Lá cách ngừa viêm gan
Dân gian thường dùng lá cách giúp dễ ngủ, chữa chứng cao huyết áp, rối loạn tiêu hóa, cơ thể mệt mỏi…
Cây cách (ảnh trên) hay còn gọi là vọng cách, bọng cách… thuộc thân gỗ, có hình dáng hơi nhỏ, cao khoảng từ 2 – 6m, cây phân thành nhiều nhánh nhỏ, mọc leo hoặc có gai ở phần thân cây.
Lá cây cách có hình mũi mác, màu hơi xanh, phần chóp lá hình hơi tù hoặc mũi ngắn. Hoa của cây có kích thước nhỏ, màu trắng hơi xám, thường mọc ở ngọn cây. Quả hơi hình trứng bầu dục, không cân đối, phần gốc tròn hoặc có hình tim, khi chín quả có màu đen.
Dân gian thường dùng lá cách giúp dễ ngủ, chữa chứng cao huyết áp, rối loạn tiêu hóa, cơ thể mệt mỏi…
Theo Đông y, lá cách có vị ngọt, tính mát giúp tăng cường trao đổi chất trong cơ thể, giúp giải nhiệt, thanh mát, ngăn ngừa các chứng bệnh về nhiệt như: Nhiệt miệng, nóng trong, nóng gan, gây mụn nhọt…
Trị bệnh tiêu chảy: Dùng khoảng 20gr lá cây này, đem giã nát sau đó cho thêm chút nước sôi để nguội, đem khuấy đều, vắt nước rồi thêm chút đường. Người lớn dùng khoảng 1 chén nhỏ, tầm 35ml/ngày, trẻ em thì dùng 1 nửa liều lượng.
Trị bệnh đau nhức xương khớp: Dùng nước nấu từ lá cách hoặc có thể ăn chung với các món ăn thông thường khác…
Trị bệnh viêm gan, gan nhiễm mỡ: Lá cách, ngâm trần, lá dành dành, cây xương khỉ, cỏ mần trầu, râu ngô, đậu đen… đem sao vàng hạ thổ, sau đó sắc với 4 phần nước còn 2 phần nước để uống
Bị nóng trong người, ăn gì cho mát?
Máu nóng, nóng trong người, nóng gan,... là tình trạng nhiều người gặp phải, đặc biệt là trong những ngày hè oi nóng. Vậy ăn gì cho mát và tránh khỏi tình trạng khó chịu trên?
Mùa hè là khoảng thời gian cơ thể chúng ta phải chịu nhiều tác động từ nhiệt độ cao từ môi trường, dễ gây mất nước, nóng trong người do gan hoạt động không tốt,...
Gan là một cơ quan nội tạng quan trọng có vai trò tham gia chính vào quá trình chuyển hóa và đào thải độc tố trong cơ thể. "Máu nóng" hay tình trạng "nóng gan" là khi gan bị tổn thương, suy giảm chức năng gan dẫn đến những ảnh hưởng không tốt đối với sức khỏe.
Nguyên nhân của nóng trong
Tình trạng máu nóng, nóng gan, nóng trong người thường xuất hiện do những nguyên nhân sau:
Video đang HOT
- Ăn uống không đầy đủ chất dinh dưỡng, thiếu khoa học: ăn quá ít chất xơ, vitamin, ăn quá nhiều đồ cay nóng, đồ ngọt, đồ ăn dầu mỡ, nhiều muối, thức ăn nhanh,...
- Sinh hoạt không điều độ: làm việc quá sức, chịu áp lực công việc, thức khuya,...
- Sử dụng nhiều chất kích thích như thuốc lá, rượu bia,... khiến nhiều chất độc tích tụ ở trong gan, dẫn đến gan bị suy giảm chức năng.
- Lạm dụng thuốc kháng sinh: sử dụng thuốc không theo đơn, không có chỉ định của bác sĩ khiến nhiều độc tố bị tích tụ trong gan dẫn đến nóng gan.
Những biểu hiện của nóng trong người
- Cơ thể nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy khó chịu, nổi mề đay.
- Bị nhiệt miệng, khô môi, chảy máu chân răng bất thường.
- Vàng da.
- Nước tiểu có màu vàng đậm.
- Nóng trong người ăn gì cho mát?
Ăn gì cho mát?
Bổ sung các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng có khả năng thanh nhiệt, giải độc là một cách giúp bạn cải thiện được tình trạng máu nóng, nóng trong người, nóng gan. Máu nóng ăn gì cho mát, ăn gì cho mát gan là câu hỏi nhiều người đặt ra.
1. Bưởi, cam, chanh
Trong những loại quả này đều có chứa nhiều vitamin C và chất chống oxy hóa cao có tác dụng làm tăng quá trình thải độc của gan, chuyển hóa các chất độc thành dạng dễ tan trong nước và dễ dàng thải ra ngoài.
Ngoài ra, chúng giúp đẩy mạnh quá trình enzyme đào thải các chất độc hại gây ung thư. Ăn những loại hoa quả này thường xuyên giúp làm sạch hệ tiêu hóa, hệ tuần hoàn, giải độc và thanh lọc gan. Hơn nữa, chúng cũng giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể.
2. Dưa leo (dưa chuột)
Dưa leo là loại hoa quả chứa tới 90% là nước và có nhiều loại khoáng chất, vitamin B1, B2, B5, B6, vitamin C, kali, kẽm, canxi,... Nó có tính mát và có thể bổ sung nước cho cơ thể. Trong đông y, dưa leo được sử dụng để an thần, hạ sốt, làm mát cơ thể nhanh chóng.
3. Các hạt ngũ cốc
Bị nóng trong người, hãy bổ sung các loại ngũ cốc vào trong chế độ ăn của bạn như yến mạch, ngô, lúa mạch, gạo lức,... Chúng chứa nhiều vitamin B và các loại khoáng chất giúp hỗ trợ quá trình chuyển hóa chất béo trong gan.
4. Trà xanh
Trà xanh là một thức uống đầy ắp chất chống oxy hóa giúp nâng cao chức năng gan. Ngoài ra, trà xanh còn đẩy nhanh tốc độ trao đổi chất, giúp quá trình thải độc hoạt động nhanh chóng và trơn tru hơn. Một tách trà xanh ấm mỗi ngày giúp bạn thanh lọc cơ thể, giảm nóng trong người và cải thiện hoạt động của gan.
5. Hoa atiso
Đây được coi là một loại thực phẩm cực tốt dành cho gan. Hoa atiso giúp lọc sạch độc tố tích tụ trong gan, cải thiện tình trạng nóng trong người của bạn.
6. Rau má
Theo đông y, rau má có tính mát, vị hơi đắng, không độc, có công dụng làm mát cơ thể, giải độc, lợi tiểu, chống viêm... Rau má được sử dụng để chữa các loại bệnh liên quan đến nóng trong người như mụn nhọt, rôm sảy, chảy máu cam, sốt, nổi mề đay, ngứa ngáy, viêm gan hoàng đản,...
7. Nước lọc
Đơn giản và dễ dàng nhất để cải thiện tình trạng nóng trong đó là uống đủ nước mỗi ngày. Tùy vào cân nặng và thể trạng của bạn, cần uống đủ 1.2 - 2 lít nước mỗi ngày để những quá trình trong cơ thể được vận hành thật tốt. Nước cũng giúp làm mát và giải độc gan hiệu quả.
8. Mướp đắng
Mướp đắng là loại quả chứa nhiều vitamin và các chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể. Nó có tính mát, giúp thanh nhiệt, giải độc. Ăn các món làm từ mướp đắng hoặc uống trà mướp đắng đều có tác dụng giải khát, làm mát cơ thể.
9. Cà chua
Cà chua là loại quả chứa lượng lớn vitamin và khoáng chất, vi khoáng dễ hấp thụ trong cơ thể. Cà chua có thể thanh nhiệt, giải độc, cân bằng gan và làm mát cơ thể. Bổ sung cà chua vào chế độ ăn uống hằng ngày, bạn còn có thêm nhiều lợi ích khác như giảm quá trình oxy hóa, lão hóa, tăng cường miễn dịch, chống ung thư,...
10. Cá béo
Theo một nghiên cứu trên World Journal of Gastroenterology chỉ ra, tiêu thụ cá béo và dầu cá bổ sung có thể giúp giảm tác động của các bệnh như NAFLD. Cá béo rất giàu axit béo omega-3, là chất béo tốt giúp giảm viêm. Những chất béo này có thể đặc biệt hữu ích đối với gan, vì chúng dường như ngăn chặn sự tích tụ chất béo dư thừa và duy trì mức độ enzym trong gan.
Nghiên cứu khuyến nghị ăn cá nhiều dầu hai lần hoặc nhiều hơn mỗi tuần. Nếu không dễ dàng kết hợp các loại cá béo như cá trích hoặc cá hồi vào chế độ ăn uống, hãy thử bổ sung dầu cá hàng ngày.
Những thực phẩm cần tránh
Một số loại đồ ăn sẽ khiến tình trạng nóng trong của bạn trở nên nghiêm trọng hơn, bao gồm:
-- Thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ: Chúng bao gồm đồ chiên rán, đồ ăn nhanh, đồ ăn nhẹ đóng gói, khoai tây chiên và các loại hạt cũng có thể chứa nhiều chất béo một cách đáng ngạc nhiên.
- Thực phẩm giàu tinh bột: Chúng bao gồm bánh mì, mì ống và bánh ngọt hoặc bánh ngọt.
- Đường: Cắt giảm lượng đường và thức ăn có đường như bánh quy, bánh ngọt và kẹo có thể giúp giảm áp lực cho gan.
- Muối: Những cách đơn giản để giảm lượng muối bao gồm ăn ít hơn, tránh thịt hoặc rau đóng hộp, giảm hoặc tránh thịt nguội và thịt xông khói muối...
- Rượu: Bất cứ ai muốn thanh nhiệt, giải độc nên cân nhắc việc giảm uống rượu hoặc loại bỏ hoàn toàn rượu khỏi chế độ ăn uống.
Lợi ích của việc súc miệng nước muối hằng ngày Nước muối từ rất lâu đã được sử dụng như một bài thuốc tại nhà giúp phòng và chống nhiều vấn đề sức khỏe. Cơ chế tác động của nước muối: Nước muối có áp suất thẩm thấu cao hơn dịch tế bào, do đó khi súc miệng bằng nước muối, nước muối sẽ kéo các dịch này ra ngoài cùng với vi...