Lạ Hậu Giang: “Tuyệt chiêu” chăm con trơn trơn bị chích điện không chết mà vẫn lớn ầm ầm trong can nhựa
Lão nông 63 tuổi ở tỉnh Hậu Giang cho biết, ông có “tuyệt chiêu” chăm sóc lươn đồng (loại nhỏ) bị chích điện sau khi mua về để làm lươn giống. Những con lươn này sau đó phát triển rất tốt khi được nuôi trong can nhựa.
Lão nông Bùi Tấn Thịnh (63 tuổi, ngụ ở khu vực IV, phường IV, TP. Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang) – người đầu tiên thực hiện thành công mô hình nuôi lươn đồng trong can nhựa cho biết, ông có “tuyệt chiêu” chăm sóc lươn đồng (loại nhỏ) bị chích điện sau khi mua về để làm lươn giống.
Lươn đồng bị chích điện được ông Thịnh dưỡng làm lươn giống
“Thông thường, lươn đồng loại con nhỏ bị chích điện, sức khỏe rất yếu ớt, nếu không chăm sóc đúng cách, nó sẽ bị chết nhanh sau đó chứ đừng nói đến việc dưỡng cho nó nhanh lớn để bán” – ông Thịnh nói.
Thùng nhựa chứa nước đã lắng, lọc qua nhiều công đoạn
Theo ông Thịnh, ở địa phương ông đang sống, lươn đồng chỉ bắt được bằng cách chích điện, đặt trúm và đặt đú. Trong đó, đặt trúm bằng thuốc sẽ khiến lươn chết nhanh không cứu được, còn đặt lú thì số lượng lươn bắt được rất ít. Do đó, ông Thịnh đã nghĩ ra được cách dưỡng, nuôi lươn bị chích điện sống khỏe và mau lớn để xuất bán.
Video đang HOT
Sau thời gian dưỡng, lươn đồng có sức khỏe tốt sẽ được ông Thịnh đưa vào can nhựa để nuôi
“Sau khi mua lươn bị chích điện từ người dân địa phương về, tôi dùng thuốc do tui “tự chế” để dã điện trong người con lươn. Sau đó, dùng 1 số dưỡng chất khác cho lươn uống khi nó chưa thể ăn thức ăn được. Sau 1 thời gian dưỡng, tôi sẽ đem thả trong can nhựa rồi đem can nhựa này đặt xuống sông trước nhà để nuôi” – ông Thịnh chia sẻ.
Ông Thịnh giới thiệu về chiếc túi vải được ông thiết kế dùng chứa thức ăn cho lươn
Chiếc can nhựa (loại 30 lít) đã được đục lỗ xung quanh cho nước ra vào
Theo phóng viên tìm hiểu, trong quá trình dưỡng lươn đồng bị chích điện, ông Thịnh để lươn sống trong thùng nhựa (có chứa ít nước) được đặt cạnh ngôi nhà ông đang ở. Loại nước này trước đó đã được lắng, lọc qua nhiều công đoạn.
Khi lươn có đủ sức khoẻ, ông Thịnh cho vào chiếc can nhựa (loại 30 lít) đã được đục lỗ xung quanh. Sau đó, ông đặt các can nhựa có lươn xuống dưới sông nuôi. Được biết, trung bình 1 can nhựa sẽ nuôi được khoảng 1kg lươn giống.
Những can nhựa chứa lươn đồng được ông Thịnh thả xuống con sông nhỏ trước nhà
Ông Thịnh còn thiết kế một túi vải được cố định ở nắp can, xung quanh có khoét nhiều lỗ để cho thức ăn vào đó, khi đói lươn sẽ tự động rỉa thức ăn trong túi, tiết kiệm được lượng thức ăn bị trôi ra bên ngoài.
Với cách nuôi trên, khoảng 8 tháng là có thể thu hoạch (lúc này, con lươn đạt trọng lượng từ 300-400gram). “Với cách nuôi này người nuôi không cần phải thay nước cho lươn nên đỡ tốn công chăm sóc, đỡ tốn thức ăn và thân thiện với môi trường” – Ông Thịnh cho hay.
Hiện ông Thịnh đang nuôi lươn trong hàng chục can nhựa, với giá bán trung bình 220.000 đồng/kg, ông thu lãi được hàng chục triệu đồng/vụ nuôi.
Hậu Giang: Chủ động ứng phó kịp thời các loại hình thiên tai
Ngày 27/8, Đoàn công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai do ông Lê Tấn Dũng, Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội làm trưởng đoàn có buổi làm việc với UBND tỉnh Hậu Giang.
Lực lượng dân quân tự vệ hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả giông lốc tại khu vực 3, phường 3, thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang. Ảnh: Hồng Thái/TTXVN
Tại buổi làm việc, ông Lê Tấn Dũng đánh giá cao công tác phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn tỉnh Hậu Giang thời gian qua, nhất là việc tổ chức sản xuất nông nghiệp tại các khu vực bị xâm nhập mặn bằng hệ thống đê bao, khoanh vùng sản xuất hiệu quả. Cùng với đó, Hậu Giang thực hiện tốt công tác phát triển kinh tế các khu vực bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu, nhất là hệ thống giao thông nông thôn bị ảnh hưởng hạn mặn, góp phần đáp ứng đối phó các loại hình thiên tai.
Thời gian tới, Hậu Giang cần quan tâm ứng phó sạt lở bờ sông, giông lốc, sét, xâm nhập mặn; các loại thiên tai thường xuất hiện trên địa bàn gây ảnh hưởng dân sinh thời gian qua. Đối với các đề xuất, kiến nghị của Hậu Giang đều khá sát thực, tuy nhiên tỉnh cần nêu chi tiết hơn trong kiến nghị. Đoàn công tác ghi nhận những kiến nghị của tỉnh, có những kiến nghị rất cấp thiết như việc thực hiện cột thu thiên lôi trên địa bàn, do là khu vực đồng bằng thường có người thiệt mạng vì bị sét đánh.
Ông Trần Chí Hùng, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Phó ban phụ trách thiên tai Ban chỉ huy phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn, cho biết Hậu Giang tiếp tục chủ động ứng phó kịp thời đối với các loại hình thiên tai, giảm thiểu đến mức thấp nhất những thiệt hại về người và tài sản do thiên tai gây ra. Cụ thể, tỉnh nâng cao tính chủ động của các ngành, các cấp và người dân trong công tác phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra. Quán triệt thực hiện có hiệu quả theo phương châm "4 tại chỗ" (chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; phương tiện, vật tư tại chỗ; hậu cần tại chỗ) và nguyên tắc phòng ngừa, chủ động, ứng phó, khắc phục kịp thời, hiệu quả.
Cùng đó là nâng cao năng lực của các cấp, các ngành trong việc xử lý tình huống, sự cố, chỉ huy, điều hành tại chỗ để ứng phó thiên tai đạt hiệu quả cao nhất. Nâng cao ý thức cán bộ, công chức, viên chức và người dân để phát huy tính tự giác, chủ động phòng, tránh thiên tai. Xây dựng nhiều mô hình và cách làm hay trong công tác phòng, chống thiên tai theo phương châm "4 tại chỗ" như: đập ngăn mặn cải tiến, trạm bơm cải tiến, cống cải tiến, kè sinh thái chống sạt lở, trạm đo mặn tự động.
Để đảm bảo thực hiện công tác phòng, chống thiên tai năm 2020 và những năm tiếp theo, Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang kiến nghị Trung ương sớm phê duyệt quy hoạch về thuỷ lợi; phòng chống thiên tai cho Đồng bằng sông Cửu Long phù hợp cho từng vùng, miền, trong đó cần kế thừa các công trình hạ tầng thủy lợi đã được đầu tư trước đây. Hỗ trợ địa phương xây dựng các dự án hồ chứa nước ngọt trên cơ sở tận dụng các sông tự nhiên cấp 1 có sẵn. Đồng thời hỗ trợ kinh phí cho địa phương thực hiện các giải pháp phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ kênh; hỗ trợ tỉnh kinh phí thực hiện Đề án Di dời dân cư cấp bách do thiên tai và đê bao sông Mái Dầm huyện Châu Thành với kinh phí 395 tỷ đồng. Trung ương cần khảo sát, đánh giá vùng thường xuyên xảy ra sét đánh hỗ trợ tỉnh xây dựng hệ thống thu lôi chống sét đánh trên địa bàn tỉnh và khu vực để đảm bảo tính mạng người dân.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục quan tâm đầu tư các công trình phòng, chống thiên tai cho cả vùng, khu vực. Cần thành lập Trung tâm quản lý, vận hành, khai thác công trình thủy lợi cho khu vực Tây sông Hậu nhằm kiểm soát ranh mặn tốt hơn.
Thời gian qua, nước mặn xâm nhập vào địa bàn tỉnh Hậu Giang có nồng độ cao nhất đo được là 18,3 (ngày 07/4/2020), so với năm 2016 đo được cao nhất là 16,7 (ngày 3/5/2016); thấp nhất trên sông Cái Côn, huyện Châu Thành đo được là 4,2 (ngày 11/2/2020), so với năm 2016 đo được cao nhất là 3,0 (ngày 9/2/2016).
Về sạt lở, đến cuối tháng 8/2020, trên địa bàn tỉnh xảy ra 45 điểm; so với cùng kỳ tăng 2 điểm; với tổng chiều dài hơn 1,1 km, diện tích mất đất gần 6.000m2; ước tổng thiệt hại hơn 2,5 tỷ đồng. Dông lốc làm nhà sập 64 căn; tốc mái 245 căn; ứơc thiệt hại gần 4,5 tỷ đồng; so với cùng kỳ thiệt hại năm 2019 tăng hơn 2 tỷ đồng. Tổng thiệt hại từ đầu năm đến nay là gần 7 tỷ đồng; so với cùng kỳ thiệt hại năm 2019 tăng hơn 2 tỷ đồng.
Long Mỹ nhân rộng những mô hình dân vận khéo Việc thi đua dân vận khéo thời gian qua đã được huyện Long Mỹ (Hậu Giang) triển khai sâu rộng, hiệu quả, với nhiều đổi mới về nội dung, phương thức hoạt động, thu hút được đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội và làm thay đổi diện mạo của huyện thuần...