Lạ: Dê hai đầu thay vì lấy sữa được nuôi làm thú cưng
Sinh vật đáng kinh ngạc chào đời tại trang trại gia đình Nueske ở Wittenberg, bang Wisconsin, Mỹ, sau một khoảng thời gian dê mẹ vật lộn để sinh ra dê con.
Con dê nhỏ có thể ăn với cả 2 miệng.
“Tôi nhận thấy dê mẹ gặp khó khăn khi sinh dê con thứ hai nhưng điều này là hoàn toàn bình thường. Tôi bắt đầu hỗ trợ dê mẹ. Sau đó, phần đầu của dê con nhô ra khiến tôi vô cùng sốc. Nó có 4 chân, 2 tai, 4 mắt và 2 mũi.
Chúng tôi đã vắt sữa dê trong 6 năm và chưa bao giờ thấy bất cứ điều gì như thế này. Trung bình, trang trại có khoảng 700 dê con được sinh ra mỗi năm và chưa từng có con dê nào như vậy cho đến bây giờ”, Jocelyn Nueske, người quản lý trang trại kiêm người vắt sữa dê cho biết.
Sinh vật có thể đã mang ngoại hình dị dạng vì phôi thai tách ra trong quá trình tạo thành cặp song sinh nhưng không tách hoàn toàn. Nó cũng có thể xảy ra theo cách khác với 2 phôi thai riêng biệt nhưng rồi lại hợp nhất để tạo thành một sinh vật 2 đầu.
Video đang HOT
Rất ít trường hợp sinh vật dị dạng sống sót đủ lâu để được sinh ra và sau khi sinh, tỷ lệ sống sót còn ít hơn nữa. Nhưng dê con 2 đầu vẫn còn sống và trong đoạn video được quay lại, nó còn đang cố gắng đi những bước đầu tiên.
Đến nay, dê con vẫn còn sống sót.
Dê đột biến được đặt tên là Janus, phỏng theo tên một vị thần La Mã thường được mô tả với 2 khuôn mặt. Người trong trang trại Nueskes không biết tỷ lệ sống sót của dê con đến tuổi trưởng thành là bao nhiêu nhưng họ hy vọng có thể giữ Janus làm thú cưng.
Dê con chập chững bước những bước đi đầu tiên.
“Không chắc chắn về tỷ lệ sống sót. Chúng tôi chỉ làm những gì tốt nhất để giữ cho dê con mạnh mẽ và khỏe mạnh, và hy vọng vào điều tốt đẹp nhất. Chúng tôi là một trang trại chăn nuôi gia đình, chúng tôi luôn cố gắng hết sức để giúp đỡ bất kỳ con vật nào.
Trang trại chưa bao giờ thấy bất cứ điều gì giống như vậy trước đây. Nhưng dần dần, cú sốc của chúng tôi đã biến thành sự tò mò”, Jocelyn nói thêm.
Trà Xanh
Bầu cử Mỹ 2020: Tòa án tối cao bang Wisconsin phán quyết vẫn tiến hành bầu cử
Ngày 6/4, Tòa án tối cao bang Wisconsin của Mỹ đưa ra phán quyết bác bỏ sắc lệnh hành pháp của Thống đốc bang Tony Evers hoãn cuộc bầu cử sơ bộ tại bang này - dự kiến diễn ra ngày 7/4 - do dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19. Phán quyết của tòa án này khẳng định vẫn tiến hành bầu cử như dự kiến.
Cử tri bỏ phiếu trong ngày bầu cử "Siêu thứ Ba" lần hai tại điểm bầu cử ở Detroit, Michigan, Mỹ, ngày 10/3/2020. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Với phán quyết trên, bang Wisconsin là bang duy nhất ở Mỹ vẫn tiến hành bầu cử theo kế hoạch trong tháng 4 với các điểm bỏ phiếu trực tiếp. Tuy nhiên, điều này đặt các cử tri của bang vào tình thế phải lựa chọn tham gia bỏ phiếu tại các điểm bầu cử hay tuân thủ khuyến cáo của giới chức y tế công tránh những nơi đông người trong thời gian dịch bùng phát.
Phát biểu sau phán quyết trên, Thống đốc Tony Evers cho biết ông không có lựa chọn nào khác.
Trong nhiều tuần qua đã có sự bất đồng trong giới chức bang Wisconsin về cách thức tiến hành cuộc bầu cử trong bối cảnh số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 tại bang này gia tăng nhanh chóng.
Ban đầu Thống đốc Evers (thuộc đảng Dân chủ) và các quan chức thuộc đảng Cộng hòa nhất trí sẽ tiến hành cuộc bầu cử theo kế hoạch, tuy nhiên sau đó ông Evers cho biết đa số cử tri lo lắng nguy cơ lây nhiễm bệnh khi đến các điểm bỏ phiếu. Do đó, ngày 6/4 Thống đốc Evers đã ký sắc lệnh hoãn bầu cử để bảo đảm an toàn cho người dân.
Các lãnh đạo cơ quan lập pháp bang Wisconsin do phe Cộng hòa chiếm đa số đã kháng nghị sắc lệnh trên của Thống đốc Evers lên Tòa án tối cao bang và tòa án đã ra phán quyết bác bỏ sắc lệnh.
Do dịch COVID-19 bùng phát mạnh trên khắp nước Mỹ, một loạt bang và vùng lãnh thổ hải ngoại Puerto Rico của Mỹ đã thông báo hoãn tiến hành các cuộc bầu cử sơ bộ. Một số bang khác chuyển sang hình thức bỏ phiếu qua bưu điện.
Sáng 7/4 (theo giờ Việt Nam), Đại học Johns Hopkins của Mỹ cho biết trong 24 giờ qua nước này đã ghi nhận 1.150 ca tử vong do COVID-19, nâng tổng số ca tử vong lên 10.783. Tổng số ca mắc COVID-19 ở Mỹ đã lên tới hơn 366.000, trong đó hơn 30.000 ca mắc mới được ghi nhận trong 24 giờ qua.
Cho đến nay, Mỹ vẫn là nước có số ca mắc COVID-19 nhiều nhất trên thế giới, trong khi số ca tử vong tăng rất nhanh trong vài ngày qua với ít nhất 1.000 ca mỗi ngày.
Đặng Huyền
Các nước phạt người vi phạm lệnh hạn chế ra ngoài như thế nào? Mọi bang ở Mỹ, trừ 5 tiểu bang, đã ban bố "lệnh ở nhà" toàn diện hoặc một phần để đối phó với Covid-19. Mục đích chung của "lệnh ở nhà" đều là hạn chế việc người dân ra ngoài khi không thiết yếu. Tuy nhiên khái niệm "thiết yếu" được hiểu khác nhau tùy địa phương. Ví dụ, bang Florida vẫn cho...