Lạ miệng với mắm Bò Hóc
Mắm Bò Hóc là một trong những món ăn, gia vị đặc trưng của người dân Khmer ở Tây Nam Bộ. Đây là nguyên liệu đặc trưng trong ẩm thực của đồng bào Khmer để chế biến nhiều món ăn khác nhau. Người dân Khmer xem nó như một loại đặc sản dùng để thết đãi khách quý khi tới nhà.
Món Bò Hóc chiên với thịt heo bằm và cơm
Vào mùa mưa, khi đánh bắt được nhiều cá, người dân Khmer sẽ làm mắm Bò Hóc để dành ăn trong suốt mùa khô. Ngoài là món ăn bổ sung protein, nó còn làm tăng hương vị thơm ngon cho các món ăn truyền thống khác. Có 2 loại mắm Bò Hóc cơ bản là Prohok ch’oeung và Prohok sach.
Mắm Bò Hóc được chế biến từ nguyên liệu chính là cá nước ngọt cùng với một số gia vị khác như tiêu, đường, muối và tỏi ớt, có cả cơm nguội. Quy trình chế biến mắm Bò Hóc không khó nhưng phải trải qua nhiều công đoạn và phải có sự tỉ mỉ của người làm. Cá được rửa sạch, bỏ ruột, đánh vảy, giã nát rồi phơi cho khô. Sau đó, ướp cá với các loại gia vị như đường, tiêu, tỏi rồi ép cho lấy phần nước làm nước mắm. Xác cá tiếp tục được sấy tương đối khô, có thể cho thêm thính vào và trộn đều trước khi cho vào hũ. Các hũ này được ủ từ 4 – 6 tháng cho đến khi thành mắm là có thể dùng được.
Video đang HOT
Từ mắm Bò Hóc, người dân Khmer có thể chế biến ra rất nhiều món bún nổi tiếng như bún Num-bo-chóc, bún nước lèo, bún mắm Bò Hóc,… hoặc có thể dùng để làm gia vị nấu canh. Món ăn đậm hương vị mắm Bò Hóc nhất phải nói đến bún Num-bo-chóc. Nguyên liệu nấu bún gồm có cá lóc đồng tươi, trái chúc (giống trái chanh dây nhưng có mùi vị chua thanh nhẹ), nghệ tươi, củ sả, ngải bún (có mùi giống củ riềng) và gia vị. Và tất nhiên không thể thiếu mắm Bò Hóc để điều vị thơm, ngọt, lạ miệng cho nước lèo. Để có được nồi nước lèo hấp dẫn đòi hỏi không ít công sức của người đầu bếp. Đầu tiên, cho mắm Bò Hóc vào nồi, thêm một lượng nước vừa đủ, đun sôi, trong suốt quá trình nấu phải canh vớt hết bọt. Cá lóc đồng, làm sạch, luộc, lóc lấy thịt. Xương cá cho vào cối giã chung với ngải bún và sả bằm, sau đó vắt lấy nước cho vào nối nước lèo, nêm gia vị vừa ăn là được. Khi ăn, chần sơ bún tươi qua nước sôi và cho vào bát, bên trên là các nguyên liệu như tôm, thịt phi lê cá, thịt heo quay… chan ngập nước lèo. Khi thưởng thức, bún được ăn kèm với các loại rau quen thuộc như bắp chuối, rau muống, đậu đũa, dưa leo thái nhỏ, giá đỗ, bông súng… Bên cạnh đó là chén nước mắm ớt nguyên chất đặt cạnh tô bún cho món ăn thêm phần hấp dẫn. Nhìn những tô bún bốc khói nghi ngút cùng một mùi hương mời gọi đầy quyến rũ, hẳn thực khách sẽ không thể cầm lòng.
Ngoài việc sử dụng loại nguyên liệu đặc biệt này để chế biến thành những món bún đặc sản thì mắm Bò Hóc còn có một số biến tấu khác cũng không kém phần hấp dẫn như mắm Bò Hóc chiên (Prahok jien): mắm đem trộn với thịt heo hoặc thịt bò và ớt rồi chiên, dùng ăn kèm với dưa leo, cà tím hoặc cơm trắng. Mắm trộn thịt (Prahok gop hay prahok ang): mắm gói lá chuối rồi nướng lửa. Hoặc mắm sống (Prahok chow): khi dùng thì giã với sả, cà pháo, ớt vắt thêm nước trái chúc để làm nước chấm…
5 loại rau chứa độc tố cần chần trước khi nấu
Không ngờ những loại rau chúng ta hay ăn hàng ngày có một số thứ cần phải chần trước khi nấu để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe.
Đây cũng là loại rau cần phải được chần trước khi chế biến vì nó có chứa axit oxalic
Súp lơ xanh
Trong số các loại rau khó rửa thì súp lơ xanh là khó làm sạch nhất vì bản thân nó có cấu trúc phức tạp, nhiều khe, kẽ. Do đó, khi rửa, bạn không chỉ phải ngâm súp lơ xanh trong nước muối loãng trước để loại bỏ nhưng côn trùng, bụi bẩn bám vào trong hoa mà còn phải luộc qua nước sôi để khử trùng hoàn toàn.
Mặc dù vậy, bạn cũng nên lưu ý, thời gian chần rau súp lơ không nên quá lâu. Sau khi chần với nước sôi, bạn có thể ngâm nhanh nó vào nước lạnh để giữ độ giòn và màu xanh cho súp lơ.
Quả đậu
Quả đậu hay quả đỗ vô cùng phổ biến và được nhiều người yêu thích vì có độ giòn ngon, hấp dẫn. Tuy nhiên, trong các loại đậu này, có chứa nhiều saponin và lectin thực vật, những chất này có tác dụng kích thích đường ruột và dạ dày nhất định. Nếu không chần trước khi ăn thì chúng cũng sẽ khiến chúng ta bị đầy bụng, đau bụng, buồn nôn... một dấu hiệu của ngộ độc.
Đặc biệt những ai có dạ dày kém thì phải chần qua đậu trước khi ăn nấu, như vậy sẽ có những lợi ích nhất định đối với cơ thể chúng ta. Sau khi chần quả đậu trong nước, các chất độc sẽ bay hơi, tự tan ra ở nhiệt độ cao. Như vậy, nó sẽ không còn gây hại nhất định cho cơ thể con người khi ăn sau này.
Rau cải bó xôi
Không ai có thể phủ nhận cải bó xôi chứa nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, đây cũng là loại rau cần phải được chần trước khi chế biến vì nó có chứa axit oxalic. Axit oxalic này sẽ ảnh hưởng đến sự hấp thụ canxi của cơ thể. Nếu chúng ta không chần rau cải bó xôi, không loại bỏ được axit oxalic có thể gây loãng xương hoặc hình thành nên sỏi trong cơ thể.
Rau dền đỏ
Khi ăn rau dền, ít ai chần rau trước vì cho rằng rau dền sau khi chần sẽ mất đi giá trị dinh dưỡng. Thực tế không phải vậy, đây là sự hiểu lầm mà ai cũng mắc phải.
Rau dền đỏ chứa nhiều axit oxalic. Khi chần rau dền, các chất độc hại trong đó có thể được loại bỏ và chỉ sau khi loại bỏ chúng thì rau dền mới có giá trị dinh dưỡng nhất định.
Măng tây
Măng tây chứa nhiều dinh dưỡng rất tốt cho cơ thể nhưng nó cũng có các chất độc hại vì thế bạn cần chần qua nước nóng để không gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Đối với măng có thân nhỏ, bạn chỉ cần chần trong 2 phút, thân trung bình thì cần 3 phút. Còn hầu hết các loại măng có thân to sẽ cần 4 phút.
Hướng dẫn nấu bún riêu không cần cua vẫn ngon 'tuyệt cú mèo' Bún riêu cua là món ngon được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, món ăn này khi mua ngoài hàng quán thường không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Dưới đây là công thức nấu bún riêu cua không cần cua vẫn rất ngon.