“Là người có địa vị, ông Triệu Tài Vinh không nên có thái độ như vậy”
Cựu ĐBQH, GS Nguyễn Minh Thuyết bình luận về cách ứng xử với báo chí trong vấn đề gian lận thi cử của Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang Triệu Tài Vinh.
Bên hành lang Quốc hội, trả lời phóng viên về việc xử lý những người liên quan trong vụ gian lận thi cử ở Hà Giang, Bí thư Tỉnh ủy Triệu Tài Vinh có nói “Tôi thì dư luận phán xét xong rồi”.
Là người đứng đầu một tỉnh, câu trả lời của ông Triệu Tài Vinh khiến dư luận không khỏi bức xúc. Có ý kiến cho rằng, vị Bí thư tỉnh ủy đã quá vô cảm trước một vụ việc được coi là “chấn động” nền giáo dục nước nhà cách đây gần 1 năm.
Con gái ông Triệu Tài Vinh nằm trong số những thí sinh được nâng điểm thi (Ảnh: VTC News)
Cựu Đại biểu Quốc hội, Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết nói rằng, ông có thể hiểu được những “phiền phức” mà ông Triệu Tài Vinh đang gặp phải. Những “phiền phức” đó không chỉ là câu chuyện gian lận thi cử cách đây gần 1 năm ở tỉnh Hà Giang, một vụ gian lận được coi là “quá sức tưởng tượng”, mà đặc biệt hơn, con gái của ông Vinh cũng nằm trong số các thí sinh được nâng điểm.
Những phiền phức với ông Vinh là khó tránh, nhưng là một người có địa vị, ông cần có cách ứng xử phù hợp và đúng đắn hơn. Là một lãnh đạo cao nhất của tỉnh, ông cũng có trách nhiệm chỉ đạo, thậm chí để cho khách quan, có thể giao cho cá nhân khác chỉ đạo tổ chức điều tra đến nơi đến chốn. Bản thân ông cũng nên sẵn sàng chấp nhận kết quả điều tra. Khi trả lời báo chí cần giữ thái độ điềm tĩnh, một chính khách cấp cao như ông thì không nên có cách trả lời như vậy.
Video đang HOT
Ông Lê Như Tiến – Đại biểu Quốc hội khoá XIII cho biết, ông rất bức xúc trước thái độ quanh co của nhiều vị cán bộ có liên quan trong vụ gian lận thi cử ở nhiều địa phương như Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình… thời gian qua. Một số quan chức đã dùng mọi lý lẽ để phủ nhận sự liên quan của mình. Theo ông Tiến, đó chỉ là ngụy biện.
“Người thì nói không biết con mình được nâng điểm, người thì cho rằng con mình xứng đáng được số điểm như thế… Cách trả lời của họ chỉ khiến dư luận thêm bất bình”, ông Lê Như Tiến nêu rõ.
Ông Lê Như Tiến cũng chỉ ra rằng, thực chất chỉ có 2 đối tượng có đủ khả năng để điều khiển người khác nâng điểm cho con em mình: Người có quyền và người có tiền. Không bỗng dưng, người ta “gắp điểm bỏ tay người”.
Dù dùng quyền hay dùng tiền để can thiệp vào điểm thi của con cũng đều cho thấy dấu hiệu của tội lợi dụng chức vụ quyền hạn gây hậu quả nghiêm trọng. Ông Tiến cho rằng, cả phía ra lệnh và phía thực hiện đều phạm tội này.
Bên cạnh đó, cơ quan chức năng cũng sẽ phải làm rõ cả tội danh đưa và nhận hối lộ đối với phụ huynh học sinh và những cán bộ cầm tiền để thực hiện việc nâng điểm, sửa điểm. Tất cả những tội danh này đều nằm trong khung hình phạt rất cao của Bộ luật Hình sự.
Nguyên Phó Chủ nhiệm Uỷ ban VH-GD-TN-TN-NĐ của Quốc hội cũng ủng hộ việc công khai danh tính những phụ huynh có con em được can thiệp điểm. Nhưng với các em học sinh, ông Lê Như Tiến cho rằng “chỉ cần loại tên các em khỏi danh sách trúng tuyển vì các em còn cả một chặng đường dài phía trước”.
Theo VOV
Bí thư Triệu Tài Vinh nói về xử lý vụ gian lận điểm thi xảy ra tại Hà Giang
Trả lời báo chí bên hành lang Quốc hội sáng 22.5, Bí thư tỉnh ủy Hà Giang Triệu Tài Vinh đã chia sẻ về việc chậm trễ xử lý cán bộ sai phạm trong vụ gian lận điểm thi THPT quốc gia 2018 tại địa phương mình.
Bí thư Tỉnh uỷ Hà Giang Triệu Tài Vinh thảo luận tại tổ sáng 22.5. Ảnh: Phạm Hải
Trước câu hỏi của phóng viên về việc vì sao vụ gian lận điểm thi xảy ra tại Hà Giang được phát hiện đã khá lâu nhưng vì sao việc xử lý về mặt pháp luật dường như còn chậm? Ông Triệu Tài Vinh nói: "Cái gì cũng có quy trình của nó. Khởi tố vụ án còn liên quan đến người nào, trách nhiệm thế nào".
Chia sẻ ngắn gọn, Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang thông tin: "Tôi vừa gọi điện về bảo khẩn trương làm cuộc kiểm điểm đi".
Trước đó, liên quan đến vụ việc này, dư luận đã phát hiện ra rằng, các thí sinh nằm trong danh sách được nâng điểm trong kỳ thi Trung học phổ thông Quốc gia 2018 tại tỉnh Hà Giang, không ít em là con quan chức.
Trong đó, nhiều trường hợp là con, cháu của lãnh đạo huyện, tỉnh và các sở ngành, một số doanh nghiệp lớn trong tỉnh.
Theo đó, các thí sinh được sửa điểm tại kỳ thi Trung học phổ thông Quốc gia năm 2018 có 4 thí sinh là con em của 4 lãnh đạo đương nhiệm.
Cả 4 thí sinh đều nhận điểm số chấm thẩm định thấp hơn điểm thực đã được công bố trước đó.
Con của một vị Phó giám đốc Sở, điểm thi công bố lần 1 là hơn 28 điểm, nhưng điểm thi lần 2 chỉ là 16 điểm - thấp hơn 12 điểm.
Tại trường THPT chuyên Hà Giang có 3 thí sinh khác là con và cháu của một lãnh đạo cấp tỉnh, cũng thuộc diện có điểm chấm thẩm định thấp hơn điểm đã đã công bố trước đó.
Đáng lưu ý, trong số thí sinh được nâng điểm ở Hà Giang có con gái của Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang Triệu Tài Vinh cũng được nâng điểm.
Tuy nhiên, sau đó, ông Vinh bác bỏ thông tin gia đình sắp xếp để em được nâng điểm, bởi, bản thân em có thành tích học tập cao.
Ngoài ra, một số thí sinh được nâng điểm trong vụ tiêu cực điểm thi là con em của một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, một số thí sinh có bố mẹ công tác tại Công an tỉnh...
C.NGUYÊN - Đ.CHUNG - T.TRUNG
Theo Lao động
Không mua được bằng tiền, mua được bằng rất nhiều tiền! Nếu chúng ta không trừng trị những kẻ "cướp điểm" ở Hòa Bình, Hà Giang, Sơn La, chúng ta đang làm ngơ cho gian lận thi cử... LTS: Lời khai của bị can Trần Xuân Yến - Phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Sơn La về số tiền để nhận chạy điểm đang khiến dư luận hết sức bất...