Kyodo News: Mỹ và Philippines muốn hợp tác với Nhật trên Biển Đông để kiềm chế Trung Quốc
Thời báo Hoàn Cầu ngày 21/04/2015 đưa tin, cùng với việc xây dựng Luật an ninh mới và sửa đổi “Hướng dẫn hợp tác quốc phòng Mỹ – Nhật” của Nhật, Mỹ bắt đầu mở rộng cạnh tranh với Trung Quốc trên lĩnh vực mạng Internet và vũ trụ, cũng như tập trung vào hợp tác song phương Mỹ – Nhật liên quan đến con đường giao thông quan trọng mang tính sống còn của Nhật là Biển Đông.
Tờ Kyodo News của Nhật ngày 20/04/2015 cho biết, các quốc gia xung quanh Biển Đông đang có sự thay đổi rõ rệt về các chính sách đối với Nhật Bản, nhưng điều này có một sự tương phản lớn đối với toan tính của Nhật.
Nhật muốn sửa luật để Lực lượng Phòng vệ xuất quân ra nước ngoài
Kyodo News cho biết, nếu thay đổi “Luật tình trạng xung quanh”, loại bỏ những hạn chế về địa lý cho hoạt động của lực lượng tự vệ Nhật Bản, như vậy sẽ tạo triển vọng cho chính phủ hai nước Nhật – Mỹ thực hiện “Hợp tác trên quy mô toàn cầu”. Trong đó, điều mà hai nước đồng minh Mỹ – Nhật quan tâm đó là “xuất hiện sự va chạm nghiêm trọng giữa Trung Quốc và các nước láng giềng ở Biển Đông”.
Tư lệnh Hạm đội 7 của Hải quân Mỹ tại Nhật Robert Thomas nói rằng: “Tôi cho rằng, lực lượng tự vệ trên biển của Nhật ( SDF) hoạt động tại Biển Đông là hợp lý, hy vọng lực lượng SDF sẽ thường xuyên tham gia tuần tra tại đây”. Robert còn nhấn mạnh: “Đồng minh tại Châu Á hy vọng Nhật sẽ đóng góp nhiều hơn nữa cho sự ổn định trong khu vực”.
Tổng thống Philippines Aquino nhiều lần nhấn mạnh: “Đối với Philippines mà nói, nước này chỉ có hai mối quan hệ chiến lược thực sự đó là với Mỹ và Nhật Bản”.
Sau chiến tranh, quân đội Philippines để đối phó với lực lượng du kích cộng sản trong nước và lực lượng vũ trang Hồi giáo, đã thành lập một cơ chế với lực lượng lục quân là cốt cán, mà lực lượng không quân và hải quân để đối phó với các mối đe dọa bên ngoài chủ yếu là phụ thuộc vào quân đội Mỹ. Ngay cả trong cuộc đối đầu với Trung Quốc tại Biển Đông hiện nay, thực trạng này vẫn duy trì không thay đổi.
Video đang HOT
Theo một nguồn tin từ chính phủ Nhật, một lãnh đạo quốc phòng Philippines không giấu giếm sự mong đợi đối với Nhật cho biết, Sau khi cải thiện luật an ninh, hy vọng khi đó Nhật Bản sẽ đề xuất một sự hợp tác với Philippines. Kyodo News cũng cho biết, Nhật và Trung Quốc cũng đang có tranh chấp biển đảo (quần đảo Điếu Ngư – Senkaku), do đó có vẻ như Philippines đang có một sự kỳ vọng vào sự hợp tác với Nhật.
Hàng ngàn binh sĩ Mỹ và Philippines ngày 20/04/2015 bắt đầu cuộc tập trận lớn kéo dài 10 ngày
Tuy nhiên, Nhật Bản sẽ ưu tiên xử lý vấn đề tranh chấp trên Điếu Ngư, do đó nước này sẽ không có khả năng tham gia hoạt động thường xuyên tại Biển Đông.
Theo nguồn tin từ chính phủ Nhật Bản, mặc dù đã từng có phát sinh xung đột vũ trang giữa Trung Quốc và Nhật, nhưng hy vọng “Nhật gửi tàu hộ vệ và chiến đấu cơ đến chiến trường là rất không thực tế”. Một quan chức Nhật đã chỉ ra rằng, sự lựa chọn thực tế hơn đó là tăng cường hoạt động giám sát trên biển của PDF được trang bị máy bay tuần tra P3C đóng quân tại Okinawa và hỗ trợ cho Philippines bằng việc cung cấp thông tin tình báo.
Phản ứng lại vấn đề này, ngày 20/04/2015, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết, phía Trung Quốc hy vọng các nước có liên quan tham gia nhiều hơn nữa vào việc thúc đẩy sự tin tưởng lẫn nhau, cũng như góp phần đảm bảo ổn định và hòa bình trong khu vực.
Lập trường của Bắc Kinh đối với vấn đề biển là nhất quán, rõ ràng. Trung Quốc luôn chủ trương giải quyết các tranh chấp thông quan đàm phán thương lượng, nỗ lực cùng với các quốc gia có liên quan duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực, duy trì hợp tác cùng có lợi. Theo Trung Quốc, hiện nay, tình hình trong khu vực là tương đối ổn định, và đang có những tiến bộ tích cực trong hợp tác giữa các bên.
Hà Thanh (dịch từ Hoàn Cầu)
Theo NTD
Mỹ - Nhật sẽ công khai cùng phòng thủ đảo tranh chấp với Trung Quốc
Quân đội Mỹ và Nhật chuẩn bị công bố một định hướng hợp tác an ninh mới, với tuyên bố rõ ràng hơn liên quan đến việc phòng thủ các quần đảo của Nhật đang bị Trung Quốc tuyên bố chủ quyền, để ứng phó với sự quyết liệt ngày một tăng từ Bắc Kinh.
Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Ash Carter (trái) bắt tay người đồng cấp phía Nhật Gen Nakatani (Ảnh: Asahi)
Thông tin được nhật báo Yomiuri Shimbun của Nhật đăng tải ngày 14/4. Theo đó phía Nhật đã yêu cầu sửa đổi định hướng hợp tác an ninh để cho thấy sự cam kết rõ ràng hơn từ phía Mỹ trong trường hợp các hòn đảo của nước này bị tấn công.
Tokyo lâu nay vẫn có những tranh chấp với Bắc Kinh về một nhóm đảo trên biển Hoa Đông được biết đến với tên gọi Senkaku trong tiếng Nhật và Điếu Ngư theo cách gọi của Trung Quốc.
Dự kiến trong tháng này, Tokyo và Washington sẽ công bố định hướng hợp tác an ninh cập nhật.
Ngày 28/4 tới, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe sẽ có chuyến thăm Mỹ và gặp gỡ Tổng thống Obama.
Ông Obama từng khẳng định những hòn đảo do Nhật kiểm soát nằm trong khuôn khổ của hiệp ước an ninh song phương mà hai bên đã ký kết, theo đó Mỹ có nghĩa vụ phải bảo vệ Nhật, nhưng Washington đồng thời cũng tuyên bố không muốn bị lôi kéo vào một cuộc xung đột Trung - Nhật.
Trong chuyến thăm Tokyo tuần trước, Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Ash Carter đã tái khẳng định cam kết nêu trên trong cuộc đàm phán với người đồng cấp nước chủ nhà Gen Nakatani.
"Tôi cũng tái khẳng định cam kết của Tổng thống Obama hồi tháng 7/2014 rằng sẽ áp dụng hiệp ước an ninh của chúng ta đối với toàn bộ các khu vực do Nhật Bản quản lý và sự phản đối mạnh mẽ bất kỳ hành động ép buộc đơn phương nào nhằm làm suy yếu sự quản lý của chính quyền Nhật đối với quần đảo Senkaku", ông Carter nói.
Các tàu tuần tra và máy bay chiến đấu của cả Nhật và Trung Quốc từng nhiều lần đối đầu nhau trên và quanh khu vực các đảo đá không người ở này, làm dấy lên lo ngại có thể bùng phát một cuộc xung đột quân sự.
Thanh Tùng
Tổng hợp
Theo Dantri
Liên minh quân sự Mỹ - Nhật sắp "lột xác"? Theo các quy tắc quốc phòng sắp sửa đổi xong giữa Mỹ và Nhật Bản, quân đội Nhật sẽ có thêm nhiều quyền hạn mới, cho phép hành động khi quân đội Mỹ bị một nước thứ 3 đe dọa. Phát biểu trong chuyến thăm tới Tokyo, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter nhấn mạnh, việc sửa đổi "các hướng dẫn quốc...