La mắng trước lớp chỉ làm mất mặt học trò
Warren Eng (người Singapore), hiện là Hiệu trưởng trường Quốc tế ERC – Việt Nam kể lại một kỉ niệm không thể nào quên thời trung học.
Khi học lớp 6, trong một tiết học, Warren đang rất cố gắng, hết sức tập trung hoàn thành bức vẽ một cái cây của mình. Thầy giáo lúc này bước đến, cầm bức vẽ lên trước lớp và nói: “Em vẽ không đẹp. Em không bao giờ trở thành họa sĩ được”.
Với Warren, đó là một cú sốc rất lớn với cậu bé lớp 6 yêu vẽ.
Warren từ bỏ hẳn việc vẽ và mãi rất lâu sau đó, đến hơn khi hơn 20 mấy tuổi, khi đã chín chắn và cứng rắn hơn rất nhiều, ông mới dám cầm lại bút màu để vẽ. Và bây giờ, tuy đã gần 40 tuổi rồi, ông nói mình vẫn cảm thấy tổn thương bởi lời nhận xét của người thầy thuở trước. Mỗi khi cầm cọ, ông không tránh khỏi sự ngại ngùng.
Thầy và trò thích thú khi thảo luận nhóm.
Theo ông Warren, việc la mắng, phê bình học sinh trước lớp chỉ có thể giải quyết, chấm dứt hành động ngay giây phút đó nhưng về dài lâu thì còn có thể mang hậu quả xấu. Ở trường hợp của ông, Warren nói nếu thầy giáo nói riêng và góp ý chân thật thì Warren đã dễ dàng chấp nhận rằng vẽ không phải thế mạnh, nhưng cũng không sợ hãi nó đến thế.
Nhớ mãi cậu học trò ít nói
Trong con đường làm giáo dục của mình, Warren cho biết có không ít trường hợp giải quyết thành công các mâu thuẫn, vấn đề học sinh – giáo viên nhờ phương pháp nghệ thuật trong khen chê.
Câu chuyện về cậu học trò ít nói khiến ông nhớ mãi. Trước đây tại lớp học của Warren có một cậu học trò hay im lặng rất ít phát biểu hay nói chuyện với các bạn.
Warren và các giáo viên hoàn toàn có thể phê bình sự im lặng, thụ động của cậu học trò trước lớp nhưng ông đã chọn cách khác.
“Tôi bắt đầu tìm hiểu, bắt chuyện, làm quen để hiểu tại sao thì biết được một trong những lí do là khi ở trường cũ cậu hay bị bạn bè chê bai, chọc ghẹo nên thiếu tự tin” – Warren kể.
Warren biết được bạn này rất giỏi bóng bàn, cùng sở thích với ông. Thế là sau giờ lên lớp, ông chủ động cùng cậu học trò ấy chơi thể thao, cùng tâm sự về cuộc sống, gia đình như thế nào, ý nghĩa cuộc đời…
Cậu sinh viên mở lòng và bớt cô độc. Sau 6 tháng, phụ huynh đến trường và chia sẻ niềm vui khi cậu này đã hoàn toàn khác, về nhà vui vẻ, nói chuyện với bạn bè…
Vừa kể Warren vừa khoe, mới tuần trước, cậu học trò ấy gọi điện thoại qua viber từ Ấn Độ cho Warren, hỏi thăm sức khỏe, chia sẻ tình hình làm việc, áp lực công việc ra sao làm cho ông rất vui.
Cậu ấy hiện đang làm ở vị trí quản lý chiến lược, phát triển cho một công ty lớn đa quốc gia tại (Singapore, Ấn độ, Việt Nam…). Với Warren, đây là câu chuyện ý nghĩa nhất trong sự nghiệp giáo dục của ông.
Video đang HOT
Khoanh tay, nhìn chằm chằm, học sinh tự khắc “ngọ nguậy”
Giảng viên người Mỹ Paul Sorensen cho biết: “Văn hóa Châu Á rất coi trọng sĩ diện một người. Theo tôi việc la mắng học sinh trước lớp chỉ làm mất mặt, chứ không giúp được gì cho họ. Ví dụ khi có học sinh nào cư xử không phải trong lớp, tôi chỉ im lặng và khoanh tay, nhìn chằm chằm vào họ thì tự khắc họ sẽ… nhột, “ngọ nguậy” và hiểu mình đang cư xử không đúng”.
Ngoài ra, ông cũng chia sẻ thêm, ở đất nước ông, những giáo viên tốt khi muốn đưa ra bất kì nhận xét, khen chê nào với học trò đều phải chỉ rõ chi tiết điểm hay, điểm dở ở đâu. Điều này làm cơ sở cho học sinh có thể nhận ra điểm mạnh, yếu và tự cải thiện bản thân tốt hơn.
Victor Burrill, thạc sĩ người Anh, chia sẻ phương pháp giáo dục qua triết lí lợi ích và hậu quả ở nước ông: “Chúng tôi phân tích cho học trò những điểm lợi và những hậu quả không tốt. Ví dụ như nếu bạn không đến lớp, không học bài, bạn sẽ không đủ khả năng để thi. Đơn giản chúng tôi chỉ dạy học sinh hiểu về lợi ích và kết quả”. Phương pháp này hướng học sinh tự chịu trách nhiệm hành vi của mình từ đó sẽ tự hình thành nhận thức làm điều gì là tốt nhất.
Theo Victor, cách nói áp đặt “bạn phải làm thế này”, “bạn không được làm cái kia”… vô cùng hạn chế ở nước ông.
“Phương châm giáo dục của tôi là phải khen trước tập thể, còn cho những ý kiến, nhận xét không tích cực thì nên gặp riêng. Chê công khai mặt tốt là giải quyết ngay vấn đề, nhưng có thể gây sốc cho học trò, dẫn đến phản ứng tiêu cực về sau vì lúc này các em chưa chín chắn nên còn nhạy cảm và dễ phản ứng mạnh với các đóng góp tiêu cực” – Warren chia sẻ.
Tuy nhiên, theo ông, cách khen cần phải đúng thời điểm, đúng lý do, đúng hiệu quả tính chất công việc, thì mới thực sự có tác dụng cổ vũ học sinh tư duy, phát triển. Một điều quan trọng hơn hết chính là dù khen hay chê đều phải làm rõ với trò là tại sao, tốt hay xấu ở điểm nào chứ không thể chung chung được
Theo Khoa Nguyễn-Lê Tiên/Báo Tuổi trẻ
Bài viết của học trò nghịch ngợm khiến hiệu trưởng bật khóc
Bài văn của Phạm Sông Trường - cựu học sinh lớp 12 - THPT Nhân Việt (TP HCM), hiện là sinh viên năm hai, Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn TP HCM, khiến nhiều người xúc động.
Sông Trường từng là cậu học trò ngỗ ngược, ham chơi... đã thay đổi trở thành cậu học trò ngoan, thi đỗ đại học. Bài văn này, Trường đọc trong lễ Tri ân và trưởng thành cuối năm lớp 12.
Thầy Bùi Gia Hiếu - Hiệu trưởng trường THPT Nhân Việt cho biết: "Khi Sông Trường chia sẻ những suy nghĩ của mình, em khóc, mẹ Trường khóc, tôi và nhiều thầy cô khác cũng không cầm được nước mắt".
Bài văn của Trường:
Đắk Lắk! Một cái tên đã trở thành quen thuộc với nhiêu người Việt Nam. Một vùng đất cao nguyên nôi tiêng, đầy gió với những con đường đất đỏ ngập nắng và đặc biệt là nơi của những nương rây cà phê bạt ngàn.
Đắk Lắk là nơi sản xuất nhiều cà phê nhất cho đất nước và mang đến cho mọi người những tách cà phê với nhưng vị thơm ngon. Quanh tách cà phê sớm, trưa, chiều, tối, chúng ta có thể nghe được những mẩu chuyện ngẫu hứng giữa giờ, chuyện làm ăn, những chuyện yêu ghét và những bộn bề của cuộc sống của những thưc khách yêu cà phê.
Mọi chuyện buôn vui, chuyên trên trời dưới đất, cứ ngồi vào quán cà phê là mọi người kể cho nhau nghe hết nhưng có một chuyện mà những vị khách ấy thương không thấy kể. Đó là câu chuyện của những người nông dân trên vùng đất đầy nắng va gió. Những người quanh năm suôt thang, đã gắn bó cả cuộc đời mình với cây cà phê.
Co thê những người thưởng thức cà phê đều cảm nhận được những hương vị đâm đa và quyến rũ của no, nhưng đôi lúc họ không biết rằng: Trong cà phê còn có cả vị đắng chát của giọt mồ hôi, nước mắt, sự vất vả gian truân của những người nông dân hiên lanh, chât phac. Riêng tôi, một đứa con của vung đât bat ngan Tây Nguyên ây, tôi đã cảm nhận được nỗi vất vả, đắng cay đó qua giọt mồ hôi, nước nước của chinh ba mẹ tôi.
Ba mẹ ơi! Mười tám năm rồi. Mười tám năm rồi! Con mới nhận ra được sự cực nhọc, vất vả của ba mẹ. Có phải muộn lắm không?
Từ lúc con được sinh ra tới bây giờ, con được nhìn thấy những cây cà phê bạt ngàn, những cây cà phê đã cùng với ba mẹ nuôi sống cả một gia đình 5 miệng ăn. Lúc nhỏ, con là một thằng bé hiếu động, nghịch ngợm và đã làm khổ ba mẹ rất nhiều lần. Con không hề hiêu đươc gia đình mình lại khổ sở đến như thế, khó khăn đến như thế.
Ba mẹ kể cho anh chị em con về hoàn cảnh gia đình mình nhưng con chưa bao giờ lắng nghe một cách nghiêm túc. Con còn nhớ ba mẹ kể vì nhà mình nghèo, ba mẹ phải đội chiếu từ Quảng Bình vào Đắk Lắk theo diên kinh tê mơi để tìm cuộc sống tôt hơn mà trong tay không có nổi một đồng.
Với ước mơ đổi đời, ba mẹ đã làm quần quật quanh năm suốt tháng trên vùng cao nguyên này. Ai thuê gì làm nấy, chưa dám nghỉ ngơi dù chỉ một ngày, va ba mẹ đã nuôi sống cả gia đình như thế.
Sông Trường và mẹ trong lễ tri ân và trưởng thành.
Làm thuê quần quật mấy năm trời, ba mẹ đã tích cóp và mua được 500 gốc cây cà phê và đặt hết niềm tin vào trong nó. Trồng cà phê không đơn giản phải không mẹ? Con nhớ mãi hình ảnh của ba suốt ngày cuốc đất, bón phân, tước nước...hì hục bên mấy gốc cây cà phê; còn mẹ thì suốt ngày đội nắng để tỉa cành thoăn thoắt.
Con nhớ làn da cháy đen vì nắng của ba, giọt mồ hôi mặn chát của mẹ. Chăm sóc cây cà phê cứ như là chăm một đứa con nít vậy. Cây cà phê lắm chứng, lắm bệnh. Có những đợt nắng kéo dài, ba mẹ phải tưới nước liên tục để cứu lấy những gốc cà phê. Cây cà phê tươi tốt, mơn mởn ra hoa được đổi lấy tư sư hao gầy của ba mẹ. Vậy mà con chưa bao giờ nhận thấy.
Một khoảng thời gian sau, ba mẹ mua thêm được 1.000 gốc cà phê nữa. Nhưng đồng nghĩa với việc ba mẹ phải làm việc nhiều hơn. Vi không co nhiêu tiên đê mua, nên vùng đất của nhà mình không màu mỡ như nhiều nhà khác, ba mẹ lại càng cơ cưc.
Làm lụng vất vả là thế nhưng cuộc sống gia đình minh vân con rât cưc khô, nhất là kể từ khi ba anh em con đi học. Ba mẹ suốt ngày làm lung trên rây để kiếm từng đồng cho các con khỏi thua bạn, thua bè. Nhưng rồi, sau đo, vi không co tiên nên cả anh Thương va chị Hai đều phải nghỉ học để phụ giúp cho gia đình, chỉ có mình con là may mắn được tiếp tục đi học.
Ba mẹ đặt niềm tin và hy vọng ở con. Con biết điều đó, vậy mà con thật bất hiếu không những không giúp được gì đỡ đần cho ba mẹ mà lại còn không chịu lo học hành, suốt ngày chỉ biết đi theo đám bạn la cà hết chỗ này đến chỗ khác, hết quán nét rồi lại gây gổ đánh nhau. Kết quả của năm học lớp 9 con đã không đủ điểm để vào lớp 10 trường công.
Con biết cả gia đình lúc ấy thất vọng về con lắm, nhưng không ai nói ra. Thật sự lúc đó con cũng không quan tâm gì đến việc học hành của mình, con cũng đã dự trù cả việc mình sẽ nghỉ học. Thậm chí, con còn thấy thoải mái vì cảm thấy không bị ràng buộc về chuyện học hành. Nhưng rôi ba mẹ đã gồng mình, lấy hết quyết tâm để đưa con lên TP HCM tiếp tục học. Ba mẹ muốn tìm cho con một chân trời mới, một hy vọng mới con mình sẽ đi học, sẽ có tương lai.
Sông Trường đang là sinh viên đại học.
Ngay vao thanh phô hoc, luc đâu con thây ngôt ngat, kho chiu lăm, con chi muôn bo trôn vê nha. Nhưng vai tuân sau, đươc cac thây cô tân tinh chỉ bảo, đươc hoc cac hoat đông ma trương tô chưc, con mơi dân vơ ra nhiêu điêu.
Môi lân vê lai nha, mang theo hanh trang la nhưng bai giang, nhưng hinh anh, nhưng đoan phim, nhưng lơi day cua thây cô, con so sanh, ngâm nghi va cang thây thương ba me nhiêu hơn. Con đa cô găng hoc va lân đâu tiên đươc hoc sinh tiên tiên, ngay mang tâm giây khen va phân thương vê nha, đươc thây nu cươi hanh phuc của me con tư hưa vơi long se tiêp tuc cô găng nhiêu hơn nưa.
Nhưng mà ông trời lai phụ lòng người, từ ngày con lên thành phố học, gia đình mình xảy ra quá nhiều chuyện. Cuôi con học lớp 10, căn bệnh gai cột sống của mẹ tai phat, hoành hành, mẹ không làm được những việc nặng nhọc nữa, bao nhiêu gánh nặng dồn lên đôi tay chai sần, cháy nắng của ba, mà ba thì cũng đã bước qua ngưỡng cửa của tuổi già.
Anh Thương đi làm việc tại xí nghiệp ô tô để phụ thêm thu nhập cho gia đình, cho con ăn học. Năm con học lớp 11, trái tim con thắt lại khi nghe tin anh bị tai nạn khi làm việc tại xưởng ô tô. Chiếc xe hơn 300 kg đã rơi xuống và đè anh con trong gầm, anh bị gãy cột sống lưng. Anh đau đớn nhưng đã vùng vẫy và lấy hết sức bình sinh đẩy chiếc xe ra ngoài rồi ngất đi. Anh được đưa câp cưu, đã thoát khỏi bàn tay của tử thần.
Khi đến bệnh viện, nhìn thấy anh vật vã trong cơn đau, ruột con như đứt ra từng khúc. Con xót xa nhìn anh, con chỉ biết giấu vội giọt nước mắt chứ không biết phải làm gì. Đôi lúc con tự hình dung và tự rùng mình nghĩ đến chiếc xe oan trái kia đè xuống người anh. Trong những cơn mộng mị, đã đôi lần con nhìn nó và thét lên sợ hãi. Trong mơ con thấy anh con bị chiếc xe rơi xuống và đè lên nhưng con lại bất lực không biết làm gì. Giật mình thức giấc, con khóc một mình trong đêm khuya.
Cũng kể từ ngày đó, anh con đã mất hoàn toàn sức lao động, không thể làm được những chuyện nặng. Xin việc làm ở đâu cũng không được vì việc nặng thì anh không kham nổi, còn việc nhẹ thì chỉ cần nữ không cần nam. Gia đình mình lâm vào tình cảnh túng quẫn!
Từ ngày mẹ bệnh và anh bị tai nạn, con biết trong gia đình chỉ còn có một mình ba gồng gánh nuôi cả gia đình, vậy mà chưa một lần ba than thở. Gia đình mình lúc nào cũng lạc quan. Mỗi lúc gọi điện hỏi thăm, ba chỉ nói "ráng học nghen con, nhà mình có mỗi một mình may là con đươc đi học thôi đấy, tao không muốn hang xom xung quanh cười la không biêt day con". Nghe câu nói đó lòng con cảm thấy đau và hối hận lắm ba à! Đau vì con thương ba mẹ quá còn hối hận vì những việc làm sai trái của mình đã làm cho cha mẹ buồn.
Nhưng khi lên lớp 12, gia đình đã không đủ điều kiện để cho con học tiếp, vì số tiền dành dụm và làm lụng hằng ngày chỉ đủ tiền mua thuốc thang cho anh Thương và khám bệnh mỗi tháng của mẹ. Ba đã phải bán đi 500 gốc cà phê nhưng cũng không thể làm gì hơn. Ba mẹ đã phải đau lòng và bất lực ngậm ngùi cho con nghỉ học.
Khi nghe chuyện phải nghỉ học, con buồn lắm, con khóc nhiều lắm. Chưa bao giờ con muốn học như lúc này vậy mà phải nghỉ học. Nhưng con chỉ buồn chứ đâu dám tránh ba mẹ. Bơi vi cung tai con ma Ba mẹ đa phai khô nhiều quá.
Cũng may mắn là khi biêt đươc hoan canh, nha trương đã tận tình giúp đỡ. Trương đa giảm nưa tiền học phí suốt cả năm học nên con mới có thể tiếp tục đi học. Con thầm biêt ơn ngôi trường N.V rât nhiều.
Con nợ ba mẹ cả một cuộc đời. Bây giờ con đã trưởng thành, đã hiểu công ơn của ba mẹ. Đứa con cưng đâu cưng cô ngay nao cua ba me se cô găng trương thanh, giông như nhưng cây cà phê cứng đầu cứng cổ mà ba mẹ vun trồng nay cũng đã nở ra bông hoa trắng! Ráng đợi con một thời gian nữa thôi, ba mẹ nhé!
Con trai ut của ba mẹ!
Phạm Sông Trường
Bài viết của Phạm Sông Trường thể hiện tình cảm cũng như lòng biết ơn của em đối với ba mẹ. Sau khi đọc được bài viết, thầy hiệu trưởng đã nói với Trường: "Ráng học nha con".
Trong khi viết bài, chính em cũng xúc động, nhất là khi nhắc lại những khó khăn của gia đình, mẹ bị đau mà anh trai lại gặp tai nạn nghề nghiệp. Lúc đó, Trường sợ rất nhiều thứ. Ai sẽ giúp ba nâng đỡ gia đình. Ai sẽ mua thuốc cho mẹ. Anh sẽ chữa trị như thế nào? Mình sẽ đi học ra sao? Hay sẽ là người nghỉ học giữ chừng?
Hiện tại, Trường là sinh viên năm thứ hai ngành Văn học và Ngôn ngữ, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP HCM. Những khó khăn của gia đình em đã tạm thời vơi bớt, dù mẹ vẫn còn đau yếu, anh vẫn chưa hồi phục.
Vượt qua nhiều khó khăn, Trường nhận ra rằng, bài học lớn nhất của em là: "Đừng nên phụ lòng cha mẹ. Hãy sống tốt vì mình và vì cha mẹ, hãy để cha mẹ thật vui và không thất vọng vì mình".
Theo Zing
Khi học trò đánh cô giáo Sự việc diễn ra đã một tuần nay nhưng vẫn gây xôn xao dư luận. Đó là vào buổi chiều 21/9, trong tiết học thêm môn văn ở lớp 12A14 trường TQK, TP HCM. Khi thấy học sinh T. không làm bài tập, cô X. - giáo viên môn văn đồng thời là giáo viên chủ nhiệm lớp 12A14 - đã hỏi: "Tại...