Là cơ quan lớn nhất và là thứ giúp chúng ta tồn tại, lớp da có cấu tạo như thế nào?
Nặng khoảng 4 kg vào bao phủ một diện tích lên đến 2 mét vuông, da chính là cơ quan lớn nhất trên cơ thể con người.
Có thể khẳng định rằng, nếu không có cơ quan này, bạn không thể tồn tại, bởi chất lỏng trong cơ thể sẽ bị bay hơi, và đó là còn chưa kể đến hàng loạt những nguyên nhân khác khi con người không còn được bảo vệ bởi da.
Chức năng của da
Dễ nhận thấy nhất là da giúp bảo vệ những phần nằm ngay bên dưới chúng khỏi các tác động bên ngoài: Từ lực va đập, các yếu tố môi trường cho đến tia UV. 24 giờ mỗi ngày và 7 ngày mỗi tuần, làn da của chúng ta hoạt động như một “công nhân mẫn cán”, khi liên tục chiến đấu với các vi khuẩn xâm nhiễm, liên tục tái tạo các tế bào da mới, đồng thời cũng không quên nhiệm vụ sản xuất vitamin D để cung cấp cho hệ xương khớp.
Da được cấu tạo như thế nào để có thể hoàn thành tốt tất cả các nhiệm vụ “khó nhằn:” kể trên?
Trên thực tế, có đến 3 lớp da cùng chung sức vào nhiệm vụ giúp con người có thể tồn tại.
Lớp da ngoài cùng – thứ mà chúng ta có thể quan sát bằng mắt thường – Được gọi là biểu bì. Thành phần cấu tạo chủ yếu của biểu bì là keratinocytes, một loại tế bào có nguồn gốc từ keratin, loại protein đóng vai trò là vật liệu cấu trúc cơ bản của da, móng tay và tóc. Keratin cũng là protein mạnh nhất nên được tin tưởng giao nhiệm vụ bảo vệ các loại tế bào da khác khỏi tổn thương.
Dù được ví như lớp tường thành vững chắc nhưng keratin cũng không thể bảo vệ cơ thể khỏi mọi tác nhân gây hại. Chính vì vậy, lớp biểu bì còn sở hữu các cơ chế phòng thủ khác.
Các tế bào Langerhan nằm trên biểu bì có nhiệm vụ gửi thông tin cảnh báo đến hệ miễn dịch, nếu phát hiện bất cứ vi khuẩn hay virut gây hại nào tìm được đường xâm nhập vào bên trong cơ thể. Ngoài ra còn có Melanin, chính là hắc sắc tố quyết định màu da của con người, giúp ngăn chặn các tia UV từ ánh sáng Mặt Trời.
Nằm ngay bên dưới biểu bì chính là lớp da thứ hai có tên gọi là hạ bì. Lớp hạ bì thậm chí còn dày hơn cả biểu bì và đây cũng chính là nhân tố giúp tạo ra sự chắc khỏe và đàn hồi của da người, nhờ vào sự hiện diện của hệ thống sợi collagen và elastin. Hệ thống dây thần kinh, nang lông, các tuyến cũng nằm ngay ở lớp hạ bì. Do đó, xúc giác và hệ thống điều hòa thân nhiệt của cơ thể được quyết định bởi lớp da này.
Tuyến chất nhờn ở lớp hạ bì sản sinh ra sebum, một loại chất dạng dầu có nhiệm vụ bao phủ lớp da bên ngoài, từ đó ngăn cản sự sinh sôi của vi khuẩn trên da.
Video đang HOT
Lớp da cuối cùng, nằm sâu nhất được gọi là lớp dưới da. Các mô dưới da hoạt động như cầu nối giúp gắn kết lớp biểu bì, hạ bì với xương và các cơ quan khác. Mặc dù vẫn được coi là một thành phần của da, nhưng lớp dưới da được cấu tạo chủ yếu bởi mỡ, đóng vai trò như lớp cách nhiệt giúp giữ ấm cơ thể cũng như tạo tấm đệm khi có va đập. Lớp mỡ dưới da còn đóng vai trò như kho dự trữ, có thể chuyển đổi thành năng lượng cung cấp cho các hoạt động của cơ thể trong trường hợp cần thiết.
Như vậy, chúng ta đã biết được 3 thành phần chính của da là: lớp biểu bì, lớp hạ bì và lớp dưới da. Da của bạn được tạo nên từ khoảng 1,5 ngàn tỷ tế bào, con số này biến động tùy theo đặc điểm cơ thể của từng người. Trung bình mỗi giờ, cơ thể tạo ra khoảng 40.000 tế bào da mới để thay thế lượng tế bào da chết rơi ra khỏi người chúng ta.
“ Thế giới sống” đa dạng ngay trên da người
Ngay trên bề mặt da là cả một “ thế giới sống” hết sức đa dạng, với khoảng 1000 loài vi sinh vật cùng tồn tại và phát triển. Theo ước tính, trên mỗi 6,5 centimet vuông bề mặt cơ thể có đến 50 triệu vi khuẩn. Con số này nghe có vẻ rất nhiều nhưng nếu chúng ta gom tất cả vi sinh vật đang cư ngụ trên bề mặt cơ thể vào một chỗ, thì nó chỉ lớn bằng một hạt đậu.
Cũng giống như đường ruột, trên da của chúng ta có cả vi khuẩn xấu và vi khuẩn tốt. Điều quan trọng là hệ vi sinh này được duy trì ở một trạng thái cân bằng, khi đó chúng ta sẽ có một làn da khỏe mạnh.
Minh Nhật
Theo insh
Những dấu hiệu tiết lộ vùng kín đang cố gắng cảnh báo vấn đề sức khỏe nghiêm trọng chị em cần để mắt tới
Nếu không quan tâm thường xuyên tới sức khỏe của "vùng kín", bạn có nguy cơ phải đối mặt với những vấn đề sức khỏe vùng kín nghiêm trọng.
Hiện nay, mạng xã hội tràn ngập những lời khuyên về chăm sóc sức khỏe vùng kín. Tuy nhiên, phần lớn trong số đó đều không chính xác và thậm chí có thể gây nguy hiểm cho bạn nếu áp dụng. Anita Mitra, tiến sĩ, chuyên gia phụ khoa kiêm tác giả của cuốn The Gynae Geek cho biết: "Vùng kín là khu vực vô cùng nhạy cảm. Bộ phận này cũng có thể cảnh báo rất nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau".
Vùng kín là khu vực vô cùng nhạy cảm. Bộ phận này cũng có thể cảnh báo rất nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau.
Viêm âm đạo: Có thể là dấu hiệu vệ sinh không đúng cách
Theo chuyên gia Mitra, hiện nay không có bằng chứng nào chỉ ra dùng dung dịch vệ sinh phụ khoa là tốt cho sức khỏe của "vùng kín". Trên thực tế, các sản phẩm này hoàn toàn có thể tác động xấu tới, gây kích thích, tiết dịch âm đạo. Không những vậy, chất tẩy rửa cũng loại bỏ hoàn toàn tất cả các vi khuẩn, thậm chí là vi khuẩn có lợi.
Giống trong đường ruột, các vi sinh vật này có nhiệm vụ bảo vệ sức khỏe vùng kín. Do đó, vệ sinh âm đạo quá mức sẽ loại bỏ hoàn toàn những lợi khuẩn và bạn có nguy cơ mắc viêm âm đạo do khu vực này chịu kích thích lớn.
Chuyên gia Mitra đã chỉ ra, vùng kín chỉ nên được làm sạch bằng nước thường. Chúng có cơ chế tự vệ sinh nên các chị em không nên can thiệp vào quá trình này.
Nhiễm trùng nấm men: Có thể là dấu hiệu mắc tiểu đường
Nhiễm trùng nấm men (nấm Candida) là vấn đề sức khỏe rất phổ biến và khoảng 75% phụ nữ có nguy cơ mắc phải bệnh này ít nhất một lần trong đời. Các triệu chứng cơ bản của bệnh bao gồm ngứa và chảy mủ vùng kín. Trên thực tế, nhiễm trùng nấm men tái phát nhiều lần và ảnh hưởng tới miệng có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường.
Vi khuẩn Candida phát triển mạnh trong môi trường nhiều đường. Do đó, nếu nhiễm trùng nấm men tái phát hơn ba lần trong một năm, bạn nên cân nhắc kiểm tra sức khỏe để phát hiện sớm bệnh tiểu đường.
Nhiễm trùng nấm men được điều trị bằng thuốc kháng nấm dưới dạng viên nén hoặc kem bôi. Một số nghiên cứu cho thấy, người bệnh có thể bôi trực tiếp sữa chua lên vùng kín để kiểm soát các triệu chứng. Tuy nhiên, chuyên gia Mitra khuyên, mọi người nên sử dụng thuốc thay vì áp dụng phương pháp này.
"Bùng phát" vi khuẩn: Dấu hiệu của sự căng thẳng
Sự bùng phát của vi khuẩn cũng có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang mắc phải những vấn đề về tâm lý. Khi chúng ta bị căng thẳng, quá trình sản sinh hormone sẽ bị ức chế. Stress tác động đến sức khỏe phụ khoa, khiến cơ thể bạn phải tiến hành tự điều chỉnh sao cho phù hợp với với những gì có thể làm được.
Sự bùng phát của vi khuẩn cũng có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang mắc phải những vấn đề về tâm lý.
Chuyên gia Mitra cho biết: "Tôi luôn hỏi người bệnh về thói quen ăn uống, tập luyện, công việc, nghỉ ngơi và cuộc sống gia đình khi họ tới khám".
Vùng kín bị kích thích trong kì kinh nguyệt: Cần thay đổi băng vệ sinh
Nếu bạn cảm thấy vùng kín bị kích thích trong kì kinh nguyệt, hãy thử thay đổi nhãn hiệu băng vệ sinh hoặc tampon. Hiện nay có rất nhiều loại băng vệ sinh được bán trên thị trường cho các chị em phụ nữ lựa chọn. Tuy nhiên, không phải loại nào cũng phù hợp với tất cả mọi người.
Dùng cốc nguyệt san là lựa chọn lý tưởng nếu xét từ góc độ môi trường. Tuy nhiên, sản phẩm này có thể không phù hợp với nhiều phụ nữ. Bác sĩ Mitra cho biết, những người mắc bệnh lạc nội mạc tử cung hoặc chứng viêm âm đạo sẽ cảm thấy khó chịu khi đưa cốc nguyệt san hay tampon vào bên trong vùng kín.
Ngoài ra, hội chứng nhiễm độc cấp tính có thể xảy ra nếu bạn bỏ quên tampon quá lâu. Để ngăn ngừa tình trạng này, mọi người hãy thay mới sản phẩm này tám giờ một lần.
Nếu bạn cảm thấy vùng kín bị kích thích trong thời gian dài, hãy thử thay đổi nhãn hiệu băng vệ sinh hoặc tampon.
Dấu hiệu dịch tiết âm đạo là bình thường
Tạo hình âm hộ là một thủ thuật phẫu thuật được tiến hành nhanh chóng và nhẹ nhàng. Tuy nhiên, chúng có thể để lại sẹo và những cơn đau mãn tính. Lo lắng và thắc mắc về vấn đề này là hoàn toàn không cần thiết. Sự thay đổi này hoàn toàn có thể kéo dài trong một tháng.
Nếu bạn không sử dụng biện pháp tránh thai nội tiết, chỉ sau một thời gian, dịch tiết âm đạo sẽ chuyển sang màu vàng đặc. Đến giữa chu kỳ, chúng trở nên trong và nhiều nước. Vào thời kỳ rụng trứng, dịch tiết phải có độ đặc của lòng trắng trứng.
Chuyên gia Mitra cho biết, đây là những dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang hoạt động bình thường. Tuy nhiên, mọi người vẫn nên tới bác sĩ kiểm tra nếu dịch tiết có màu bất thường, chứa máu hoặc mùi hôi.
(Nguồn: Bodyandsoul)
Theo Helino
Những lợi ích của vi khuẩn đường ruột Những phát hiện mới đây khiến các nhà khoa học suy nghĩ lại về những thứ tạo nên cơ thể người, và ngay cả lí do vì sao chúng ta bị ốm, và làm thế nào để sống khoẻ mạnh. Nghiên cứu chỉ ra rằng chúng ta chỉ có 43% là người. Phần còn lại là các vi sinh vật có ảnh hưởng...