nhà cùng thưởng thức rồi.
Tôm luộc chấm nước tương món ăn ngon mà dễ làm Tôm luộc chấm nước tương là món ăn ngon, bổ dưỡng với cách làm vô cùng đơn giản. Vậy các bạn hãy cùng chúng tôi thực hiện cách làm món tôm luộc này nhé! Tôm luộc chấm nước tương ngon Nguyên liệu làm món tôm luộc chấm nước tương ngon: Nguyên liệu làm nước chấm: 1 thìa canh gừng băm nhỏ. 1 thìa...