Lạ lùng người mua đi lừa người bán, chuyện thường ở sàn TMĐT Mỹ
Mua iPhone trên mạng nhận về gạch đá là chuyện không hiếm ở Việt Nam, nhưng đi bán iPhone trên các sàn thương mại điện tử mà nhận về gạch đá mới là chuyện thường gặp ở Mỹ.
Thậm chí, không ít người bán hàng ở Mỹ đã nhận về gạch đá còn phải hoàn tiền (refund) cho người mua và cắn răng chịu đựng cho đến khi mọi thứ được làm sáng tỏ bởi cơ quan chức năng.
Năm 2019, một thanh niên 22 tuổi sống ở Tây Ban Nha đã thực hiện phi vụ lừa đảo chưa từng có tiền lệ trong lịch sử châu Âu. Khi đó, thanh niên tên James Gilbert Kwarteng đã đặt mua iPhone trên Amazon, nhận hàng thật sau đó đánh tráo bằng gạch đá rồi gửi lại cho Amazon với yêu cầu bồi hoàn (refund). James còn thành lập hẳn công ty để bán lại những chiếc iPhone bị đánh tráo nói trên. Phi vụ này giúp cậu kiếm được 330.000 Euro trước khi bị bắt.
Tuy nhiên, kỷ lục lừa đảo trên Amazon hiện thuộc về Danijel Glumac cùng cặp vợ chồng Leah Finan và Erin Finan. Từ năm 2014 đến 2016, bộ ba này lợi dụng chính sách đổi trả của Amazon khi báo cáo sai về tình trạng hàng hóa hư hỏng để được nhận thêm một cái mới. Cả ba đã kiếm lời được hơn 1,2 triệu USD từ hình thức này trước khi phải nhận mức án lần lượt là 24,68 và 71 tháng tù giam.
Một người mua hàng nhận phải iPhone chứa đất sét, nhưng thực chất đây là một vụ người mua lừa người bán.
Trên mạng, người bán hàng ở Mỹ còn bảo nhau những cách để không bị người mua bẫy. Nhận được hàng rồi gửi trả lại gạch đá chỉ là trò trẻ con với những người bán có thâm niên… bị lừa (scam). Ngoài ra còn vô số trò lừa khác như trả lại hộp rỗng, trả lại món đồ đời cũ hơn cái đã mua, trả lại hàng giả, trả lại cái đã qua sử dụng chán chê, trả lại món đồ cố ý làm cho hư hỏng hơn lúc ban đầu, kéo dài thời gian trả lại, đã nhận hoàn tiền và không có ý trả lại hàng, cố ý chọn sai lý do hoàn đơn (ví dụ không kích hoạt được iPhone nhưng trên thực tế là có)…
Thậm chí, ngay cả khi hàng hóa đã giao thành công trước cửa nhà tự dưng biến mất, người mua vẫn có thể yêu cầu hoàn tiền. Điều tương tự xảy ra khi người mua trả lại hàng, tiền vẫn sẽ được hoàn lại. Trong những trường hợp như vậy, người bán chính là người cuối cùng phải chịu thiệt hại chứ không phải đơn vị giao vận.
Trong vô số những kiểu trả lại nêu trên, người mua thậm chí có thể kiện ngược lại người bán cố tình bán hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng đã qua sử dụng. Mà công lý ở đây lại nằm ở phía người mua nếu người bán không có những bằng chứng cực kỳ thuyết phục để chứng minh bản thân trong sạch.
Nguy hiểm hơn khi người mua biết được cách để cẩn thận lấy hàng ra, sau đó đóng gói và gửi lại một cách nguyên vẹn như ban đầu. Hàng lúc này sẽ yên vị trở về kho bởi hệ thống sẽ chỉ quét mã vạch và đo trọng lượng trước và sau khi hoàn đơn, còn nhân viên kiểm hàng vì áp lực thời gian sẽ không thể phát hiện ra điều gì đó bất thường. Và khi gói hàng này đến tay người mua tiếp theo, người bán sẽ lãnh đủ hậu quả mà không cách nào để minh oan.
Video đang HOT
Hàng hóa để trước cửa nhà, nếu chẳng may biến mất thì người bán sẽ thiệt hại đủ đường
Đấy là chưa kể cạnh tranh khốc liệt ở Mỹ khiến người bán thậm chí còn chơi xấu nhau như đặt hàng, găm đơn, mua sản phẩm đối thủ rồi đánh giá xấu, liên tục mua hàng rồi gửi trả lại. Chính vì thế những nơi như eBay hay Amazon được ví như vùng đất ‘dog-eat-dog’, ngụ ý nơi người kinh doanh phải giành giật nhau để sống.
Tất nhiên không chỉ ở Mỹ, các nước phát triển với hệ thống quyền lực bảo vệ người tiêu dùng cũng xảy ra tình trạng tương tự. Ở Anh, một khảo sát năm 2019 cho thấy cứ 5 người thì có 1 người mua hàng mặc thử rồi trả lại mà không mất đồng phí nào. Hoàn đơn đã khiến những người bán hàng ở Anh tốn khoảng 1,5 tỷ bảng mỗi năm, theo Checkpoint Systems.
Còn tại Việt Nam, những câu chuyện dở khóc dở cười khi mua iPhone nhận gạch đá vẫn xuất hiện mỗi mùa Apple ra mắt series mới. Mặc dù các sàn TMĐT trong nước luôn công bố tỷ lệ hoàn đơn thấp kỷ lục, nhưng điều đó có thể không phản ánh hết những góc khuất diễn ra mỗi mùa siêu sale.
Vì sao mọi người mua iPhone?
Giá bán thì đắt đỏ, thiết kế không quá có gì đột phá, nhưng tại sao người người vẫn đổ xô mỗi khi Apple trình làng một mẫu iPhone mới?
Kể từ khi Steve Jobs công bố chiếc iPhone đầu tiên sự kiện có tên MacWorld vào năm 2007, Apple đã cho ra mắt hơn 20 mẫu iPhone cả thảy. Vào tháng 1/2019, theo CEO Tim Cook, có hơn 900 triệu chiếc iPhone đang hoạt động trên thế giới. Tuy nhiên, khi Apple ra mắt chiếc iPhone 12 vào ngày 13/10 năm nay, ước tính đã có khoảng 2 triệu người đặt mua trước thiết bị chỉ trong 24 giờ đầu tiên.
iPhone chẳng còn xa lạ gì, thậm chí nhan nhản khắp nơi mà người hâm mộ nó vẫn muốn sở hữu phiên bản mới? Trang CNBC đã có hẳn một nghiên cứu tâm lý về vấn đề này và dưới đây là những lý do:
Bị thu hút bởi "điều gì tiếp theo"
Mỗi phiên bản mới của iPhone đều có những tính năng mới. Ví dụ iPhone 4 có camera "selfie" mặt trước đầu tiên, trong khi iPhone 5S năm 2013 giới thiệu tính năng quét vân tay Touch ID. iPhone 12 có màn hình lớn hơn, kết nối mạng 5G nhanh hơn và camera tiên tiến hơn.
Ngay cả khi chiếc iPhone hiện tại vẫn đang hoạt động tốt, người dùng vẫn có xu hướng "bị thu hút bởi những cải tiến về chất lượng" của phiên bản mới", phân tích của bà Kelly Goldsmith, phó giáo sư bộ môn tiếp thị tại Đại học Vanderbilt.
Mỗi năm, thế hệ iPhone mới đều trang bị những tính năng mới
Chuyên gia Marketing, Katie Martell thì cho biết, mỗi chiếc điện thoại mới và cả thương hiệu Apple đều đại diện cho sự đổi mới và "ngày mai" và người dùng thích điều đó.
"Chúng ta đang sống trong một thế giới mà những gì mới và những gì tiếp theo được coi là có giá trị nhất", Katie Martell nhấn mạnh .
Là một phần của danh tính
Dưới góc độ tâm lý, phó giáo sư Goldsmith nói rằng, chiếc điện thoại mới nhất và tốt nhất là một "biểu tượng trạng thái".
"Chiếc điện thoại là thứ bạn luôn theo bên mình vì thế nó truyền tải thông tin về bạn tới những người khác", bà nói.
Điện thoại cũng là vật dụng có tính chất "tự phát tín hiệu", một khái niệm trong kinh tế học trong đó nói về hành động có ảnh hưởng đến niềm tin của cá nhân. Trong trường hợp này, sở hữu một chiếc iPhone mới nhất có thể nâng cao lòng tự hào và nhắc nhở rằng bạn không lạc hậu.
Sở hữu một chiếc iPhone mới nhất có thể nâng cao lòng tự hào và nhắc nhở rằng bạn không lạc hậu?
"Mỗi khi bạn nhìn vào chiếc điện thoại của mình, nó sẽ cho biết điều gì đó về con người bạn. Nó cũng củng cố một số khía cạnh về bản sắc của chính bạn", bà Goldsmith nói.
Apple đặc biệt có xu hướng trao quyền cho người dùng bằng cách nhắn tin về những gì họ có thể làm với thiết bị mới của mình. Ví dụ Apple khuyến khích mọi người chia sẻ hình ảnh họ chụp bằng iPhone với hashtag "ShotoniPhone". Những hình ảnh này sau đó được đưa vào các chiến dịch quảng cáo của Apple.
Luôn có một sự khan hiếm nào đó
Khi có một chiếc iPhone mới, theo thói quen, người ta thường thấy dòng người xếp hàng trước các Apple Store vào giờ trước khi mở cửa. Người hâm mộ luôn muốn trở thành người đầu tiên sở hữu chiếc điện thoại mới, đồng thời tránh phải chờ đợi vì giao hàng chậm trễ. Ngay cả năm nay, trong bối cảnh đại dịch, mọi người vẫn chờ đợi mua iPhone 12 bên ngoài các cửa hàng ở nhiều quốc gia.
Xếp hàng mua iPhone 12 bất chấp đại dịch COVID-19
Với người dùng, một dòng người bên ngoài cho thấy những thứ bên trong đều có giá. Bà Goldsmith nói rằng có hai khái niệm kinh tế học hành vi: bằng chứng xã hội (thuyết phục mọi người rằng người khác muốn sản phẩm) và sự khan hiếm (sợ rằng có thể không có đủ).
Nghiên cứu chỉ ra rằng, khi bạn nghĩ một mặt hàng khan hiếm, nó sẽ làm tăng sự kích thích mua hàng và khiến bạn ra quyết định nhanh chóng.
"Điều đó chỉ khiến bạn muốn nhấp vào lệnh "mua", khiến bạn muốn đặt hàng và không muốn bỏ lỡ cơ hội. Người tiêu dùng phản ứng gần như quá mạnh mẽ đối với những chiến thuật tiếp thị khan hiếm này", bà Goldsmith nói thêm.
Mua iPhone là một trải nghiệm xã hội
"Đội ngũ marketing của Apple đã thực hiện một công việc tuyệt vời là tận dụng trải nghiệm xã hội xung quanh việc chờ đợi iPhone, dự đoán iPhone và thảo luận về iPhone. Thông tin tràn đầy các mặt báo, dòng người xếp hàng và dấu hiệu cho thấy sự khan hiếm... đó là một trải nghiệm khác với bất kỳ đối thủ cạnh tranh nào khác của họ", bà Martell nói.
CNBC cho biết, Apple từ chối bình luận về câu chuyện phân tích tâm lý này.
Con buôn Việt Nam có thêm địa điểm mới (tuyệt đẹp) để xếp hàng mua iPhone Apple Store Marina Bay Sands là cửa hàng thứ ba của Apple tại Singapore với kiến trúc cực kỳ ấn tượng và đẹp mắt. Apple mới đây đã chính thức khai trương Apple Store thứ ba tại Singapore. Đặt tại vịnh Marina Bay, đây là Apple Store đầu tiên trên thế giới được xây dựng trên bề mặt nước. Như một quả cầu...