‘Ký túc xá’ bằng container của học sinh miền núi Quảng Ngãi
Sau ba tháng hè im ắng, những ngôi nhà container ở huyện Tây Trà đã được thay mái lá để đón hàng trăm học sinh bước vào năm học mới.
Ở xã Trà Lãnh, huyện miền núi Tây Trà (Quảng Ngãi), hàng chục ngôi nhà container được sơn gam màu tươi sáng, cùng những hình vẽ đẹp mắt, vui nhộn trở nên nổi bật giữa khung cảnh núi rừng.
“Làng container” ở xã Trà Lãnh, huyện Tây Trà, Quảng Ngãi. Ảnh: Thạch Thảo.
Đứng trước một ngôi nhà container vừa thay mái che bằng lá tranh, em Hồ Văn Kỳ (học sinh lớp 8, trường Phổ thông Dân tộc bán trú, THCS Trà Lãnh ) hứng khởi nói, đây là năm học thứ ba em được ở lại nhà bán trú. “Nhà em cách trường gần 10 cây số, em ở lại đây cuối tháng mới về một lần. Ở đây em vừa học vừa chơi với bạn rất vui”, Kỳ hồ hởi.
Tây Trà là một trong 5 huyện nghèo miền núi ở tỉnh Quảng Ngãi, cách TP Quảng Ngãi gần 100 km, phần đông dân số là đồng bào người Cor. Địa hình đồi núi trải dài, đường đến trường lên đến hàng chục km là trở ngại cho nhiều học sinh đến lớp. Tình trạng đi học “giã gạo” hoặc bỏ học giữa chừng thường xuyên xảy ra những năm trước.
Do điều kiện khó khăn, trường Phổ thông Dân tộc bán trú, THCS Trà Lãnh chưa xây được nhà bán trú. Để rút ngắn quãng đường, những năm trước, khi năm học mới sắp bắt đầu, nhiều phụ huynh rủ nhau lặn lội vào rừng chặt tre lồ ô, cắt tranh, cỏ lau làm lán trại cho con ở lại gần trường.
Học sinh THCS Trà Lãnh học bài trong nhà container. Ảnh: Thạch Thảo.
Nhưng đến mùa đông, những căn lán tạm bợ trở thành nỗi lo của phụ huynh và giáo viên trước những trận mưa rừng triền miên. Nhiều em phải sống chung với mưa dột và co ro trong gió lạnh.
Đến năm học 2016-2017, một doanh nghiệp đã hỗ trợ cho trường 20 nhà bán trú bằng container. Hai năm qua, những ngôi nhà này đã làm giảm phần nào nỗi lo về nơi ăn, chốn ở cho học sinh.
Mỗi container đơn dài 6 m; rộng 2,5 m; cao 2,5 m, có 8 giường cho 8 em và có một khoảng trống để làm bàn học chung. Container đôi có 10 giường đôi cho 20 em và 2 dãy bàn học chung. Để chống nóng, nhà container còn được sơn cách nhiệt, phần mái che được lợp lá dừa.
Với kinh phí chỉ 20 – 30 triệu đồng, một container thô ráp đã biến thành ngôi nhà đẹp mắt, sinh động, làm các em học sinh thích thú. Đặc biệt, nhà container có tính tiện lợi cao khi dễ dàng di chuyển để phù hợp với địa hình ở địa phương.
Thầy Lê Văn Tư – Hiệu trưởng trường Phổ thông Dân tộc bán trú, THCS Trà Lãnh cho biết, sau hai năm sử dụng, một số mái nhà bằng tôn bị hư hỏng, nhà trường đã sửa chữa một số mái tôn và vận động phụ huynh tiếp tục làm thêm mái che mát.
“Năm trước mái che được lợp bằng thân nứa nên mau hỏng. Năm nay nhiều phụ huynh đã cất công vào rừng cắt tranh về lợp, lá tranh bền hơn nên sẽ sử dụng được suốt năm học”, thầy hiệu trưởng nói.
Phụ huynh lợp mái che để chống nóng cho con em trước năm học. Ảnh: Thạch Thảo.
Năm học 2018-2019, trường THCS Trà Lãnh có 210 học sinh, trong đó 190 học sinh ở nhà bán trú container. “Những ngôi nhà container làm học sinh thích thú, giúp phụ huynh đỡ vất vả. Nhà trường cũng yên tâm hơn khi các em có chỗ ở an toàn, yên tâm bám trường, bám lớp. Đây là trường duy nhất trong huyện được chọn thí điểm mô hình này”, thầy Lê Văn Tư cho biết.
Thạch Thảo
Theo Vnexpress
Thanh Hóa: Vừa ngủ dậy, lũ ập đến, gần 50 học sinh tháo chạy
Nhiều ngày sau khi cơn lũ rút đi nhưng khung cảnh tại trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS xã Tam Chung (huyện Mường Lát, Thanh Hóa) vẫn ngổn ngang như một đống đổ nát. Dãy nhà ở vừa được đầu tư hơn 5 tỷ đồng đã bị lũ bùn nhấn chìm. Gần 50 học sinh vừa ngủ dậy khi nghe thầy cô hô lũ về đã kịp thời tháo chạy trước khi đất đá ập vào phòng.
Vừa ngủ dậy, lũ ập đến, gần 50 học sinh tháo chạy
Bùn đất, cây cối, trang thiết bị, đồ dùng học sinh nằm xen lẫn trong đống đổ nát là cảnh tượng đang hiện hữu tại trường Phổ thông Dân tộc bán trú Trung học cơ sở (PTDTBT & THCS) xã Tam Chung sau nhiều ngày kể từ khi cơn lũ từ trên núi ập xuống.
Thầy giáo Phạm Văn Kiên, hiệu trưởng trường PTDTBT & THCS xã Tam Chung vẫn chưa hết bàng hoàng khi nhớ lại cảnh tượng thời điểm đó: "Hôm đó là khoảng 7 giờ kém ngày 30/8, khi học sinh vừa ngủ dậy, thấy trời mưa to, có khả năng lũ sẽ ập đến và lúc đó nước đã tràn đến trường. Các thầy cô hô học sinh chạy nhanh, 48 em bỏ lại toàn bộ đồ đạc, đồ dùng cá nhân. Hiện nay không còn lấy được cái gì nữa, các em chỉ thoát thân với bộ quần áo trên người".
Khung cảnh hiện tại của Trường PTDTBT&THCS xã Tam Chung
Sau khi nghe tiếng thầy cô giáo hô lũ đến, toàn bộ học sinh trong các dãy nhà bán trú tháo chạy. Có 46 em học sinh chạy xuống làng, còn 2 em chạy lên hướng rừng luồng bên cạnh trường.
"Khi đã tập hợp được học sinh lại thì phát hiện thiếu 2 em. Lúc đó, chúng tôi thực sự thấy hoang mang lắm. Một lúc sau nghe người trong bản thông báo có 2 học sinh chạy vào nhà dân lúc đó mới hoàn hồn", thầy Kiên cho biết thêm.
Toàn bộ số học sinh bán trú sau đó đã được nhà trường chuyển về nhà văn hóa bản rồi di chuyển về trạm xá ở tạm và các thầy cô giáo đã phải sang thị trấn mua quần áo, thực phẩm về để nấu cho các em ăn. Khi nghe tin, các bậc phụ huynh đã ra xin nhà trường cho con em về nghỉ tạm.
Dãy nhà ở bán trú của học sinh bị vùi lấp
Năm học mới đã chính thức bắt đầu, nhưng với thầy và trò trường PTDTBT & THCS xã Tam Chung vẫn còn đó bao gian nan vất vả. Trường lớp, nhà bán trú của học sinh cũng như trang thiết bị đã bị tàn phá tan hoang. Lũ cũng đã làm hư hỏng toàn bộ đồ đạc, thiết bị giảng dạy của giáo viên trong khu tập thể.
Đặc biệt, toàn bộ hệ thống 10 phòng ở bán trú, bếp ăn của nhà trường bị chìm trong bùn đất. Ngay sau ngày khai giảng, các thầy, cô giáo và học sinh của nhà trường chỉ dọn dẹp bùn đất ở khu vực phòng học và dãy nhà ở công vụ để học sinh có chỗ học tạm.
Nhà công vụ của giáo viên cũng bị bùn đất tàn phá
Riêng hai nhà bán trú cho học sinh và khu bếp ăn phục vụ cho hơn 200 học sinh của nhà trường thì vẫn ngổn ngang bùn đất, có những nơi bùn ngập sâu hơn 2m, chưa thể khắc phục được.
Công trình này mới được đầu tư, xây dựng với kinh phí hơn 5 tỷ đồng theo chương trình mục tiêu quốc gia giờ chỉ còn lại là đống đổ nát.
"Không ai ngờ trường lại bị như thế cả. May hôm xảy ra là vào lúc sáng sớm, khi các em học sinh đã ngủ dậy, chứ nếu vào ban đêm thì chưa biết chuyện gì sẽ xảy ra nữa", thầy Kiên vẫn chưa hết bàng hoàng nhớ lại.
Không chỉ thiệt hại về cơ sở vật chất, toàn bộ sách vở của học sinh cũng như các đồ dùng cá nhân như: Chăn ấm, chiếu, màn tuyn... của học sinh vừa được cấp ngay đầu năm học đã bị lũ cuốn trôi, vùi lấp.
Sách vở học sinh vừa được phát đã bị lũ nhấn chìm
Bếp ăn phục vụ cho hơn 220 học sinh ngập trong bùn đất
"Hiện nay, không chỉ hơn 200 học sinh bán trú không có nơi ăn chốn ở mà đồ dùng học tập, sách vở, bút mực của các em cũng đã bị lũ cuốn trôi", thầy Kiên lo lắng.
Trường PTDTBT & THCS xã Tam Chung có tổng 354 học sinh dân tộc Mông và Thái, trong đó có 221 học sinh ở bán trú. Sau ngày khai giảng, nhiều bản làng ở xa, học sinh chưa thể đến trường đi học được do đang bị cô lập, chia cắt.
Những ngày qua, mới chỉ có khoảng 1/3 học sinh trở lại trường đi học. Trước mắt thầy và trò trường PTDTBT & THCS là một chặng đường đầy gian nan để khắc phục hậu quả mưa lũ.
Cảnh tan hoang trong phòng ở bán trú học sinh
Công trình mới được đầu tư xây dựng hơn 5 tỷ đồng chỉ còn lại là đống đổ nát
Toàn bộ trang thiết bị đồ dùng đã bị hư hỏng. Hơn 220 học sinh mất chỗ ở bán trú.
Khi cơn lũ ập xuống, có 48 học sinh đang ở tại trường
Các đồ dùng cá nhân của học sinh cũng không còn
Năm học mới bắt đầu với ngổn ngang trong đống đổ nát
Do không còn chỗ ở, đường xá bị chia cắt, hiện mới chỉ có 1/3 học sinh trở lại trường học
Có những nơi bùn đất còn ngập sâu khoảng 2m
Nhà ăn phục vụ bán trú tan hoang
Thầy Kiên phơi lại một số đồ dùng của học sinh còn sót lại
Duy Tuyê n
Theo Dân trí
Thanh Hóa: Lũ rút, bùn đất phủ kín nhiều trường học, bộ đội giúp giáo viên dọn dẹp Sau lũ, nhiều trường, điểm trường ở Thanh Hóa ngập trong bùn đất, trong khi ngày khai giảng năm học mới đang cận kề. Phòng lớp học bị sạt lở, bùn đất tràn ngập, trang thiết bị hư hỏng khiến thầy và trò tại nhiều trường học gặp không ít khó khăn trước thềm năm học mới. Bộ đội giúp nhà trường dọn...