Kỳ vọng gì ở Hợp đồng tương lai Trái phiếu Chính phủ?
Theo thông tin công bố của UBCKNN, công tác chuẩn bị cho việc triển khai sản phẩm Hợp đồng tương lai Trái phiếu Chính phủ 5 năm đã hoàn tất, dự kiến sẽ chính thức tổ chức giao dịch vào ngày 4/7 tại HNX.
Hợp đồng tương lai Trái phiếu Chính phủ (HĐTL TPCP) là một loại chứng khoán phái sinh niêm yết, có tài sản cơ sở là một trái phiếu Chính phủ. Giống như các sản phẩm HĐTL khác, HĐTL TPCP là công cụ được giao dịch trên một sở giao dịch tập trung với những điều khoản được chuẩn hóa. Các yếu tố chuẩn hóa về cơ bản được nêu chi tiết trong bản mô tả đặc tính của hợp đồng.
Định hướng phát triển HĐTL TPCP kỳ hạn 5 năm lại Việt Nam không chỉ dựa trên nhu cầu trong nước, thực tiễn thị trường mà còn được cơ quan quản lý xem xét, đánh giá xu hướng của thị trường thế giới và bài học thành công có được từ các TTCKPS trong khu vực. Trong đó, Nhật Bản và Hàn Quốc là hai quốc gia điển hình trong khu vực Châu Á đã có thị trường HĐTL TPCP tương đối phát triển và có khá nhiều điểm tương đồng với Việt Nam.
Qua nghiên cứu sự phát triển thị trường HĐTL TPCP tại Nhật Bản và Hàn Quốc nhận thấy: sự ra đời các sản phẩm phái sinh trên TPCP, trước hết là HĐTL TPCP, xuất phát từ nhu cầu phòng vệ rủi ro của nhà đầu tư (NĐT) nắm giữ các TPCP cơ sở trên nền tảng một thị trường TPCP tương đối tốt; các HĐTL TPCP được thiết kế trên các TPCP có thanh khoản tốt, được phát hành với khối lượng lớn (như HĐTL TPCP kỳ hạn 10 năm của Nhật Bản hay HĐTL TPCP kỳ hạn 3 năm của Hàn Quốc).
Tương tự như vậy, tại Việt Nam, TPCP kỳ hạn 5 năm đang là loại TPCP được phát hành với tỷ trọng lớn và thanh khoản tương đối tốt trên thị trường giao ngay. Bên cạnh đó, việc lựa chọn TPCP 5 năm cũng phù hợp với định hướng trong Nghị quyết 78/2014 về phát hành TPCP kỳ hạn từ 5 năm trở lên kể từ năm 2015. Trong những năm qua, thị trường TPCP tại Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ cả về quy mô và độ sâu thị trường. Tốc độ tăng trưởng về quy mô bình quân đạt 15%/năm (trong vòng 5 năm trở lại đây), tương đương khoảng 20% GDP; thanh khoản thị trường bình quân phiên đạt mức 8.7 ngàn tỷ đồng trong năm 2018. Tỷ trọng giao dịch repo tăng mạnh, chiếm 53.6% giá trị giao dịch toàn thị trường.
Do đó, việc triển khai sản phẩm HĐTL TPCP kỳ hạn 5 năm được kỳ vọng sẽ đáp ứng tốt nhu cầu phòng vệ rủi ro của NĐT cũng như sự phát triển thị trường TPCP. Việc tổ chức thị trường cũng có nhiều điểm giống với Nhật Bản và Hàn Quốc như tổ chức giao dịch các sản phẩm phái sinh TPCP trên thị trường tập trung (qua SGDCK) thay vì giao dịch trên OTC; khuyến khích các chủ thể tham gia là các ngân hàng thương mại, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bảo hiểm, tài chính… trong đó ngân hàng thương mại và công ty chứng khoán là những đối tượng được phép giao dịch trực tiếp trên hệ thống của SGDCK. Các chủ thể khác như các quỹ đầu tư, công ty bảo hiểm, tài chính phải thông qua các thành viên giao dịch của sở giao dịch.
Video đang HOT
HĐTL TPCP là một loại chứng khoán phái sinh niêm yết, có tài sản cơ sở là một trái phiếu Chính phủ. Giống như các sản phẩm HĐTL khác, HĐTL TPCP là công cụ được giao dịch trên một sở giao dịch tập trung với những điều khoản được chuẩn hóa.
Mẫu Hợp đồng tương lai TPCP kỳ hạn 5 năm
Theo FILI
Thị trường biến động mạnh, chứng khoán phái sinh trở thành công cụ phòng vệ rủi ro hiệu quả
Nếu biết sử dụng công cụ chứng khoán phái sinh, nhà đầu tư hoàn toàn có thể tránh được những mất mát khi thị trường biến động mạnh theo chiều hướng bất lợi.
Hiện tại, thị trường chứng khoán toàn cầu đang ở trong bối cảnh rất nhạy cảm và dễ bị ảnh hưởng nặng nề bởi những diễn biến mới theo hướng gần như không thể đoán trước được của cuộc chiến tranh thương mại giữa Mỹ - Trung Quốc hay những căng thẳng địa chính trị. Do đó, thị trường chứng khoán Việt Nam chắc chắn cũng không tránh khỏi những ảnh hưởng nhất định, mặc dù Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có phần được hưởng lợi từ diễn biến này.
Tương lai là điều khó dự báo và không chắc chắn, trạng thái nhạy cảm của thị trường hiện tại chứa đựng rủi ro cao, những sự không chắc chắn khiến nhà đầu tư loay hoay với câu hỏi, rằng có nên tiếp tục mua, nắm giữ hay bán ra chứng khoán và tránh xa thị trường khi mà các chỉ số chứng khoán dao động lên xuống liên tục với biên độ lớn. Ngoài ra, quy mô danh mục cổ phiếu không nhỏ khiến nhiều nhà đầu tư không thể thực hiện chiến lược bán tất toán danh mục cổ phiếu.
Thị trường chứng khoán phái sinh ra đời với một trong những vai trò chính là phòng ngừa rủi ro. Trong khi nghiệp vụ bán khống chưa được phép triển khai trên thị trường chứng khoán cơ sở, hợp đồng tương lai chỉ số cổ phiếu là một loại hợp đồng phái sinh cho phép nhà đầu tư có thể bảo vệ được danh mục cổ phiếu khỏi diễn biến giảm đột ngột không mong muốn để bảo toàn giá trị tài sản cho nhà đầu tư bằng cách mở các vị thế bán (Short) tùy theo quy mô tài sản của danh mục cổ phiếu theo công thức:
Số lượng hợp đồng cần mở = (Hệ số Beta danh mục cổ phiếu mong muốn - Hệ số Beta danh mục cổ phiếu hiện tại ) x Giá trị danh mục cổ phiếu hiện tại/Giá một HĐTL chỉ số
Chẳng hạn như, danh mục cổ phiếu hiện tại của nhà đầu tư có tổng tài sản là 3 tỷ đồng, beta danh mục hiện tại là 1.2, giá một HĐTL chỉ số VN30 kỳ hạn 3 tháng cuối ngày 14/5 là 884 điểm. Với hệ số nhân của các HĐTL chỉ số VN30 hiện tại ở mức 100.000 thì quy mô hay giá một hợp đồng tương lai kỳ hạn 3 tháng là 100.000 x 884 = 88,4 triệu đồng.
Theo đó, số hợp đồng tương lai mà nhà đầu tư cần mua để phòng ngừa rủi ro sẽ là: (0 - 1,2) x 3.000.000.000/88.400.000 = - 40,7. Điều này đồng nghĩa với việc mở vị thế short 41 hợp đồng. Khi đó, nếu thị trường giảm 15%, danh mục cổ phiếu ban đầu có beta 1,2 sẽ giảm giá trị 18%, chỉ còn 2,46 tỷ đồng. Thế nhưng bù lại, 41 hợp đồng short ở kỳ hạn 3 tháng sẽ mang lại khoản lãi 543,67 triệu đồng. Tức giá trị toàn danh mục vẫn là 3,004 tỷ đồng dù thị trường chung giảm tới 15%.
Một ví dụ khác: Nhà đầu tư cá nhân sở hữu danh mục gồm 2 mã cổ phiếu có giá trị thị trường hiện tại là 10 triệu đồng. Với lo lắng thị trường chung có thể giảm nhưng 2 mã cổ phiếu đang nắm giữ vẫn đang thể hiện phong độ rất vững chắc và câu chuyện của doanh nghiệp vẫn ở mức tích cực khiến nhà đầu tư không có lý do gì phải bán đi chỉ vì những lo ngại chưa thành hiện thực. Nhà đầu tư trên tiến hành short 1 hợp đồng.
Giả sử sau đó thị trường bất ngờ giảm hai phiên liên tục với mức giảm tính chung cả hai ngày lên tới 4%, hai cổ phiếu của nhà đầu tư chỉ chịu ảnh hưởng nhẹ của thị trường chung với mức giảm bằng 70% mức giảm chung của toàn thị trường, tức còn 7 triệu đồng. Nhưng 1 vị thế short mở trước đó đã mang lại cho nhà đầu tư 3,5 triệu đồng khi chỉ số chung giảm tới gần 36 điểm (4%). Chung cuộc, nhà đầu tư vẫn bảo toàn được giá trị danh mục của mình.
Nhà đầu tư có thể giao dịch phái sinh ở đâu?
Hầu hết các công ty chứng khoán lớn trên thị trường đều cho phép nhà đầu tư tham gia giao dịch chứng khoán phái sinh trên nền tảng giao dịch của mình với mức phí giao dịch và dịch vụ đi kèm khác nhau.
Ngoài phí giao dịch, nhà đầu tư còn phải nộp một khoản thuế bằng 0,05% giá trị mỗi lần giao dịch tính trên giá trị ký quỹ 10% do Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD) quy định. Như vậy, trên thực tế, những nhà đầu tư liên tục mua bán trong phiên với khối lượng từ 5 - 10 hợp đồng mỗi lần, thậm chí nhiều hơn, thì tổng chi phí lên đến tiền triệu mỗi ngày.
Do đó, bài toán chi phí giao dịch là điều mà nhà đầu tư cần giải quyết bởi nó sẽ giúp họ tiết kiệm được chi phí không nhỏ. Hiện trên thị trường Công ty chứng khoán VPS và Công ty chứng khoán Mirae Asset Việt Nam đang miễn phí giao dịch chứng khoán phái sinh cho khách hàng.
Mai Vân
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
VN-Index giảm nhẹ, khối ngoại mua ròng gần 100 tỷ đồng NDĐT - Phiên giao dịch đầu tuần, ngày 22-4, các chỉ số cùng chìm trong sắc đỏ. Chốt phiên, VN-Index giảm 0,35 điểm, xuống 965,86 điểm; HNX-Index giảm 0,25 điểm, xuống 105,63 điểm và Upcom-Index giảm 0,40 điểm, xuống 55,65 điểm. Phiên này, khối ngoại tiếp tục mua ròng trên cả ba sàn với tổng giá trị 93 tỷ đồng; trong đó, tập...