Ký túc xá độc nhất vô nhị: Ra vào phải leo trèo
Hơn 20 học sinh Trường THCS Thượng Nung (Xã Thượng Nung, Võ Nhai, Thái Nguyên) trọ học trong một ngôi nhà do cha mẹ các em tự tay dựng lên với lối “kiến trúc” độc nhất vô nhị.
Do nhà xa, đường đi lại khó khăn nên hơn 20 học sinh người H’ Mông, Tày phải trọ học ở gần trường. Ngôi nhà trọ do gia đình các em cùng góp vật liệu dựng lên nhưng đến nay, mái ngói nhiều chỗ đã vỡ hở tuếch toác.
Ngôi nhà trọ quây bằng các mảnh ván trên diện tích đất chừng 20m2 được chia thành nhiều khoang không theo bất cứ một trật tự nào.
Giữa các ngăn đều có những khoảng hở vừa một đứa trẻ chui qua được dùng làm cửa ra vào.
Ngoại trừ một khoang của bốn học sinh nữ được quây gỗ kín, còn lại các ngăn khác thoải mái ra vào. Điểm đặc biệt nữa của ngôi nhà trọ này là không có bất cứ một chiếc thang hay cầu thang nào dẫn lên những ngăn áp mái mà chỉ có cách vận dụng hết bản năng leo trèo trời cho.
Hơn 20 học sinh từ lớp 6 đến lớp 9 của Trường THCS Thượng Nung trọ học tại ngôi nhà do chính gia đình các em dựng lên cạnh trường. Ngôi nhà đã xuống cấp trầm trọng do xây dựng đã lâu.
Những viên ngói có thể rơi xuống đầu các em bất kể lúc nào.
Ngôi nhà được chia thành nhiều khoang với độ cao thấp khác nhau.
Video đang HOT
Khoang dành riêng cho 4 cô trò nhỏ người H’ Mông đến từ các bản Lũng Cà, Lũng Luông được quây tương đối kín đáo và có hẳn một cánh cửa nhỏ có khóa.
Những khoang dành cho học sinh nam thông nhau tự do và lồng lộng gió núi.
Không có cửa, vách chắn gió nên khó tưởng tượng những cậu trò nhỏ này chống chọi thế nào với cái rét cắt da, cắt thịt của khí hậu miền núi.
Khoang áp mái là nơi ngủ nghỉ của 6 nam học sinh từ lớp 6 đến lớp 8.
Các khoang không sắp xếp theo nguyên tắc nào, cứ dựa vào khoang đã được gia đình khác quây trước và theo hình dạng, kích thước của vật liệu sẵn có mà làm.
Không có bất cứ cái cầu thang hay thang nào dẫn lên các khoang trên cao, các em hoàn toàn dựa vào bản năng leo trèo trời cho.
Lý Văn Cường, học sinh lớp 9 người H’ Mông có thâm niên ở nhà trọ đang rất khéo léo khi chui qua chiếc “cửa” vào khoang do mình sở hữu.
Đi lại trong các khoang của ngôi nhà trọ phải hết sức cẩn trọng vì đã không ít lần học sinh nam trọ tại đây thụt chân xuống những khe hở thế này.
Di chuyển trong ngôi nhà trọ này là việc khá mạo hiểm.
Chui ra khỏi khoang qua chiếc “cửa” độc đáo này đòi hỏi sự khéo léo và rất cẩn thận khi đặt chân ra ngoài trước khi nhảy xuống khoang dưới thuộc sở hữu của những học sinh khác.
Không có cách nào khác ngoài việc phải nhảy xuống nếu muốn ra ngoài.
Một kiểu bàn ăn được các cha mẹ học sinh thiết kế siêu tiết kiệm diện tích.
Theo Vietnamnet
Đoàn VN đoạt 6 giải tại Olympic Khoa học trẻ quốc tế
Đoàn học sinh Việt Nam tham dự cuộc thi Olympic khoa học trẻ quốc tế lần thứ 8 vừa được tổ chức tại thành phố Durban, Nam Phi đã đạt thành tích cao. Cả 6 em đều đạt huy chương, với 3 huy chương bạc và 3 huy chương đồng.
Lễ trao giải được tổ chức trang trọng tối 9/12 tại Trường trung học công nghệ George Campbell, nơi diễn ra kỳ thi. Các em Nguyễn Văn Minh, Hoàng Trọng Nam Anh và Lương Việt Hoàng được trao huy chương đồng, các em Lê Minh Đức, Trần Minh Tuấn và Vũ Đặng Minh Quân giành huy chương bạc và vinh dự cầm lá cờ Tổ quốc.
Vũ Đặng Minh Quân - Học sinh lớp 10 Trường THPT Hà Nội Amsterdam - HC bạc Olympic khoa học trẻ quốc tế lần thứ 8 cho biết: "Em đã cố gắng hết sức mình để tham gia và luyện tập. Vì thế, em cảm thấy hạnh phúc khi đạt được thành tích tại cuộc thi lần này".
Ông Phạm Văn Đại - Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội phát biểu: "Tôi đánh giá kết quả của đoàn VN năm nay tốt hơn so với năm ngoái rất nhiều. Các em năm nay dự thi quốc tế đã đứng ở tốp trên".
Olympic khoa học trẻ quốc tế là kỳ thi dành cho 3 môn khoa học tự nhiên Vật lý, Hóa học và Sinh học. Diễn ra từ 5-10/12, kỳ thi năm nay thu hút sự tham gia của gần 600 thí sinh là học sinh phổ thông dưới 15 tuổi đến từ 46 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Điều quan trọng để thành công tại kỳ thi là khả năng kết hợp chặt chẽ giữa lý thuyết và thực hành.
Ông Nguyễn Trung Kiên - Tham tán Đại sứ quán VN tại Nam Phi nhận định:"Tôi cho rằng đây là một cái cách để tiếp cận giáo dục mới giúp cho thế hệ trẻ của chúng ta có học vấn nhưng mà học vấn ấy phải gắn liền với thực tiễn. Tôi cho rằng, đây cũng là dịp để các nhà giáo dục Việt Nam có thêm hiểu biết và cách hòa nhập để chúng ta có thể làm cho nền giáo dục hiện tại càng ngày càng tiếp cận đượcvới các nền giáo dục khoa học nhất, hiện đại nhất".
Đây là lần thứ tư VN tham gia và cũng là kỳ thi đoàn VN đạt thành tích cao nhất. Kỳ thi năm sau sẽ là cuộc cọ sát của lứa học sinh mới, và với thành tích năm sau cao hơn năm trước, hy vọng giành vàng huy chương Vàng được đặt vào các em thế hệ sau.
Nhận xét về thành tích lần này của đoàn học sinh VN, em Trần Minh Tuấn - Học sinh lớp 10 Trường THPT Hà Nội Amsterdam - HC bạc Olympic khoa học trẻ quốc tế lần thứ 8 nói: "Thành tích năm nay theo em là đáng khích lệ so với năm trước và em mong muốn là những em tham gia cuộc thi này năm sau sẽ cố gắng giành được Huy chương Vàng về cho Việt Nam".
Olympic Khoa học trẻ quốc tế được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2004 ở Jakarta, Indonesia và được tổ chức mỗi năm một lần từ đó đến nay. Kỳ thi năm sau dự kiến diễn ra tại Iran.
Theo VTV
Bối rối khi mua sách tham khảo cho con Đầu năm học này, chị Mai ở Cầu Giấy, Hà Nội phải đi mua mất 6 quyển sách Bài tập lịch sử mới đúng quyển cô con gái, đang học lớp 6, cần. Chồng chị thì đi 3 cửa hàng mới mua đúng quyển toán, bố con đi thêm 3 lần nữa mua quyển Tiếng Việt..., mặc dù chị đã cẩn thận chọn...