Lạ miệng với ngó lục bình
Ngày nay, lục bình không chỉ dùng làm các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, mà còn được chế biến thành các món ăn trong bữa cơm gia đình của người dân miền Tây Nam Bộ. Từ nguồn thực phẩm dân dã, người dân nơi đây đã sáng tạo ra rất nhiều món ăn hấp dẫn từ ngó lục bình.
Lục bình là loài thủy sinh hoang dại mọc khắp nơi trên các ao hồ, sông rạch ở đồng bằng sông Cửu Long. Vốn chỉ dùng thân cây làm đồ thủ công mỹ nghệ, nhưng những năm gần đây ở miền Tây, người dân đã có nhiều sáng tạo trong chế biến và sử dụng lục bình.
Ít ai biết rằng lục bình là loại rau sạch, thuộc nhóm thức ăn xanh chứa hầu hết các acid amin không thay thế, giàu vitamin, và các loại khoáng vi lượng khác. Cọng non lục bình có thể ăn sống chấm nước mắm kho, cá kho, nhúng lẩu; ngó lục bình có thể làm dưa chua, làm gỏi, xào thịt hoặc tép. Trong đó hấp dẫn nhất phải kể đến món gỏi ngó lục bình trộn tôm thịt.
Gọt bỏ vỏ ngoài ngó lục bình và dùng bàn bào bào thành miếng mỏng sau đó ngâm nước có pha một ít phèn và nước cốt chanh khoảng 5 phút để ngó lục bình không sẫm màu và có độ giòn. Vớt ra xả sạch, để ráo.
Ốc gạo luộc chín lấy ruột, thịt ba rọi luộc chín xắt miếng mỏng, để riêng mỗi thứ ra dĩa. Cuối cùng, cho các nguyên liệu đã sơ chế trên vào dĩa trộn đều cùng các gia vị rau răm, chanh đường, ớt, nước mắm, đậu phộng rang giã giập nêm nếm lần cuối, và làm thêm chén nước mắm chua ngọt.
Gắp ruột con ốc gạo, miếng thịt luộc cùng với miếng ngó lục bình chấm vào chén nước mắm tỏi ớt đưa lên miệng nhai chầm chậm, sẽ nghe vị ngọt, béo của ốc gạo, của thịt; vị giòn, ngọt cùng mùi thơm thoảng đặc trưng của ngó lục bình lan tỏa vào khắp giác quan.
Gỏi ngó lục bình trộn tôm thịt
Trước hết, dùng dao bén gọt bỏ vỏ ngoài ngó lục bình và dùng bàn bào, bào ngó lục bình thành từng miếng mỏng. Cho ngó lục bình đã bào ngâm vào nước có pha một ít phèn và nước cốt chanh khoảng 5 phút để ngó lục bình không sẫm màu và có độ giòn, vớt ra xả sạch, để ráo. Kế đến, tôm sú luộc chín lột vỏ, thịt ba rọi luộc chín xắt miếng mỏng, để sẵn mỗi thứ ra dĩa. Cuối cùng, cho các nguyên liệu đã sơ chế vào dĩa trộn đều cùng các gia vị như rau răm, chanh, đường, ớt, nước mắm. Nêm nếm lần cuối, và làm thêm một chén nước mắm chua ngọt là xong.
Video đang HOT
Ngó lục bình xào thịt ba chỉ
Muốn làm món lục bình xào, trước hết chúng ta phải chọn ra những cọng lục bình non tơ mơn mởn (ngó lục bình), cắt ra từng khúc dài độ 10 cm, rửa sạch với nước muối pha loãng, xong bóp cho ráo nước. Dùng thịt ba chỉ xắt mỏng ướp với hành, tiêu, tỏi, nước mắm rồi cho vào chảo xào. Sau đó, cho tất cả lục bình vào, tiếp tục xào cho thật đều và nêm nếm trước khi bắc xuống bếp.
Bắc chảo dầu sôi, phi tỏi cho thơm lừng, trút ngó lục bình đã sơ chế sạch vào xào chín rồi mới cho tép vào đảo đều, nêm nước mắm ngon, bột ngọt, tiêu xay nhuyễn. Đĩa lục bình xào tép chấm với nước tương hoặc nước mắm vắt chanh, dầm trái ớt hiểm thật là ngon. Người dân miền Tây thường ghé tai nhau câu ca: Lục bình trôi dọc triền sông/ Hái về xào tép ngọt lòng dân quê.
Canh chua cá lóc lục bình
Điểm nhấn của canh chua cá đồng bông lục bình là vị chua của mẻ, ngọt của cá và bùi của bông lục bình. Cho mẻ vào nấu với nước. cho cá đã ướp vào nấu sôi, kế đến cho ngó lục bình vào. Nêm nếm vừa ăn rồi thả bông lục bình vào nồi canh đang sôi ùng ục và nhấc nồi canh chua cá lóc lục bình xuống. ta có được nồi canh chua cá đồng lục bình hấp dẫn.
Canh chua lươn với bông lục bình
Cho tổ trứng kiến vào rổ, nhúng nước sôi để lấy chất chua đặc trưng rồi vớt bỏ xác trứng kiến, thả lươn đã làm sạch vô cho sôi lại, nêm nếm vừa ăn mới thả ngó lục bình vào. Có thể thêm vào nồi canh ít bông điên điển để màu sắc thêm quyến rũ, thêm ít lát ớt, mùi tàu, mùi ta thật là mặn mòi hương quê: Bắt lươn đem nấu canh chua/ Món ăn dân dã đâu thua thị thiềng (thị thành).
Ngó lục bình vừa mềm, vừa ngọt, tính mát và có mùi vị đặc trưng. Nhiều bà nội trợ, nhất là các tay sành điệu ẩm thực còn dùng ngó lục bình và bông lục bình để bóp gỏi chấm mắm kho. ngon không chỗ chê. Ngó lục bình non rửa sạch. Tốt nhất là ngâm với một ít muối loãng dùng để ăn sống chấm nước mắm kho, cá kho. Tuyệt vời nhất là chấm với nước cá kèo kho lạt.
Cách làm hủ tiếu Mỹ Tho
Cùng tới miền Tây Nam Bộ thưởng thức món hủ tiếu Mỹ Tho nào, với nước dùng ngọt và sợi hủ tiếu dai dai sẽ làm cho bạn nhớ mãi. Công thức dưới đây sẽ giúp bạn thực hiện món ăn này một cách đơn giản nhé.
Nguyên liệu:
-1kg hủ tiếu
-1 kg xương ống hoặc xương hom
-1 lá gan
-300g thịt thăn
-300g thịt xay
-300g tôm
-1 bó cần tây
-100g giá đỗ
-Hành lá
-Chanh, ớt
-Gia vị khác
Cách làm:
Bước 1: Xương rửa sạch, nếu là xương ống thì để nguyên, xương hom thì chặt miếng vừa ăn rồi cho vào nồi linh là nước dùng (nước lèo). Đun nhỏ lửa cho nước linh có vị ngọt của xương, khi nước lèo được thì nêm bột canh, bột ngọt, chút nước mắm cho vừa ăn.
Bước 2: Thịt xay thì cho vào chảo xào cho săn cùng chút nước mắm và bột ngọt. Thịt thăn, gan, tôm thì lần lượt đem luộc chín cùng chút muối, thịt và gan thì thái mỏng còn tôm bóc bỏ vỏ, nếu con to có thể chẻ đôi. Rau cần, giá đỗ và rau thơm khác thì làm sạch, rau cần cắt khúc vừa ăn, để ráo nước.
Bước 3: Khi ăn ta bắt đầu trần hủ tiếu vào nước dùng ( trụng hủ tiếu) bằng giá lưới để hủ tiếu sẽ mềm hơn. Cho hủ tiếu gia bát to, xếp lên vài lát thịt thái, gan, 2 thìa nhỏ thịt xay, tôm, cần, giá đỗ và hành lá thái nhỏ, sau đó múc nước dùng vào tô, rắc tiêu, ớt và chanh vào tùy khẩu vị.
Bát hủ tiếu nóng hổi đã hoàn thành, nghe đã thấy hấp dẫn rồi, còn chờ gì nữa bắt tay vào làm thôi các bạn.
Theo Homnayangi
Công thức làm bánh khọt Cùng xem cách làm món bánh nữa của miền Tây Nam Bộ nào, đó là cách làm bánh khọt dưới đây các bạn nhé, để bổ sung vào sổ tay của mình món bánh mới. Nguyên liệu: -200g bột gạo -1 bát cơm - bát bún -1 hộp nước cốt dừa -100g thịt xay -200g tôm -2 quả trứng -1 ít lá hẹ...