“Lá chắn tên lửa Mỹ có thể khiến Trung Quốc phải nâng cấp kho hạt nhân”
Trung Quốc có thể cần hiện đại hoá kho vũ khí hạt nhân để đối phó với khả năng làm mất ổn định gây ra bởi một kế hoạch lá chắn tên lửa của Mỹ, một quan chức quân đội cấp cao Trung Quốc hôm qua tuyên bố.
Vũ khí hạt nhân của Mỹ. (Ảnh minh hoạ)
“Kế hoạch làm suy yếu sự ổn định chiến lược”, Trung tướng Chu Thành Hồ, từ Học viện quốc phòng Trung Quốc, nhận định về việc phát triển một lá chắn tên lửa do Mỹ đứng đầu, vốn cũng khiến Nga lo ngại.
“Chúng tôi phải duy trì khả năng răn đe”, ông Chu nói bên lề một cuộc hội thảo về giải trừ vũ khí hạt nhân tại Vienna (Áo) ngày 18/7.
Mỹ đang chi khoảng 10 tỷ USD một năm để phát triển, thử nghiệm và triển khai các hệ thống phòng thủ tên lửa, vốn cũng bao gồm lá chắn châu Âu trong khuôn khổ một hệ thống nhiều tầng.
Các hệ thống phòng thủ cũng bao gồm các tên lửa đánh chặn được đặt trên các tàu có thể được triển khai tại Trung Đông và Thái Bình Dương và các tên lửa đánh chặn trên bộ tại những hầm chứa tên lửa ở Alaska và California.
Mỹ cho hay hệ thống tại châu Âu – dự kiến được triển khai theo 4 giai đoạn cho tới năm 2020 – nhằm chống lại mối đe doạ tiềm tàng từ Iran và không gây ra nguy cơ nào đối với Nga.
Video đang HOT
Nhưng Mátxcơva cho rằng các tên lửa đánh chặn mà Mỹ và NATO đang triển khai sẽ có thể phá huỷ các đầu đạn đang bay của nước này vào khoảng năm 2018, làm mất cân bằng quyền lực hậu Chiến tranh Lạnh.
Những bình luận của ông Chu – người từng gây tranh cãi hồi năm 2005 khi nói rằng Trung Quốc có thể sử dụng vũ khí hạt nhân nếu Mỹ can thiệp quân sự vào cuộc xung đột liên quan tới Đài Loan – cho thấy lo ngại của Nga cũng tồn tại ở Trung Quốc.
Tấn công phủ đầu
Trung Quốc “sẽ phải hiện đại hoá kho vũ khí hạt nhân” vì việc triển khai một hệ thống phòng thủ tên lửa “có thể làm giảm sự tin cậy của khả năng răn đe hạt nhân”, ông Chu nói.
“Vì vậy, Bắc Kinh sẽ phải cải thiện các khả năng sống sót, xâm nhập…, nếu không sẽ rất khó để chúng ta duy trì khả năng của sự răn đe hạt nhân”, ông Chu nói thêm.
Joseph Cirincione, chủ tịch Quỹ Ploughshares, một tổ chức an ninh toàn cầu, cho hay bất kỳ nhà hoạch định quân sự Mỹ nào ở vị trí của ông Chu cũng có quan điểm như vậy.
Các hệ thống chống tên lửa được lên kế hoạch và các vũ khí hiện đại khác trong tương lai “về mặt lý thuyết giúp Mỹ có thể phát động một cuộc tấn công phủ đầu vào Trung Quốc, vô hiệu hoá hầu hết khoảng 40 tên lửa tầm xa của nước này và đánh chặn bất kỳ tên lửa nào có thể được phóng đi để đáp trả”, ông Cirincione nói.
“Các hệ thống phòng thủ tên lửa luôn buộc các nước khác phải cải tiến và tăng cường các vũ khí tấn công”, ông Cirincione, người cũng tham dự cuộc hội thảo hôm qua tại Vienna, cho biết trong một email.
Hệ thống phòng thủ tên lửa châu Âu sẽ bao gồm 4 tổ hợp đánh chặn tên lửa tại Ba Lan và Romania và một ra-đa tại Thổ Nhĩ Kỳ, cũng như các tên lửa đánh chặn và ra-đa bố trí trên các tàu ở Địa Trung Hải.
Mỹ và Nga sở hữu phần lớn các vũ khí hạt nhân của thế giới. Trung Quốc, Pháp và Anh là 3 nước khác được chính thức công nhận là các quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân, nhưng kho vũ khí của họ nhỏ hơn nhiều.
Trung Quốc rất bí mật về kho vũ khí hạt nhân của nước này. Theo ước tính của Bộ Quốc phòng Mỹ, Trung Quốc có khoảng 130-195 tên lửa đạn đạo có khả năng mang đầu đạn hạt nhân.
Theo Dân Trí
NATO chi 1 tỷ USD cho lá chắn tên lửa
Các nước thành viên NATO hôm qua cam kết chi 1 tỷ USD để đảm bảo hoạt động của hệ thống tên lửa châu Âu.
Hệ thống lá chắn tên lửa châu Âu được thiết kế triển khai theo 4 giai đoạn và sẽ hoàn tất vào năm 2018. Ảnh minh họa: AFP
"Các đồng minh NATO cam kết đầu tư hơn 1 tỷ USD cho cơ sở vật chất phục vụ điều khiển, kiểm soát và trao đổi thông tin để hỗ trợ phòng thủ tên lửa NATO", RiaNovosti dẫn lời ông Frank A. Rose, Phó trợ lý Ngoại trưởng Mỹ, hôm qua cho biết tại Hội nghị Quốc tế lần 8 về Phòng thủ Tên lửa ở Paris, Pháp.
"Tại hội nghị Lisbon, các lãnh đạo nước thành viên NATO cũng quyết định mở rộng phạm vi của chương trình hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo nhiều tầng của NATO (ALTBMD), để trở thành một mạng lưới điều khiển, kiểm soát và thông tin để hỗ trợ cho năng lực mới này", ông Frank A. Rose cho biết.
Nga và NATO đồng ý hợp tác về cái gọi là hệ thống phòng thủ tên lửa châu Âu tại Hội nghị Thượng đỉnh Lisbon tháng 11/2010. NATO khẳng định cần có hai hệ thống độc lập trao đổi thông tin cho nhau, trong khi Nga lại muốn một hệ thống chung với khả năng tương tác cao.
Nga vẫn giữ vững lập trường đối lập đối với kế hoạch triển khai các hệ thống tên lửa phòng thủ của Mỹ gần biên giới của nước này, cho rằng chúng là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia. NATO và Mỹ khẳng định lá chắn tên lửa chỉ bảo vệ các nước thành viên NATO trước những tên lửa từ Triều Tiên và Iran, chứ không hướng tới Nga. Phía Moscow luôn đòi hỏi từ phía Washington những sự đảm bảo về mặt pháp lý rằng lá chắn phòng thủ tên lửa châu Âu sẽ không nhằm vào các lực lượng hạt nhân chiến lược của Nga.
Quân đội và các lãnh đạo chính trị Nga liên tục cảnh báo các nước phương Tây rằng nếu thỏa thuận thất bại, Moscow có thể sẽ sử dụng một loạt các biện pháp như triển khai tên lửa tầm ngắn có thể mang đầu đạn hạt nhân Iskander tại tỉnh biên giới Kaliningrad.
Theo VNExpress
Nga dọa cho nổ tung lá chắn tên lửa Mỹ Moscow sẽ thiết lập một hệ thống có thể vượt qua và chế ngự bất kỳ lá chắn tên lửa nào để bảo đảm an ninh thực sự cho mình. Nếu cần, Moscow có thể cho nổ tung hệ thống lá chắn tên lửa đó. Đây là lời đe dọa đầy sắc lạnh vừa được một quan chức cấp cao hàng đầu của...