Lạ miệng điều 7 món
Những ngày tháng 3, đi qua các tỉnh miền Đông Nam Bộ, không khó để bắt gặp những vườn điều chín rộ ven đường. Bạn tôi nhà ở Bình Phước rủ rê: “Cuối tuần về chơi, tui đãi bà ăn điều 7 món”.
Nhà bạn nằm lọt thỏm trong một vườn điều mát rượi ở huyện Lộc Ninh. Vừa về tới, tôi đã được thưởng thức ngay 1 dĩa điều sống chấm muối ớt. Thấy tôi ngần ngại vì sợ chát, nhỏ thúc: “Ăn đi, đây là cây điều tuyển ngọt nhất vườn”. Tôi nhón một miếng, đúng thật, mọng nước, ngọt lịm.
Rồi bạn dẫn tôi xuống bếp mục sở thị những món ăn chế biến từ điều mà phải nói dù dân miền Đông nhưng từ thuở cha sinh mẹ đẻ tôi mới thấy lần đầu. Nào là điều nấu canh chua, điều trộn gỏi gà, điều trộn muối ớt, điều kho cá, điều xào sả ớt, điều muối, nước mắm điều…
Trong khi món điều nấu canh chua có vị thanh dịu rất dễ chịu thì món điều xào sả ớt lại thật sự làm bật mọi tế bào lưỡi bởi vị chua chua ngọt ngọt của điều, thơm cay nồng của sả. Chế biến cũng rất đơn giản. Điều lựa trái chín ngọt, xắt sợi, vắt hơi ráo nước. Sả, tỏi, ớt bằm nhỏ, xào trên lửa lớn cho dậy mùi rồi cho điều vào xào vài lần, nêm nếm gia vị, chan vào chút nước tương là xong.
Món điều bóp gỏi gà. Ảnh: LÂM AN
Cũng xào như vậy nhưng với những trái điều đã muối qua 1 mùa thì lại đậm đà hơn ở vị mặn và cái mùi khăm khẳm rất dễ gây thương nhớ. Nhỏ bạn kể điều tươi không ăn hết thì mang đi muối để dành ăn quanh năm. Nước tươm ra từ quá trình muối cho vào lọ thủy tinh phơi dưới nắng sẽ ngả màu vàng óng, chấm rau luộc rất bắt.
Món điều bóp gỏi gà hẳn nhiều người không lạ, hương vị cũng xuất sắc nhưng có lẽ độc đáo hơn cả là điều trộn muối ớt. Nguyên liệu ngoài trái điều còn có bầu non xắt sợi chần sơ, tôm tươi, đậu phộng rang và đặc biệt là lá vạn thọ. Mẹ bạn giải thích trái điều vốn nhiều nước nên khi làm gỏi sẽ không pha nước trộn như làm nhiều món gỏi khác mà tận dụng vị chua, ngọt có sẵn và dùng muối ớt để điều vị. Thay vì trộn với rau răm thì lá vạn thọ lại mang đến cho món này một mùi hương nồng nàn khó lẫn vào đâu được. Riêng bầu sẽ làm món gỏi giòn hơn. Thay vì ăn vã, điều trộn muối ớt ăn kèm với bún thì hợp không thể tả.
Hai ngày cuối tuần ở nhà bạn, đúng không ngoa, tôi được thưởng thức điều 7 món đến đã đời. Ra về còn được mẹ bạn đùm túm một túi trái điều tươi để “về thành phố có thèm thì làm mà ăn nha con”.
Cách chế biến rươi lạ miệng, ngon tuyệt cú mèo
Cách chế biến rươi thường thấy là làm chả rươi vỏ quýt. Tuy nhiên với 2 cách chế biến rươi lạ miệng dưới đây, bạn sẽ trầm trồ khen ngon.
Dân Việt hướng dẫn bạn 2 cách chế biến rươi lạ miệng: rươi kho và canh rươi.
Những món ăn chế biến từ rươi rất đa đạng, ngoài những món quen thuộc như chả rươi, nem rươi, súp rươi...bạn có thử làm món rươi kho và canh rươi.
Với cách làm đơn giản, nguyên liệu kết hợp dễ kiếm, bạn sẽ có món ăn từ rươi vừa độc lạ vừa thơm ngon. Dân Việt sẽ hướng dẫn cách làm hai món ăn này như sau:
1. Cách chế biến rươi lạ miệng: Rươi kho
Nguyên liệu
- Rươi: 800g - 1kg.
- Lá gừng: 1 nắm.
Video đang HOT
- Măng đắng: 300g
Cách chế biến rươi lạ miệng: Nguyên liệu làm rươi kho gồm rươi, khế chua, lá gừng, mỡ lợn và măng đắng
- Thịt mỡ lợn: 100g
- Khế chua: 1/5 quả (lượng khế chua tùy vào độ chua theo ý muốn.)
- Gia vị gồm có: mắm, hạt tiêu, bột nêm, bột ngọt (tùy chọn), đường tùy khẩu vị.
- Măng đắng kết hợp với rươi rất thích hợp vì rươi làm măng hết đắng, măng làm rươi hết tanh.
Cách làm
*Sơ chế nguyên liệu:
- Rươi làm sạch, rồi đánh nhuyễn hoặc không tùy sở thích.
- Măng đắng: thái sợi, chần qua nước sôi.
Cách chế biến rươi lạ miệng: Làm rươi kho thì lá gừng cần băm nhỏ
- Lá gừng thái sợi hoặc băm vụn.
- Thịt mỡ thái lát mỏng chừng 3 mm
- Khế chua cũng lạng mỏng, thái sợi.
*Kho rươi
Cách chế biến rươi lạ miệng: Lớp mỡ lợn dưới đáy, rồi măng đắng, rồi lá gừng.
- Đầu tiên xếp 1 lớp thịt mỡ dưới đáy niêu đất, tiếp đến là 1 lớp toàn bộ măng, lớp thứ 3 là khế chua và 1/2 lượng lá gừng.
- Nêm nếm mắm, muối, tiêu, đường tùy khẩu vị, nhưng kho thì hơi mặn xíu cũng không sao.
Cách chế biến rươi lạ miệng
- Tiếp theo, đổ xâm xấp nước vào các lớp nguyên liệu trên, đun đến sôi. Nếu muốn tạo lớp rõ ràng, lớp mỡ lợn vẫn ở đáy niêu, nên đổ nước xâm xấp.
Cách chế biến rươi lạ miệng: Nước xâm xấp, đợi sôi, rồi cho rươi vào
- Nước sôi, nếm xem vừa vị rồi, lúc này, tiến hành đổ rươi vào niêu. Sở dĩ cần làm sôi nồi nước măng trước, để khi đổ rươi vào, rươi đóng bánh luôn mà không bị nát vụn.
Cách chế biến rươi lạ miệng: Rươi đã vào nồi, thêm lá gừng nữa, sôi lửa nhỏ vài tiếng
- Sau khi cho rươi vào niêu, trải 1/2 lượng lá gừng còn lại lên trên, kho lửa liu riu 2 - 3 tiếng, đến khi cạn nước là được.
Cách chế biến rươi lạ miệng: Rươi lên màu nâu vàng đẹp mắt mà không cần bất cứ thứ nước màu nào
*Yêu cầu thành phẩm:
- Món rươi kho có vị mặn vừa, ngọt bùi, thơm phức, xém cạnh càng ngon.
2. Cách chế biến rươi lạ miệng:
Canh rươi
Nguyên liệu:
- Rươi
- Măng đắng
- Lá gừng
- Hạt tiêu
- Gia vị, tiêu, ớt
- Khế chua
- Lá lốt
Cách chế biến rươi lạ miệng: Canh rươi
Cách làm:
- Phi thơm hành, xào cà chua, khế chua, măng đắng, nêm nếm gia vị thêm nước vào rồi đun sôi (nếu dùng nước luộc gà càng ngon).
- Con rươi ướp qua cùng gia vị sau đó múc từng muôi rươi vào nồi nước dùng sôi. Rươi sẽ lập tức đóng bánh vào luôn.
Cách chế biến rươi lạ miệng
- Muốn ăn cay có thể thêm hạt tiêu, ớt tươi vào. Rươi chín, thêm lá lốt, lá gừng thái sợi vào là xong.
- Món canh rươi có cách chế biến đơn giản nhưng thành phẩm thơm ngon, ai cũng nên ăn thử một lần.
Dưa chua xào đậu phụ Món ăn lạ miệng với vị chua giòn của dưa và vị thơm ngậy của đậu phụ sẽ làm cho thực đơn gia đình thêm phong phú. Thành phần 1 bát dưa chua, 3 quả cà chua, 2 bìa đậu phụ, 2 nhánh tỏi, 2 cây hành lá Hướng dẫn Cà chua rửa sạch, bỏ hạt, thái múi cau. Đậu phụ cắt miếng...