Kỳ vọng cách dạy và học từ thi nghiên cứu KH

Theo dõi VGT trên

Từ năm 2013, Bộ GD-ĐT chính thức triển khai kỳ thi học sinh nghiên cứu khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia. Đến nay đã có hơn 30 tỉnh, thành trên cả nước hưởng ứng.

Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng kỳ thi khó có tác động trực tiếp tới hoạt động dạy học chính khóa như kỳ vọng của Bộ GD-ĐT nếu các trường hiện nay vẫn coi đó như một hoạt động mang tính phong trào.

Kỳ vọng thay đổi cách dạy – học

Lần đầu tiên VN có thí sinh dự kỳ thi khoa học kỹ thuật (ISEF) dành cho học sinh trung học tại Mỹ cách đây năm năm. Tuy nhiên ba năm đầu, việc lựa chọn học sinh đi thi là do một doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thông tin đứng ra hướng dẫn, tuyển chọn, tài trợ và thắng lợi thu về chỉ là những trải nghiệm mới mẻ.

Từ năm 2012, Bộ GD-ĐT chính thức đứng ra đưa học sinh đi thi trên cơ sở tuyển chọn học sinh từ năm địa phương: Hà Nội, TP.HCM, Huế, Lâm Đồng, Đà Nẵng. Đề tài “Xử lý nước mặn thành nước ngọt bằng kỹ thuật chân không và năng lượng mặt trời phục vụ sinh hoạt” của một nhóm gồm ba học sinh Trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam (Hà Nội) được đưa đi dự thi đã giành giải nhất trong lĩnh vực điện và cơ khí.

Kỳ vọng cách dạy và học từ thi nghiên cứu KH - Hình 1

Đỗ Hoàng Hải, học sinh Trường THPT Việt Đức – Hà Nội, thành viên nhóm nghiên cứu chế tạo pin từ củ khoai tây với đề tài được giải ba hội thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia năm 2012 – Ảnh: Bá Hải

Chiến thắng bất ngờ này là một cơ sở quan trọng để Bộ GD-ĐT quyết tâm ban hành quy chế thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông ngay trong năm học 2012-2013 và sẽ được tổ chức hằng năm. Trao đổi với Tuổi Trẻ, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển bày tỏ: “Việc tổ chức thêm sân chơi trí tuệ này nhằm góp phần thúc đẩy đổi mới hình thức tổ chức và phương pháp dạy học, đổi mới cách đánh giá kết quả học tập, phát triển năng lực của học sinh, nâng cao chất lượng dạy học”.

Video đang HOT

Nhiề u nhà quản lý giáo dục cũng hồ hởi với kỳ thi này. Ông Nguyễn Thiết Sơn – hiệu trưởng Trường THPT Kim Liên, Hà Nội – nhận xét kỳ thi sẽ đem lại những điểm tích cực nhằm phát huy khả năng sáng tạo của học sinh. Các em có cơ hội hoạt động nhóm, giao tiếp, ứng xử, hùng biện

Cuộc thi cũng là cơ hội để thầy cô giáo, các nhà khoa học và học sinh có sự tương tác, hỗ trợ, trao đổi để cùng giải quyết các vấn đề khoa học. Điều này khiến các em học sinh tự tin, chủ động hơn trong việc nắm bắt kiến thức. “Giáo viên từ hoạt động này cũng có thể thay đổi cách dạy học, bản thân giáo viên cũng tự thấy phải năng động hơn, tìm tòi đổi mới cách thức dạy học cũng như hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học” – ông Sơn nhận xét.

Theo Bộ GD-ĐT, hiện đã có hơn 30 địa phương đăng ký dự thi. Dự kiến tháng 3/2013 sẽ tổ chức kỳ thi cấp quốc gia, đề tài được giải nhất toàn cuộc sẽ được mang sang Mỹ dự kỳ thi ISEF thường niên vào tháng 5/2013.

Đừng để cuộc thi mang tính “phong trào”

Tuy nhiên, theo nhiều nhà giáo, thời điểm này còn hơi sớm để cho rằng cuộc thi học sinh nghiên cứu khoa học, kỹ thuật trở thành cuộc thi “đối trọng” với kỳ thi học sinh giỏi truyền thống hiện nay. Trước hết, điều kiện dạy – học nói chung ở các trường phổ thông hiện nay còn rất nhiều khó khăn nên các trường khó thúc đẩy nghiên cứu khoa học trong học sinh cũng như trong việc tạo nguồn để tham gia thi thố.

“Cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm của các trường quá sơ sài, khó đáp ứng được yêu cầu của đề tài đòi hỏi thí nghiệm, khảo nghiệm thực tế. Kinh phí để mời nhà khoa học, để khuyến khích thầy trò tham gia, kinh phí hỗ trợ trực tiếp cho đề tài của các trường còn hạn hẹp, thậm chí nhiều nơi không có” – ông Nguyễn Thiết Sơn nói.

“Để có thể thực hiện được việc nghiên cứu khoa học trong học sinh phổ thông, rất cần sự hợp tác, hỗ trợ của các trường đại học, của các nhà khoa học, giảng viên, sinh viên đại học, nhưng thực tế các trường phổ thông chưa vươn tới được việc này” – ông Phạm Văn Hùng, giám đốc Sở GD-ĐT Thừa Thiên – Huế, cho biết.

“Thí sinh tham dự chỉ là một bộ phận nhỏ nhưng còn gặp vô vàn khó khăn, việc tạo nên sự lan tỏa cho học sinh đại trà là việc không dễ dàng, nếu muốn làm thực chất chứ không phải làm kiểu phong trào” – một giáo viên Trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam chia sẻ.

Bên cạnh đó, “Thế nào được coi là “ sáng tạo”? Có cách gì để kiểm soát được đề tài dự thi có phải là ý tưởng của thí sinh hay là vay mượn, nếu như cuộc thi bị biến tướng thành cuộc “chạy đua thành tích” như đã xảy ra với kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia?” là điều lo ngại của không ít thầy, cô giáo có tâm huyết.

Lãnh đạo Bộ GD-ĐT khẳng định: “Thí sinh phải chịu trách nhiệm mọi mặt của dự án nghiên cứu, kể cả việc mời người hướng dẫn, chuyên gia đến thực hiện các thí nghiệm, thiết kế, phân tích dữ liệu… Nếu phát hiện có hành vi sai trái, gian lận khoa học bao gồm sao chép, giả mạo, sử dụng sản phẩm của người khác sẽ bị xử lý nghiêm khắc”.

Tuy vậy, cuộc thi vẫn cần hướng dẫn chi tiết hơn nữa, từ khâu tiếp nhận hồ sơ đến chấm thi, xét giải…, đặc biệt là việc “không đưa kết quả giải thưởng vào bảng thành tích xét thi đua của Sở GD-ĐT các tỉnh, thành” để tránh cho cuộc thi bị biến tướng – một thầy giáo ở Hà Nội nhận xét.

“Để cuộc thi tác động trực tiếp trở lại hoạt động dạy học chính khóa trong nhà trường thì các nhà giáo dục còn phải bàn với nhau nhiều nữa. Nhiều vấn đề về dạy học trong nhà trường được đầu tư, nghiên cứu mãi còn chưa xong, mới phát động một vài cuộc thi thế này làm sao đã chuyển biến được?” – thầy Vũ Đức Thuật, phó hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội), nói.

Theo Vĩnh Hà – Hồ Ngọc (Tuổi Trẻ)

Càng lên lớp cao, càng ít môn học

Theo xu hướng chung của các nước, các trường không cần phải dạy quá nhiều môn để tạo điều kiện cho học sinh phát huy tư duy, khả năng sáng tạo.

Tại cuộc hội thảo quốc tế diễn ra trong tuần qua về xây dựng chương trình giáo dục phổ thông mới sau năm 2015, nhóm nghiên cứu của Viện Khoa học giáo dục Việt Nam - Bộ GD-ĐT - đề xuất việc dạy học tích hợp bởi đây là xu hướng tất yếu.

Thêm vào nhưng để bớt đi

Tiến sĩ Nguyễn Thị Hồng Vân, đại diện nhóm nghiên cứu, cho hay: "Tích hợp là một quan điểm cơ bản trong việc xây dựng chương trình và sách giáo khoa, tổ chức nội dung dạy học của nhiều nước, đặc biệt ở bậc tiểu học và THCS". Theo đề xuất của nhóm nghiên cứu, ở tiểu học, tích hợp trong bộ môn toán, tiếng Việt, đạo đức, tự nhiên và xã hội (các lớp 1, 2, 3) và lồng ghép các vấn đề như môi trường, biến đổi khí hậu, kỹ năng sống, dân số, sức khỏe sinh sản... vào các môn học và hoạt động giáo dục. Xây dựng 2 môn học mới ở lớp 4, 5, gồm khoa học và công nghệ (trên cơ sở môn khoa học và kỹ thuật trong chương trình hiện hành), tìm hiểu xã hội (trên cơ sở môn lịch sử và địa lý các lớp 4, 5 trong chương trình hiện hành và thêm một số vấn đề xã hội).

Bậc THCS thêm 2 môn học mới là khoa học tự nhiên (trên cơ sở môn vật lý, hóa học, sinh học trong chương trình hiện hành) và khoa học xã hội (trên cơ sở các môn lịch sử, địa lý trong chương trình hiện hành và một số vấn đề xã hội). Hai môn học này được xây dựng theo mô hình cơ bản đảm bảo tính logic hệ thống của các phân môn, nội dung chương trình các phân môn có sự hỗ trợ cho nhau và tránh trùng lắp, có những chủ đề liên kết giữa các phân môn... Học sinh bậc THPT cũng học theo hướng tích hợp và lồng ghép.

Về lộ trình triển khai, theo tính toán của nhóm nghiên cứu, tích cực chuẩn bị các môn học mới, cứ sau vài năm có thể thêm một số môn. Dự kiến tới năm 2025 về cơ bản có các môn tự chọn tương đương các nước.

Thông tin từ nhóm nghiên cứu cho hay, các môn học mới xây dựng trên quan điểm tích hợp như đề xuất đã tổ chức xin ý kiến của các chuyên gia, cán bộ quản lý và giáo viên ở Hà Nội, TP.HCM, TP.Cần Thơ và tỉnh Nam Định. Các ý kiến đều thống nhất phương án tích hợp này không gây ra sự xáo trộn về số lượng và cơ cấu giáo viên, không nhất thiết phải đào tạo lại đội ngũ giáo viên mà chỉ cần bồi dưỡng một số chuyên đề về phương pháp dạy; không đòi hỏi phải tăng cường quá nhiều về cơ sở vật chất và thiết bị dạy học.

Càng lên lớp cao, càng ít môn học - Hình 1
Theo kế hoạch, sau năm 2015, số môn học của học sinh lớp 12 chỉ còn 7 môn bắt buộc và tự chọn so với hiện nay là 13 - Ảnh: Đào Ngọc Thạch

Giảm bắt buộc, tăng tự chọn

Nhóm nghiên cứu đề xuất phân bổ các môn học trong 3 năm THPT như sau: Lớp 10 là giai đoạn để học sinh bước đầu định hướng nghề nghiệp sau này, có 11 môn học bắt buộc, chương trình ở mức cơ bản; đồng thời học sinh sẽ chọn các môn/chủ đề có nội dung ứng dụng kiến thức môn học và thực tiễn hoặc nghề.

Các năm lớp 11, 12 là giai đoạn thực hiện phân hóa mạnh và hướng nghiệp cao. Số môn học sẽ không quá nhiều như hiện nay nhưng học sâu hơn. Nhóm nghiên cứu đề nghị có 4 môn bắt buộc là: ngữ văn, toán, ngoại ngữ 1 (từ môn ngoại ngữ 2 trở đi là môn tự chọn), giáo dục công dân. Đồng thời, học sinh sẽ phải chọn 3 môn trong danh mục các môn sau: vật lý, hóa học, sinh học, lịch sử, địa lý, tin học, môi trường, công nghệ, kinh doanh, nghề (liên quan đến các nghề ở địa phương)... và chọn thêm các chủ đề gắn với định hướng nghề nghiệp, ứng với các môn tự chọn và bắt buộc. Như vậy, học sinh sẽ học 7 môn (4 môn bắt buộc và 3 môn tự chọn) và một số chủ đề. Theo lý giải của nhóm nghiên cứu, giáo dục công dân là môn bắt buộc nhằm trang bị những yếu tố nền tảng về đạo đức, phẩm chất không thể thiếu đối với mỗi công dân tương lai.

Xét trên tổng thể cả 3 cấp học, số môn học bắt buộc giảm dần và các môn/hoạt động tự chọn tăng lên. Các trường sẽ tổ chức thí điểm dạy học tự chọn, có thể làm theo cách của một số nước theo hình thức "vết dầu loang". Trong vài năm đầu các trường có đầy đủ các điều kiện về giáo viên, khả năng quản lý sẽ đăng ký tham gia dạy học tự chọn. Sau đó, mô hình này sẽ mở rộng dần, sau khoảng 5 - 6 năm sẽ phủ hết tất cả trường THPT.

Theo thanh niên

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Cháy lớn nhà 4 tầng cho thuê trọ ở TPHCM, 2 người tử vongCháy lớn nhà 4 tầng cho thuê trọ ở TPHCM, 2 người tử vong
09:43:21 20/12/2024
Gặp nữ sinh 17 tuổi biết 4 ngoại ngữ vừa trúng tuyển Harvard: Quá xinh và quá giỏi!Gặp nữ sinh 17 tuổi biết 4 ngoại ngữ vừa trúng tuyển Harvard: Quá xinh và quá giỏi!
08:46:57 20/12/2024
Nạn nhân vụ cháy quán cà phê ở Hà Nội nguy cơ nặng lên, phải chuyển việnNạn nhân vụ cháy quán cà phê ở Hà Nội nguy cơ nặng lên, phải chuyển viện
09:16:29 20/12/2024
Bạn trai phẫn nộ, gọi tôi là "kẻ lừa đảo" chỉ vì một chuyện trong quá khứBạn trai phẫn nộ, gọi tôi là "kẻ lừa đảo" chỉ vì một chuyện trong quá khứ
09:39:39 20/12/2024
Một thầy giáo về hưu ở Quảng Ngãi "rủ rê" 30 đồng nghiệp, mở một lớp học cho những trẻ em đặc biệt trong thônMột thầy giáo về hưu ở Quảng Ngãi "rủ rê" 30 đồng nghiệp, mở một lớp học cho những trẻ em đặc biệt trong thôn
08:45:16 20/12/2024
Vụ bác sĩ làm việc trên xe lăn bị điều chuyển: 2 tháng chưa được nhận lươngVụ bác sĩ làm việc trên xe lăn bị điều chuyển: 2 tháng chưa được nhận lương
08:49:23 20/12/2024
Sao Việt 20/12: Hương Giang đọ sắc cùng Kỳ DuyênSao Việt 20/12: Hương Giang đọ sắc cùng Kỳ Duyên
12:51:43 20/12/2024
Những đám cưới đình đám của showbiz Việt năm 2024Những đám cưới đình đám của showbiz Việt năm 2024
11:04:07 20/12/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

1 Chị Đẹp vừa ra MV đã bị tố tham khảo BLACKPINK lẫn nhóm nữ hàng đầu gen 4

1 Chị Đẹp vừa ra MV đã bị tố tham khảo BLACKPINK lẫn nhóm nữ hàng đầu gen 4

Nhạc việt

14:35:53 20/12/2024
Ngày 19/12, nghệ sĩ Trang Pháp ra mắt album Infinity8 và MV Bê Trap. Đây là album thứ 4 trong sự nghiệp của nữ ca sĩ, cũng là sản phẩm âm nhạc kỷ niệm 10 năm theo đuổi âm nhạc.
Brexit 'thổi bay' hơn 30 tỷ USD thương mại của Anh chỉ trong hai năm đầu

Brexit 'thổi bay' hơn 30 tỷ USD thương mại của Anh chỉ trong hai năm đầu

Thế giới

14:31:33 20/12/2024
Ông Sampson gọi TCA là một thảm họa đối với các nhà xuất khẩu quy mô nhỏ , lưu ý rằng những công ty lớn đã thích ứng tốt với các rào cản thương mại mới.
Hiện trường vụ con gái 16 tuổi bỏ nhà đi trốn theo bạn trai bị bố mẹ bắt tại trận gây xôn xao MXH

Hiện trường vụ con gái 16 tuổi bỏ nhà đi trốn theo bạn trai bị bố mẹ bắt tại trận gây xôn xao MXH

Netizen

14:31:01 20/12/2024
Trong hành trình làm cha mẹ, không gì khiến họ đau lòng hơn khi nhìn thấy con cái mình đi sai đường. Những đứa trẻ không nghe lời, bướng bỉnh hay thậm chí hư hỏng không chỉ là nỗi lo, mà còn là vết thương âm ỉ trong trái tim
"Trùm nhạc phim Hàn" 10CM hoà giọng cùng các nghệ sĩ Việt

"Trùm nhạc phim Hàn" 10CM hoà giọng cùng các nghệ sĩ Việt

Nhạc quốc tế

14:30:12 20/12/2024
Các nghệ sĩ Bùi Công Nam, Hoàng Dũng, Anh Tú, MIN và Lâm Bảo Ngọc đã có buổi ghi hình thật ấn tượng tại không gian lãng mạn ở Hàn Quốc.
Khởi tố 4 cán bộ huyện ở Bình Phước gây thất thoát ngân sách nhà nước

Khởi tố 4 cán bộ huyện ở Bình Phước gây thất thoát ngân sách nhà nước

Pháp luật

14:29:27 20/12/2024
Ngày 20/12, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Bình Phước cho biết đã tống đạt các quyết định khởi tố bị can, lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú và lệnh khám xét chỗ ở, nơi làm việc đối với 4 cán bộ huyện Bù Gia Mập.
Bức ảnh gây sốc của Lý Dịch Phong sau khi bị "đuổi" khỏi showbiz vì 1 đoạn clip 7 giây

Bức ảnh gây sốc của Lý Dịch Phong sau khi bị "đuổi" khỏi showbiz vì 1 đoạn clip 7 giây

Sao châu á

13:58:12 20/12/2024
Lý Dịch Phong bị nhận xét già đi trông thấy, gương mặt phờ phạc, mệt mỏi, đã xuất hiện dấu vết lão hóa, thậm chí còn có tóc bạc.
NSƯT Thành Lộc: "Hữu Châu quát một cái, tôi im luôn"

NSƯT Thành Lộc: "Hữu Châu quát một cái, tôi im luôn"

Sao việt

13:55:03 20/12/2024
Mới đây, tại chương trình Kịch và Nghệ, NSƯT Thành Lộc đã tiết lộ chuyện hậu trường trước khi lên sân khấu diễn kịch và xung đột với đồng nghiệp.
Khám phá thú vị về loài chim mòng biển của Việt Nam

Khám phá thú vị về loài chim mòng biển của Việt Nam

Lạ vui

13:12:57 20/12/2024
Trong thế giới các loài chim, họ Mòng biển (Laridae) gồm các loài chim có mỏ dài, cánh dài và hình thức cơ thể thích hợp cho việc bay xa và nhanh.
7 cách trang hoàng nhà cửa đón Giáng sinh

7 cách trang hoàng nhà cửa đón Giáng sinh

Sáng tạo

12:40:43 20/12/2024
Không cần quá cầu kỳ, chỉ cần một vài món phụ kiện trang trí, trong một buổi của ngày nghỉ cuối tuần, bạn có thể khiến ngôi nhà trở nên lung linh, rực rỡ để đón Giáng sinh an lành.
Những bí quyết chọn kem dưỡng ẩm phù hợp mùa hanh khô

Những bí quyết chọn kem dưỡng ẩm phù hợp mùa hanh khô

Làm đẹp

12:28:08 20/12/2024
Dưỡng ẩm dạng lotion đặc hơn so với dạng gel vì chứa nhiều axit béo hoặc chất làm mềm da, có độ thẩm thấu cao, không gây nhờn dính khi sử dụng.
Chỉ số may mắn của 4 con giáp này tăng vọt trong ngày 20/12

Chỉ số may mắn của 4 con giáp này tăng vọt trong ngày 20/12

Trắc nghiệm

10:41:19 20/12/2024
Tử vi ngày mới dự báo có 4 con giáp gặp nhiều may mắn trong ngày 20/12.au Tết Nguyên đán, vận may tài lộc của 3 con giáp này bùng nổ: Người thăng chức tăng lương