Kyrgyzstan, Tajikistan đạt thỏa thuận chấm dứt hành động thù địch ở biên giới
Ngày 28/1, hãng thông tấn Sputnik (Nga) dẫn nguồn tin biên phòng Kyrgyzstan cho biết Kyrgyzstan và Tajikistan đã nhất trí về việc chấm dứt các hành động thù địch ở biên giới hai nước.
Binh sĩ Kyrgyzstan tại làng Kok-Tash, khu vực biên giới giữa nước này và Tajikistan, ngày 29/4/2021. Ảnh tư liệu: RFE/TTXVN
Theo nguồn tin trên, người phát ngôn của Cơ quan Biên phòng Kyrgyzstan cho biết trong các cuộc đàm phán, đại diện hai nước đã đạt được một số thỏa thuận gồm một lệnh ngừng bắn hoàn toàn; rút lực lượng và phương tiện bổ sung cho khu vực biên giới; nối lại giao thông trên đường cao tốc Batken-Isfana; tạo điều kiện để các nhân viên thực thi pháp luật Kyrgyzstan và Tajikistan thực hiện công tác tuần tra chung ở khu vực biên giới nhằm ngăn chặn xung đột.
Trước đó, người phát ngôn Tổ chức Hiệp ước an ninh tập thể (CSTO) Vladimir Zainetdinov ngày 27/1 cho biết Tổng Thư ký CSTO Stanislav Zas đã có cuộc điện đàm với Thư ký Hội đồng An ninh Tajikistan Nasrullo Mahmudzoda và Thư ký Hội đồng An ninh Kyrgyzstan Marat Imankulov, trong đó Tổng Thư ký CSTO đã kêu gọi lập tức ngừng bắn giữa hai bên ở biên giới Kyrgyzstan-Tajikistan.
Ông Zas nêu rõ: “Các cuộc đụng độ mới dẫn đến thương vong tại biên giới gây quan ngại sâu sắc. Cuộc đối đầu vũ trang ở biên giới Tajikistan-Kyrgyzstan phải lập tức dừng lại. Xung đột phải được giải quyết hoàn toàn tại bàn đàm phán bằng các biện pháp hòa bình. Vì điều này, CSTO sẵn sàng hỗ trợ Kyrgyzstan và Tajikistan giải quyết xung đột”. Ông Zas bày tỏ tin tưởng lãnh đạo của hai quốc gia thành viên CSTO này sẽ tìm ra những cách thức có thể chấp nhận được để giải quyết vấn đề biên giới phức tạp.
Ngày 27/1, phía Kyrgyzstan cáo buộc lực lượng Tajikistan nổ súng nhằm vào các binh sĩ Kyrgyzstan trong vụ bùng phát bạo lực mới giữa hai bên. Theo truyền thông, các cuộc đụng độ mới xảy ra giữa Kyrgyzstan và Tajikistan đã khiến một dân thường Tajikistan thiệt mạng và 17 lính biên phòng và dân thường của cả hai bên bị thương.
Trước đó, hồi cuối tháng 4/2021, binh lính Tajikistan và Kyrgyzstan đã đấu súng ở một trạm cấp nước gần làng Kok-Tash, phía Tây Kyrgyzstan sát biên giới với Tajikistan. Bộ Y tế Kyrgyzstan cho biết 13 công dân nước này đã thiệt mạng và 121 người bị thương. Trong khi đó, phía Tajikistan ghi nhận 3 người chết và 31 người bị thương.
Trước năm 1991, Tajikistan và Kyrgyzstan cùng là hai nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ, do đó biên giới giữa hai nước chủ yếu mang tính chất quản lý hành chính. Sau khi tách ra vào năm 1991, hai nước đã tổ chức nhiều vòng đàm phán nhưng chưa thể phân định hoàn toàn đường biên giới.
Hoàn thành nhiệm vụ trong 6 ngày, CSTO đã cử lực lượng nào đến Kazakhstan?
Việc Tổ chức Hiệp ước An ninh tập thể (CSTO) do Nga dẫn đầu cử lực lượng gìn giữ hòa bình đến dẹp yên bạo loạn tại Kazakhstan đã tạo được tiếng vang và bắt đầu rút quân sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
Video đang HOT
Lực lượng của CSTO tại sân bay Almaty của Kazakhstan (Ảnh: Reuters).
Theo Tổng thống Kazakhstan Kassym-Jomart Kemelevich Tokayev, từ ngày 13/1, việc rút quân theo từng giai đoạn của lực lượng gìn giữ hòa bình CSTO sẽ bắt đầu và sẽ kết thúc trong vòng 10 ngày. Như vậy, nhiệm vụ gìn giữ hòa bình tập thể đầu tiên hoàn thành sau 6 ngày, và một câu hỏi nhiều người quan tâm đặt ra là CSTO đã cử đơn vị quân đội nào đến Kazakhstan?
Phản ứng nhanh
Vào ngày 5/1, Kazakhstan rơi vào tình trạng khẩn cấp do làn sóng biểu tình biến thành bạo loạn. Ngay sáng 6/1, Tổng thống Tokayev đã thông báo ông đã tìm kiếm sự hỗ trợ từ CSTO để "vượt qua mối đe dọa nguy cơ từ chủ nghĩa khủng bố".
Ngay trong ngày 6/1, Hội đồng CSTO đã thông qua nghị quyết cử một lực lượng gìn giữ hòa bình tập thể tới Kazakhstan để nhanh chóng ổn định tình hình. Theo truyền thông Nga, đây là lần đầu tiên CSTO thực hiện "hoạt động gìn giữ hòa bình" tập thể.
CSTO là một tổ chức quân sự do các nước liên quan trong Cộng đồng các quốc gia độc lập SNG thành lập sau khi Liên Xô giải thể. Trước đây nó được gọi là "Hiệp ước An ninh Tập thể" và được đổi thành "Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể" vào năm 2002.
Việc CSTO ra đời và bản chất liên minh quân sự của nó, đã được Liên hợp quốc chấp nhận vào năm 2004 và trao quy chế quan sát viên tại Đại hội đồng Liên hợp quốc. Động thái này thực sự đánh dấu việc tổ chức này được quốc tế công nhận. Các nước thành viên hiện tại bao gồm Nga, Belarus, Armenia, Kazakhstan, Kyrgyzstan và Tajikistan.
Hơn 70 máy bay được vận chuyển suốt ngày đêm
Vào ngày thông qua nghị quyết, biệt đội đổ bộ đường không của Nga đã đến Kazakhstan với tư cách là đội quân tiên phong, mang theo vũ khí hạng nhẹ và xe tải, được triển khai tại sân bay Almaty để thực hiện các nhiệm vụ: đảm bảo sự triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình CSTO với các trang thiết bị hạng nặng được nhanh chóng và an toàn.
Theo tìm hiểu, toàn quân Nga có thể huy động gần 120 máy bay Il-76, và số lượng huy động này đã chiếm hơn một nửa trong số đó. Máy bay vận tải quân sự của Nga cũng tham gia vận chuyển lực lượng gìn giữ hòa bình từ các quốc gia thành viên CSTO khác tới Kazakhstan.
Ngày 7/1, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nga Konashenkov cho biết, hơn 70 máy bay vận tải quân sự Il-76 và 5 chiếc An-124 đã thành lập đội hình không quân xuất phát từ các sân bay của 3 tỉnh Moscow, Ivanovo và Ulyanovsk, vận chuyển lực lượng gìn giữ hòa bình CSTO đến Kazakhstan xuyên suốt ngày đêm.
Lính dù Nga
Người phát ngôn của Bộ Quốc phòng Nga nhấn mạnh, lực lượng gìn giữ hòa bình Nga gồm Lữ đoàn tác chiến đặc biệt độc lập số 45, Lữ đoàn đổ bộ đường không cận vệ 31 và Sư đoàn đổ bộ đường không số 98. Tất cả các binh sĩ đều đã được huấn luyện đặc biệt và trải nghiệm chiến đấu thực tế.
Theo tin của báo Rossiyskaya Gazeta tháng 8/2021, tổng binh lực của lực lượng đổ bộ đường không Nga có hơn 45.000 người, với trang bị cốt lõi là các loại xe chiến đấu nhảy dù, xe bọc thép lội nước chở quân, hệ thống tên lửa chống tăng, pháo chống tăng tự hành và pháo tự hành 120 mm.
Trong số đó, Lữ đoàn Đặc công 45 có nhiều kinh nghiệm chinh chiến ở nước ngoài. Lữ đoàn 31 được trang bị hơn 100 xe chiến đấu đổ bộ BMD-2, gần 60 xe chiến đấu bánh xích vận tải bằng đường không BTR-D và hàng chục xe tăng D-30.
Sư đoàn 98 tham gia Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, Chiến tranh Chechnya và xung đột quân sự Nga - Georgia, được trang bị hơn 200 xe chiến đấu các loại, sức chiến đấu rất mạnh.
Xe tấn công đổ bộ BMD-4M của lính dù Nga (Ảnh: RT)
Theo hình ảnh do Bộ Quốc phòng Nga công bố, ngày 8/1, lực lượng chủ lực gìn giữ hòa bình Nga đã hạ cánh một máy bay vận tải quân sự từ Căn cứ Không quân Chkalov gần thủ đô Moscow và sân bay Ulyanovsk Oblast đến Kazakhstan với xe bọc thép SPM-2 Tiger và xe tải quân sự chất lên các máy bay vận tải quân sự Il-76.
Các thiết bị và nhân lực khác như xe chiến đấu đổ bộ đường không BMD-4M, xe bọc thép SPM-2 Tiger, xe bọc thép bánh lốp BTR-82A, trạm liên lạc vệ tinh và tổ hợp đối phó điện tử vô tuyến sau đó được dỡ bỏ chỉ trong vài phút. Lực lượng gìn giữ hòa bình nhanh chóng đến địa điểm triển khai.
Từ Liên Xô đến Nga ngày nay, lính dù Nga luôn đảm nhận vai trò lính cứu hỏa, một nhiệm vụ quyết định cốt lõi trong trang bị của họ là "tính cơ động cao, dễ triển khai và hỏa lực, lực lượng mạnh".
Ngoài xe tấn công đổ bộ BMD-4M là mẫu mới nhất mà quân đội Nga triển khai lần này thì còn lại đều là những vũ khí có từ nhiều năm trước, tuy không có vẻ gì là "tinh nhuệ" nhưng lại là những trang bị chuyên dụng để đối phó với những tình huống bất ngờ.
Ví dụ, SPM-2 Tiger là một loại xe bọc thép hạng nhẹ được Nga phát triển đặc biệt để vận chuyển nhân sự một cách nhanh chóng và hỗ trợ hỏa lực nhất định. Với động cơ mạnh mẽ và kích thước vừa phải, nó có thể được trang bị nhiều loại vũ khí tùy theo nhu cầu khác nhau, rất thích hợp để triển khai nhanh chóng khi thực hiện các nhiệm vụ chống khủng bố và gìn giữ hòa bình trong khu vực đô thị thành phố.
Các binh sĩ Nga tại thành phố Almaty của Kazakhstan trong video do Bộ Quốc phòng Nga công bố ngày 9/1 (Ảnh: Reuters)
Tất cả các quốc gia thành viên CSTO đều tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình và đã hoàn thành nhiệm vụ và chuẩn bị rút lui. Theo tờ Rossiyskaya Gazeta, tất cả các quốc gia thành viên CSTO đã huy động hơn 3.000 quân tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình, chủ yếu là Nga, Belarus (500 binh sĩ), Tajikistan (200 binh sĩ), Armenia (100 binh sĩ) và Kyrgyzstan (150 binh sĩ).
Tổng tư lệnh lực lượng gìn giữ hòa bình CSTO là tướng Serdyukov, Tư lệnh Lực lượng đặc nhiệm Nga với kinh nghiệm lão luyện qua hai cuộc chiến ở Chechnya và ở chiến trường Syria.
Theo nghị quyết của Hội đồng CSTO, đây là đợt triển khai binh lính gìn giữ hòa bình trong thời gian ngắn, thời gian cụ thể bao nhiêu ngày hoặc bao nhiêu tuần sẽ phụ thuộc vào sự thay đổi của tình hình Kazakhstan và quyết định của Tổng thống Tokayev.
Trong cuộc họp ngày 11/1, ông Tokayev nói rằng giai đoạn chống khủng bố khó khăn ở Kazakhstan đã qua và tình trạng nguy hiểm nhất đã được xóa bỏ. Hiện nay, tình hình các vùng ngày càng ổn định, các nhiệm vụ chính của lực lượng gìn giữ hòa bình CSTO đều hoàn thành xuất sắc.
Nghi vấn người nước ngoài được cho tiền tới Kazakhstan để biểu tình Một người đàn ông từ Kyrgyzstan khai nhận đã được "những người lạ" mua vé máy bay và hứa cho tiền 200 USD để tham gia biểu tình ở Kazakhstan. Xe cảnh sát bị đốt cháy trong biểu tình ở Kazakhstan (Ảnh: Reuters). Sputnik đưa tin, một người đàn ông bị bắt ở thành phố lớn nhất Kazakhstan, Almaty, đã thú nhận rằng,...