Kỳ vọng của gia đình: Mở ra tương lai hay bi kịch?
Cố gò ép mình theo kỳ vọng của gia đình, có không ít những trường hợp các bạn trẻ đã phung phí thời gian và tuổi trẻ cho những lựa chọn không xuất phát từ đam mê và khả năng của bản thân.
Tại Trường đào tạo Mỹ thuật Đa phương tiện FPT Arena Multimedia, chúng tôi đã gặp gỡ một số bạn trẻ dù chọn ngành đại học theo nguyện vọng của gia đình nhưng cuối cùng đã quyết tâm theo đuổi đam mê thiết kế mỹ thuật của mình.
Đó là bạn Trương Thị Tuyết Anh – Thủ khoa FPT Arena Multimedia 2017, một tấm gương quyết tâm tìm lại chính mình sau 4 năm ngồi “nhầm chỗ”. Tuyết Anh tâm sự, dù rất thích vẽ nhưng lúc thi đại học, bạn đã chọn ngành Quản trị kinh doanh để ba mẹ vui lòng. Nhưng 4 năm đằng đẵng với Tuyết Anh là quãng thời gian mà bạn không muốn hồi tưởng lại. Theo những gì Tuyết Anh chia sẻ, có thể cảm nhận sâu sắc rằng từng có thời điểm bạn cảm thấy vô vọng khi đối diện với những diễn biến phía trước đời mình. Lo âu, căng thẳng, không làm chủ được tâm trạng, cảm xúc và gần như rơi vào trạng thái trầm cảm là những gì bạn đã trải qua. Cuối cùng, khi không thể “chịu đựng” được nữa, Tuyết Anh quyết định từ bỏ ngành Quản trị kinh doanh để “quản trị đam mê” của đời mình. Hiện tại, Tuyết Anh chia sẻ: “Mỗi ngày được sống với đam mê, mình thấy không còn gì hạnh phúc hơn nữa”.
Ba mẹ là người đồng hành, dẫn dắt con trẻ vào đời. Và điều đó chỉ thật sự có ý nghĩa khi tất cả dừng lại ở mức định hướng, chứ không phải áp đặt. Các bạn trẻ cũng cần “thành thật” với mong muốn của bản thân. Chỉ khi làm điều mình thích, các bạn mới theo đuổi được lâu dài, cảm thấy hạnh phúc và khiến những người thân yêu bên cạnh mình thực sự hạnh phúc.
Trương Thị Tuyết Anh, Thủ khoa FPT Arena khóa 2017.
Một trường hợp điển hình khác cũng tại FPT Arena Multimedia: Nhà làm phim trẻ tài ba Phan Văn Quyền. Quyền từng quyết định du học ở Philippines với sự hài lòng của gia đình. Nhưng sau 1 năm học tập nơi đất khách, vì không thể phát huy được khả năng, Quyền vô cùng hoang mang lạc lối. Nếu từ bỏ giữa chừng, Quyền sẽ làm ba mẹ thất vọng. Nhưng nếu tiếp tục học, Quyền cảm thấy có lỗi với chính mình. Thời gian đó, giữa những tranh đấu nội tâm, một bên là niềm vui của gia đình, một bên là tương lai dài rộng sau này, Quyền khổ sở đến mức chỉ muốn “đi đâu đó thật xa, bỏ lại tất cả”. Cuối cùng, bạn đã “đánh liều” quyết định quay trở về Việt Nam và đặt “vận mệnh” mình vào FPT Arena Multimedia. Khi vừa chạm đến niềm đam mê mỹ thuật đa phương tiện, mới hoàn thành học kỳ 2 tại trường, Quyền đã trở thành Quán quân cuộc thi “Nhà làm phim trẻ ASEAN 2016″ và đạt nhiều giải thưởng danh giá khác sau đó. Giờ đây, ngoài hoạt động nghệ thuật, Quyền còn tham gia truyền cảm hứng dưới vai trò đại biểu và diễn giả, đảm nhiệm thêm nhiều vị trí quan trọng trên cộng đồng quốc tế.
Đầu năm 2018, Phan Văn Quyền (áo sơmi trắng) trở thành 1 trong 10 lãnh đạo thanh niên ASEAN, đại diện thanh niên Việt Nam đối thoại với Nguyên Tổng thống Mỹ Barack Obama tại Singapore…
Video đang HOT
Chỉ chút nữa thôi, chẳng ai có thể biết đến Phan Văn Quyền trên cộng đồng quốc tế nếu như bạn ấy khư khư giữ lấy con đường đã chọn lúc trước, nếu như bạn ấy buông xuôi đam mê của mình, vì những kỳ vọng muôn đời ám ảnh. Như Ths. Tâm lý Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu từng nhắn gửi đến các bạn trẻ: “Giống như cây cỏ, mỗi con người chúng ta cũng có một mảnh đất để phát huy năng lực cá nhân, không phải nơi nào chúng ta cũng phát triển tốt. Vấn đề chỉ nằm ở chỗ: Bạn chưa “gieo trồng” hạt giống của mình đúng mảnh đất mà thôi”. Trường hợp Phan Văn Quyền là minh chứng cho câu nói trên.
Không sở hữu trong tay tấm bằng đại học, những bạn trẻ như Trương Thị Tuyết Anh, Phan Văn Quyền đang thành công và phát triển sự nghiệp mỗi ngày dựa trên đam mê và tài năng riêng của mình. Hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp cho biết: Họ sẽ thuê một người không bằng cấp nhưng đã có kinh nghiệm làm việc hơn là một người tốt nghiệp đại học nhưng kỹ năng trống rỗng. Vấn đề cốt lõi không phải là tấm bằng, mà chính ở kỹ năng, kinh nghiệm và thái độ làm việc.
Bậc sinh thành hãy hiểu lòng con trẻ, hãy tạo cho các em động lực bằng sự yêu thương và dịu dàng, khích lệ và ủng hộ. Đó là món quà quý giá nhất mà người làm cha mẹ có thể trao cho con mình, giúp con có thể tự tin bước đi trên chính đôi chân và ước nguyện của chúng. Thấu hiểu thay vì áp đặt, người lớn chắc chắn sẽ dìu dắt nên những thế hệ tài năng cho tương lai.
Trường đào tạo Mỹ thuật Đa phương tiện FPT Arena Multimedia là ngôi trường tiên phong đào tạo ngành Thiết kế đồ hoạ – Mỹ thuật Đa phương tiện quốc tế tại Việt Nam. Gần 15 năm qua, FPT Arena Multimedia luôn là sự lựa chọn của các bạn trẻ có mong muốn trở thành nhà thiết kế chuyên nghiệp có thu nhập cao. Đây cũng là địa chỉ ưu tiên của các nhà tuyển dụng trong việc tìm kiếm designers giỏi.
Nếu bạn yêu thích sáng tạo, đam mê thiết kế, làm phim và đang ấp ủ ước mơ trở thành một nhà thiết kế chuyên nghiệp “thế hệ mới”, hãy xem thông tin chi tiết Tại đây để được tư vấn trực tiếp và có cơ hội nhận những học bổng giá trị.
Theo Dân trí
Mong bớt... cải tiến giáo dục
Suốt nhiều năm qua, bản thân những người cầm phấn như chúng tôi luôn phải nín thở để chờ đợi những đổi mới dù biết rằng mục đích của đổi mới là để cải thiện chất lượng.
Một giáo viên dạy cấp III tại Hà Nội gửi tâm tư đến Tuổi Trẻ.
Giáo viên như cái "máy dạy"
Những ngày qua, tôi rất quan tâm đến những phát biểu của tư lệnh ngành giáo dục. Từ đổi mới, cải tiến đến cải cách, nhưng nhìn lại chúng ta đã thực sự thay đổi được nhiều như kỳ vọng? Ngành giáo dục đã thực sự xem người học là trung tâm và người dạy được đúng vai trò của mình hay chưa?
"Tôi chỉ mong ngành giáo dục đừng "sáng nắng chiều mưa", đừng thay đổi rồi nhận thấy có gì đó chưa ổn, chưa hợp lý lại thay đổi tiếp"
Sách giáo khoa, thi cử... liên tục thay đổi. Học sinh mệt mỏi, phụ huynh ái ngại, bản thân giáo viên chúng tôi luôn phải thường xuyên "lột xác", thay đổi chính mình để hợp với cách học mới, cách dạy mới.
Nhưng mỗi năm mỗi khác, nhiều lúc tôi cảm thấy mình như cái "máy dạy", có lúc lại như học sinh lớp 1 phải đi học những chữ cái đầu tiên. Nhiều đồng nghiệp của tôi cũng mệt mỏi chạy đua với đổi mới để phù hợp với cách dạy - học mới. Để rồi có lúc chúng tôi cảm thấy mình như một con robot cứ phải gồng mình lên để làm tròn vai của một giáo viên thời hiện đại.
Không hiểu sao, tự lúc nào tôi cứ lo thon thót với những đứa con tinh thần mang tên đổi mới sắp chào đời. Chúng tôi là giáo viên, biết rằng mỗi ngày phải tự làm mới mình nhưng thử hỏi năm nào cũng đổi mới, năm nào cũng cải tiến, chúng tôi đâu phải cái máy để có thể lập trình theo?
Nhiều lúc nhìn học sinh luôn hoang mang với những đổi mới, tôi cảm thấy bất lực. Năm nào cũng vậy, phụ huynh vẫn hỏi tôi: "Liệu năm nay các cháu sẽ thi thế nào vậy cô giáo?" mà tôi chẳng thể trả lời được. Buồn sao!
Thầy - trò, phụ huynh quay như chong chóng
Phải chăng chúng ta quá vội vàng khi mà kết quả của những đề án này còn chưa biết ra sao thì lại có một cải tiến mới sắp sửa chồng lên. Nghe những tâm sự thắc thỏm, âu lo của học sinh vì những thay đổi trong giáo dục, tôi ngao ngán. Tôi chỉ biết động viên để thầy trò cùng đối mặt và vượt qua.
Nhớ có lần một học sinh lớp 11 nói: "Em không biết năm sau thi cử có gì thay đổi không nữa, em lo quá". Nghe tiếng thở dài của em, nhìn sự mệt mỏi của em, tôi hiểu các em đang phải đánh cược với những thí nghiệm, thử nghiệm trong giáo dục. Các em lo, tôi cũng lo.
Người ta cứ kêu gọi làm sao để người học làm trung tâm và muốn người thầy được làm đúng vai trò của mình. Nhưng đã bao giờ thầy trò chúng tôi được tôn trọng, được là trung tâm của những cải tiến? Hiệu quả của những đề án ra sao chưa thấy nhưng đúng là cả thầy, cả trò, cả phụ huynh đang quay như chong chóng.
Có lúc tôi nghĩ thầy trò chúng tôi với những đổi mới giáo dục như đang cùng nhảy vào một cái bao tải và luôn nỗ lực để cả hai không bị ngã. Khi mà ngành liên tục có những đổi mới, còn thầy trò chúng tôi luôn phải gồng mình lên làm quen với những đổi mới ấy.
Đáng buồn ở chỗ khi mà chúng tôi còn chưa quen, còn lạ lẫm với những đổi mới năm nay thì có thể năm sau hoặc năm sau nữa sẽ lại có những đổi mới khác. Và tôi nhận thấy mình đang có những bước nhảy lỗi nhịp.
Xưa nay người ta thường đánh giá chất lượng qua kết quả, qua danh hiệu. Để rồi có lúc tôi cảm thấy mình đang bị điều khiển, giật dây bởi những đổi mới. Vì vậy trước khi ứng dụng, tôi mong ngành hãy có những nghiên cứu khoa học, cần tính đến hậu quả. Hãy chín chắn trước khi được đưa vào thực tế, rập khuôn để tất cả thầy trò đều lúng túng như gà mắc tóc.
Thêm một chuyện nữa là trong những đổi mới nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, chúng ta rất nên học tập kinh nghiệm của nước ngoài. Nhưng học tập không có nghĩa là mang nguyên xi về nhà mình.
Có thể mô hình này phù hợp với nước này nhưng lại chưa phù hợp và hiệu quả khi ứng dụng ở nước khác. Để rồi, hầu như các đề án đều "có vấn đề" khi về nước ta và chúng ta lại... loay hoay tiếp.
Phải chăng đã đến lúc ngành giáo dục nên dừng lại, tĩnh tâm và chiêm nghiệm các kết quả đạt được và những gì còn đang bỏ ngỏ? Và hơn hết, trước khi có những đổi mới nào đó, việc xây dựng lại lòng tin với xã hội, với thầy trò là vô cùng quan trọng.
Dễ mất niềm tin
Chúng tôi phải giữ niềm tin ra sao với ngành khi mà có quá nhiều thay đổi là có bấy nhiêu thất vọng? Tôi nghĩ học sinh chỉ có lòng tin với giáo viên khi chúng tôi đặt tâm huyết vào từng bài giảng. Thầy trò chúng tôi liệu có thể giữ mãi niềm tin, sự kỳ vọng bền vững với ngành giáo dục được hay không khi mà năm nay thay đổi thế này, năm sau rất có thể lại cải tiến khác? Những đổi mới tăng dần đều ấy làm khổ chúng tôi, rất dễ để mất niềm tin nơi chúng tôi!
Theo tuoitre.vn
"Nếu bạn khác đỗ, mẹ con sẽ chết mất" Khi có kết quả vào trường chuyên, cũng trong dự tính của bản thân nhưng điều Linh hoảng sợ nhất là: "Con sợ trượt đã đành nhưng con trượt mà bạn khác đỗ thì mẹ con sẽ chết mất". Nguyễn Nhật Linh (tên nhân vật được yêu cầu thay đổi), cháu của chị Hoài, quê ở Nghệ An vừa tham dự kỳ thi...