Lạ kỳ bầu trời Florida chuyển màu tím khi ’siêu bão quái vật’ Dorian quét qua
Những bức ảnh ghi lại bầu trời ở một số vùng của Florida chuyển sang màu tím kỳ lạ sau khi cơn bão Dorian quét qua.
Người dân địa phương đã chia sẻ những hình ảnh về bầu trời bất thường trên phương tiện truyền thông xã hội. “Florida nhỏ bé của chúng tôi đã sống sót sau cơn bão Dorian và chúng tôi đã được thưởng bằng bầu trời màu tím tuyệt đẹp tối nay!!” một người dùng Instagram viết.
Nhà khí tượng học Lauren Rautenkranz dựng một video giải thích, trong đó cô mô tả cách chúng ta nhìn thấy bầu trời xanh bình thường vì các bước sóng ánh sáng màu xanh từ mặt trời bị phân tán bởi các hạt nhỏ trong bầu khí quyển của Trái đất.
“Khi ánh sáng mặt trời chiếu xuống Trái đất, hầu hết các màu của quang phổ có thể chạm tới bề mặt không bị gián đoạn”, Rautenkranz nói trong video . “Nhưng các bước sóng ngắn hơn, màu xanh và màu tím, nằm rải rác theo mọi hướng. Ánh sáng này dội từ hạt này sang hạt khác cho đến khi cuối cùng nó chạm đến mắt bạn.”
Mắt chúng ta có những hạn chế. Thông thường, chúng không thể phát hiện ra các bước sóng màu tím ngắn nhất trên phổ tần số vì vậy bầu trời có xu hướng xuất hiện màu xanh lam vì những sóng này nằm rải rác theo mọi hướng. Nhưng những cơn bão có thể mang lại một hỗn hợp các điều kiện độc đáo cho phép chúng ta nhìn thấy ánh sáng tím tán xạ đã có ở đó nhưng chúng ta thường không chú ý.
Sau khi tàn phá Bahamas, siêu bão cấp 5 Dorian giảm cấp độ và tấn công Florida gây ra mưa to gió lớn.
Tuy nhiên, cơn bão hiện cách Charleston, South Carolina khoảng hơn 100 dặm về phía đông nam và vẫn đặt ra mối đe dọa cho các tiểu bang khác khi nó di chuyển về phía bắc.
Video đang HOT
Một số hình ảnh bầu trời Florida màu tím khi Dorian quét qua:
Theo vtc.vn
Con người có thể tồn tại bao lâu trên các hành tinh thuộc hệ Mặt Trời?
Không xét đến vấn đề về dưỡng khí để hô hấp, cơ thể con người có thể tồn tại được bao lâu, trong điều kiện môi trường của các hành tinh thuộc hệ Mặt Trời như: sao Kim, sao Mộc, sao Thổ...
Trên thực tế, thứ đang thách thức khả năng tồn tại của con người trên các hành tinh trong hệ Mặt Trời, không chỉ dừng lại ở việc thiếu Oxy để thở, mà còn hàng loạt các điều kiện cực đoan khác như: khí độc, gió lốc, nhiệt độ vượt ngưỡng hay thậm chí là cả mưa acid!
Để bảo toàn mạng sống của mình khi muốn đặt chân lên sao Thủy, thứ mà chúng ta cần nhất có lẽ chính là một chiếc đồng hồ, nhằm đối phó với sự biến động nhiệt "điên rồ" tại hành tinh này. Theo đó, trong một ngày nhiệt độ trên sao Thủy có thể thay đổi từ 426 độ C hạ xuống -178,8 độ C. Do đó, ngay cả khi có thể hít thở, bạn vẫn phải chọn thời điểm trong ngày mà nhiệt độ đang ở trong khoảng con người có thể chịu đựng được. Và ngày cả khi đã xác định được khoảng thời gian "vàng", hãy nhớ bạn chỉ có tối đa 90 giây để "khám phá" hành tinh này nếu không muốn mất mạng.
1 giây là khoảng thời gian tối đa mà bạn có thể tồn tại trên sao Kim. Vì sao ư? Hành tinh được coi là chị em sinh đôi của Trái Đất này sở hữu bầu khí quyển có đến 98% thành phần là CO2; toàn bộ bề mặt thì được bao phủ bởi những đám mây sản sinh ra mưa acid; lực hấp dẫn gấp 90 lần Trái Đất; và chưa dừng lại ở đó, nhiệt độ trung bình của "người chị em" này còn luôn ở mức trên dưới 400 độ C.
Mặc dù sao Hỏa vẫn được đồn đoán là hành tinh có khả năng tồn tại sự sống nhất trong Hệ Mặt Trời và cũng là nơi mà nhiều nhà khoa học đang tìm cách giúp nhân loại định cư trong tương lai, trên thực tế, cũng không quá "thân thiện" với cơ thể con người. Nếu không có các thiết bị hỗ trợ, chúng ta gần như chỉ có thể tồn tại ở hành tinh Đỏ trong khoảng 80 giây, bởi bầu khí quyển ở đây có đến 95% thành phần là CO2. Bên cạnh đó, dù mang cái tên khá nóng nảy nhưng thực chất sao Hỏa lại rất lạnh. Theo các số liệu đã được thu thập, nhiệt độ trung bình của hành tinh này chỉ khoảng -62 độ C.
Sau 1 giây "yên bình" tại sao Mộc, hành tinh này sẽ tặng bạn những cơn gió lốc, cuồng phong với sức mạnh vượt xa ngưỡng chịu đựng của cơ thể con người. Thêm vào đó, những trận bão tuyết được tạo ra từ tinh thể ammoniac thường xuyên hiện diện sẽ là lượng độc tố khổng lồ đẩy nhanh cái chết của chúng ta.
Chưa cần xét đến mây khí ga, những vòi rồng khổng lồ với sức gió lên đến 1800 km/giờ, xuất hiện thường xuyên trên bề mặt sao Thổ sẽ biến bất kỳ thực thể sống nào xuất hiện thành "bụi vũ trụ" khi còn chưa kịp chớp mắt.
Bầu khí quyển của sao Thiên Vương về cơ bản là một hỗn hợp giữa hơi nước, amoniac và methane, cũng chính những nhân tố này đã tạo nên sắc xanh đặc trưng của hành tinh. Trên thực tế, chúng ta không thể tính được thời gian tồn tại khi đáp xuống Thiên Vương tinh, bởi cơ thể bạn sẽ gần như ngay lập tức bị hòa tan trong bầu khí quyển của nó.
Thời gian để con người có thể tồn tại trên sao Hải Vương có lẽ còn không đến một giây, bởi sự tác động của hàng loạt yếu tố, đặc biệt là những cơn gió siêu mạnh, có tốc độ còn vượt qua cả âm thanh.
Thảo Vy
Theo dantri.com.vn
Tại sao ta không thể đánh tan bão bằng bom nguyên tử? Một nhà khí tượng học đã đề xuất nó từ hồi 1959 cơ! Theo một nguồn tin tham dự buổi họp giữa Tổng thống Mỹ và các quan chức chịu trách nhiệm an ninh quốc gia, ông Donald Trump nêu ý kiến sử dụng bom hạt nhân để đánh tan cơn bão. Gần như ngay lập tức ta nhận ra ý kiến này...