Ký ức khốn khổ của nữ sinh bị mẹ ép học tiếng Anh
Tôi hiện là nữ sinh lớp 11 tại một trường công lập bình thường. Trước đây, tôi đã phải trải qua những ký ức không vui suốt thời gian học cấp 1 và cấp 2 vì bị mẹ ép học tiếng Anh.
Nhớ lại 5 năm học tiểu học, năm nào tôi cũng là học sinh giỏi, đặc biệt tôi thường được thầy giáo khen ngợi học tốt môn tiếng Anh.
Thế nên năm lên lớp 6, tôi được mẹ xin cho vào một lớp chuyên tiếng Anh, trong lớp có nhiều bạn giỏi hơn tôi. Với tâm thế “không được phép học kém hơn bạn”, tôi mải miết học hành ngày đêm, thường xuyên thèm ngủ nên tới lớp cứ đờ đẫn như người mất hồn.
Quãng thời gian đó chính là quãng thời gian khủng hoảng của tôi. Một buổi chiều mẹ đi họp phụ huynh về, biết tôi sa sút thành tích học tập, mẹ nổi giận nghi ngút mắng chửi: “Mày có muốn tao tống cổ mày ra khỏi nhà không, vất vả nuôi mày ăn học mà mày học hành thế à”. Kèm theo sau là một cái tát trời giáng.
Tối đó mẹ còn bắt tôi đứng úp mặt vào góc tường, không được ăn tối và bắt tôi hứa học kỳ tới sẽ lấy lại phong độ học tập, đặc biệt là môn tiếng Anh.
Khi đó, kỳ thực, trong tâm trí tôi ngán đến tận cổ môn học này dù ai cũng nói tôi có “khiếu” tiếng Anh.
Ảnh minh họa
Tôi còn nhớ, từ hồi học mầm non, mẹ đã tha lôi tôi đi hết trung tâm tiếng Anh này đến nhà thầy cô nổi tiếng khác để học ngoại ngữ, thậm chí mẹ còn thuê gia sư về dạy tiếng Anh cho tôi vào buổi tối. Tình trạng kéo dài tới các năm học tiểu học khiến cuộc sống suốt mấy năm liền của tôi đều quanh quẩn với việc học tiếng Anh.
Mẹ tôi luôn tâm niệm rằng tôi phải trở thành công dân toàn cầu, nếu không học tiếng Anh thì sau này lớn lên tôi sẽ chẳng làm được công việc gì danh giá.
Việc học thêm của tôi không có gì ngoài ngoại ngữ. Có lần tôi nói với mẹ rằng mình rất thích học vẽ nhưng mẹ bỏ ngoài tai, bảo là vẽ vời là việc lông bông. Hồi lớp 2, ông nội tặng tôi hộp bút vẽ, màu nước và tập giấy vẽ nhân dịp sinh nhật. Tôi mừng rơn, đi học về là vẽ. Thấy thế, mẹ tôi mắng mỏ rồi xé hết giấy vẽ, ném hết bút vào thùng rác.
Với mẹ tôi, chỉ có học tiếng Anh thì tôi mới có tiền đồ. Tôi nhẫn nhịn và chạy theo guồng đua do mẹ vạch ra, nhưng đến khi lên cấp 2 thì tôi lại ghét cay ghét đắng môn tiếng Anh. Tôi cho rằng vì nó mà tôi không được học vẽ, vì suốt ngày đi học thêm tiếng Anh nên không được đi chơi đây đó như những đứa bạn hàng xóm. Cứ nghĩ đến việc học từ vựng tiếng Anh, nghe giao tiếp tiếng Anh, làm bài tập tiếng Anh… là tôi phát khùng lên.
Đã vậy, mẹ lại hay khoe khoang với mọi người rằng: “Con bé nhà em thích học tiếng Anh lắm, học ngày học đêm, có hôm bảo nó ngủ sớm đi mà không chịu, năm vừa rồi vừa giành giải nhất thi Toán – tiếng Anh…”.
Tôi nghe những lời ấy mà trong lòng chỉ muốn hét lên “Toàn là mẹ bắt con học đó chứ, con đâu có thích tiếng Anh đâu”. Dần dà tôi chán nản, sợ cảnh tan học về nhà đối diện với mẹ.
Kỳ 2 năm lớp 7, tôi phản kháng việc đi học tiếng Anh bằng cách tự ý bỏ tiết tại trung tâm ngoại ngữ. Hậu quả là tôi bị mẹ phát hiện và ăn một cái tát ngay ngoài đường đông người qua lại.
Như thể bao nhiêu uất ức dồn nén được dịp bung ra, tôi khóc rất nhiều rồi chạy sang nhà ông nội. Chưa cần mẹ cấm ăn cơm tôi đã nhịn ăn.
Hôm sau, nghe lời ông bà khuyên nhủ tôi vẫn đến lớp tiếng Anh theo ý muốn của mẹ nhưng tinh thần uể oải, học không vào đầu 1 chữ nào.
Cuối năm thành tích học tập của tôi lại thê thảm. Mẹ lại đánh tôi. Khi đó tôi sợ quá, ú ớ không biết nói gì, không cử động được, co ro và run rẩy…
Lần này, bố tôi đã lên tiếng can thiệp vào việc mà mẹ tôi vốn đã phân chia không có “phận sự” của bố. Bố cho rằng mẹ đã quá áp đặt chuyện học hành của tôi, nhất là ép tôi học tiếng Anh cho bằng được. Bố dẫn chứng rất nhiều gương học sinh vì áp lực học hành mà bỏ nhà ra đi, rồi gặp chuyện này chuyện kia.
Cuối cùng mẹ chịu “tha” cho tôi bằng việc cho chuyển trường vào đầu năm lớp 8. Tôi cũng không phải đi học tiếng Anh ở trung tâm nữa, chỉ phải học theo môn trên lớp. Cuối tuần, tôi được bố đưa đi học vẽ một buổi ở trung tâm văn hóa thanh thiếu nhi.
Đến giờ khi là học sinh THPT, tôi đã lấy lại cân bằng trong học tập, cũng không còn quá ghét môn tiếng Anh nữa. Tôi vẫn theo đuổi đam mê học vẽ của mình, tôi muốn sau này được học Đại học Mỹ thuật Công nghiệp để trở thành một nhà thiết kế trong tương lai.
Học Tiếng Anh ở Langmaster có tốt không?
Đó là băn khoăn của hầu hết học viên trước khi đăng ký học tại Langmaster - một trong những trung tâm tiếng Anh giao tiếp nổi bật nhất hiện nay. Và bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có câu trả lời đúng đắn.
Môi trường học tập ở Langmaster có tốt không?
Ngại nói, phát âm không chuẩn là nỗi lo của phần đa học sinh, sinh viên hiện nay. Và Vân Anh (17 tuổi, trường THPT Đông Tảo, Hà Nội) cũng không phải trường hợp ngoại lệ. Là một học sinh ở ngoại thành, trên lớp, Vân Anh hầu như chỉ được giảng dạy và ôn luyện về ngữ pháp. Thậm chí, đến bảng phiên âm quốc tế IPA - nền tảng để học phát âm trên toàn thế giới, Vân Anh cũng chưa từng biết đến bao giờ.
Được khuyên đăng ký khóa học giao tiếp tại Langmaster, Vân Anh bất ngờ khi tiếp xúc với môi trường giáo dục tại đây: "Lúc trước, em sợ sai nên chẳng bao giờ dám nói. Nhưng giờ, chúng em được khuyến khích nói, sai thì sửa để lần sau nói chuẩn hơn. Nhờ vậy mà em không còn cảm thấy sợ mỗi khi mắc lỗi và dần nói tiến bộ hơn rất nhiều. Các thầy cô và bạn bè ở trường đều nhìn thấy sự thay đổi đó của em".
Ngoài học trên lớp, Vân Anh còn được tham gia vào các buổi sinh hoạt ngoại khóa hay CLB tiếng Anh do trung tâm tổ chức miễn phí. Việc được gặp gỡ, trò chuyện trực tiếp với người nước ngoài tại các chương trình như vậy giúp Vân Anh nhanh chóng cải thiện khả năng phản xạ của bản thân, đồng thời có thêm hứng thú để theo đuổi môn học này.
Trải nghiệm của nữ sinh 17 tuổi này tại Langmaster cũng là mẫu số chung của nhiều học viên từng theo học tại đây. Với mô hình học độc đáo mang tên 4CE (bao gồm: Class - lớp học, Club - CLB, Conference - hội thảo, Community - cộng đồng cùng học tiếng Anh, E-study - hệ thống học online), người học được thụ hưởng một môi trường học ngoại ngữ toàn diện và thống nhất. Các bạn vừa có cộng đồng để cùng học tập, vừa có công cụ để ôn luyện mọi nơi, đồng thời cũng có môi trường để rèn luyện khả năng phản xạ thông qua các chương trình ngoại khóa được tổ chức định kỳ.
Giảng viên Langmaster có tốt không?
Xu hướng của nhiều trung tâm Anh ngữ hiện nay là sẽ xây dựng một hoặc một vài giảng viên mang tính "influence" (có tầm ảnh hưởng) với bảng thành tích đẹp để thu hút học viên. Cách làm này không sai nhưng tiềm ẩn nguy cơ là giảng viên đó có thể rời đi bất cứ khi nào, đồng thời chất lượng các giảng viên còn lại sẽ có độ vênh rất lớn với người được quảng bá.
Ở Langmaster, nội dung giảng dạy được xây dựng bởi đội ngũ các nhà giáo có nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy, có chuyên môn bài bản được đào tạo từ các trường ĐH hàng đầu như Trường ĐH Ngoại ngữ (ĐH Quốc gia Hà Nội), Trường ĐH Sư phạm, Trường ĐH Hà Nội... Tất cả đều đạt trình độ từ 7.5 IELTS hoặc 900 TOEIC trở lên cùng các chứng chỉ quốc tế về giảng dạy ngôn ngữ như TESOL, CELTA,... Bên cạnh đó, Ms. Liesel Retief - một chuyên gia ngôn ngữ thường xuyên xuất hiện trên gameshow dạy phát âm "Crack 'em up" của VTV7 cũng đồng thời là gương mặt quen thuộc trong các bài giảng tại Langmaster. Nhờ sự kết hợp này, học viên sẽ được đảm bảo chất lượng học tập ở mức cao nhất và ổn định nhất.
Kết quả của học viên tại Langmaster như thế nào?
Trong suốt 10 năm thành lập và phát triển (2010 - 2020), các khóa học tại Langmaster đã thu hút hàng trăm ngàn học viên. 80% trong số đó đã xóa mất gốc tiếng Anh thành công và lấy lại sự tự tin trong hành trình chinh phục ngoại ngữ này.
Với đặc thù giảng dạy Tiếng Anh giao tiếp, mục tiêu cao nhất mà Langmaster hướng đến là học viên có thể áp dụng những gì đã học trong các tình huống thực tế, từ cơ bản đến nâng cao ở các môi trường như giảng đường, công sở, khu du lịch,... Do đó, 70% - 80% thời lượng giờ học tại trung tâm là dành cho các hoạt động luyện tập và giao tiếp thực tế.
Chia sẻ của một số cựu học viên Langmaster
Bên cạnh đó, với triết lý "kết hợp đào tạo tiếng Anh với huấn luyện tư duy và tạo động lực giúp người học phát triển bản thân liên tục", Langmaster còn thường xuyên tổ chức các hoạt động, hội thảo nhằm giúp học viên phát triển bản thân, xây dựng tư duy thành công và rèn luyện các thói quen tích cực. Bởi vậy, kiến thức & kỹ năng tiếng Anh không chỉ là giá trị duy nhất mà các bạn nhận được từ môi trường học tập này.
"Điều giá trị nhất mà em đã nhận được từ khóa học tại Langmaster là cách để phát triển sự tự tin của bản thân sau một thời gian dài em luôn thấy mình tự ti, kém cỏi" - Vân Anh, cựu học viên khẳng định.
Một buổi hội thảo tại Langmaster
Cải thiện kỹ năng phát âm tiếng Anh Ngoài luyện nghe và nhại theo người bản xứ, người học cần tập phát âm câu khó, chia từ thành cụm âm tiết và ghi âm lại, sau đó tự sửa lỗi. Tiếng Anh là ngôn ngữ khó nói với lượng từ vựng khổng lồ và cách phát âm khác biệt so với cách viết. Tuy nhiên, việc phát âm tiếng Anh sẽ...