Ký túc xá 1.000 tỷ đồng chỉ… 1 sinh viên ở
Phát biểu trước Quốc hội, ông Đỗ Mạnh Hùng – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội đưa ra thông tin hai nhà máy trị giá hơn 15.000 tỷ đồng ở Hải Phòng và Thái Nguyên có nguy cơ đóng cửa, còn ở Đà Lạt xây ký túc xá lên đến 1.000 tỷ đồng chỉ có… 1 sinh viên ở.
Ngày 16/11, tại phiên chất vấn các thành viên Chính phủ, một số “chuyên gia” về phòng chống tham nhũng đã “tổng rà soát” lại quá trình làm sạch “sâu mọt” trong nhiệm kỳ qua và không quên nhắc lại những gì đặt ra còn chưa làm được hoặc làm nhưng chuyển biến không tích cực.
Quy hoạch không đồng bộ gây lãng phí lớn
Về vấn đề lãng phí trong quy hoạch, ông Đỗ Mạnh Hùng – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội cho biết, nhiều đại biểu rất quan tâm, nhiều lần phát biểu chất vấn. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này Báo cáo tổng hợp nội dung thẩm tra của Quốc hội vẫn đánh giá là chất lượng quy hoạch hạ tầng kinh tế – xã hội ở một số ngành, địa phương chưa cao.
Đại biểu Đỗ Mạnh Hùng phản ánh tình trạng lãng phí trong đầu tư xây dựng các dự án
Hiện tượng dựa vào điều chỉnh, bổ sung quy hoạch để điều chỉnh tăng quy mô, tăng vốn đầu tư và tăng giá các dự án vẫn diễn ra. Việc thực hiện quy hoạch, xây dựng quy hoạch và thực hiện quy hoạch là không đồng bộ, gây lãng phí lớn.
Ông Hùng đưa ra dẫn chứng cụ thể những dự án gần đây được dư luận phản ánh đó là một, nhà máy hơn 8 nghìn tỷ ở Thái Nguyên có nguy cơ trở thành đống sắt rỉ. Nhà máy polyester hơn 7 nghìn tỷ của Tập đoàn Dầu Khí Việt Nam ở Hải Phòng đang đóng cửa. Ký túc xá hơn 1.000 tỷ ở Đà Lạt, mà chỉ có một sinh viên đến ở.
Đại biểu đoàn Thái Nguyên còn nhắc lại cầu treo ở Hà Tĩnh, đầu tư 3,5 tỷ nhưng chỉ phục vụ có 2 hộ dân. Một trong hai hộ đó là đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã. “Vì vậy, tôi đề nghị Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương thực sự nâng cao chất lượng công tác quy hoạch và chấn chỉnh có hiệu quả những hạn chế yếu kém chúng ta đã thấy”, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội nói.
Nạn tham nhũng vẫn nhức nhối
Trong cuộc “tổng rà soát”, được đại biểu Nguyễn Anh Sơn (trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Nam Định) cho biết, trong nhiệm kỳ vẫn còn có những vấn đề cử tri vẫn chưa yên tâm. Như cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng đã tiến hành mạnh mẽ. Thế nhưng đại biểu nhận thấy hiện nay “quốc nạn” tham nhũng vẫn là vấn đề nhức nhối ở trong đời sống.
Đại biểu Nguyễn Anh Sơn cho rằng, hiện nay phòng chống tham nhũng chưa được đẩy lên quyết liệt
Đại biểu cho biết, cử tri nhận thấy hình như vào những năm cuối của nhiệm kỳ Quốc hội, trước đại hội Đảng các cấp, cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng chưa được đẩy lên ở mức quyết liệt và mạnh mẽ.
Video đang HOT
“Trong bối cảnh hiện nay, hàng triệu người dân đang vật lộn với mức lương vài triệu đồng thì nhiều cán bộ, thậm chí cán bộ rất thấp giàu lên một cách rất nhanh chóng. Tôi thấy, việc xử lý hiện tượng tham nhũng chưa được mạnh mẽ”, đại biểu đoàn Nam Định đánh giá.
Cùng vấn đề trên, đại biểu Nguyễn Bá Thuyền (đoàn Lâm Đồng) cho rằng, tham nhũng lãng phí chưa được ngăn chặn và đẩy lùi. Thậm chí có những cán bộ mới được đề bạt một thời gian ngắn đã bị bắt. “Các cá nhân chủ chốt của Tập đoàn dầu khí, nhưng mình trả lời cứ nói là mình làm đúng quy trình. Cử tri rất băn khoăn, lo lắng khi đề bạt những cán bộ như vậy”, đại biểu Nguyễn Bá Thuyền nêu băn khoăn.
Quang Phong
Theo Dantri
Xây trụ sở nghìn tỷ: Đừng "hoành tráng" khi còn nghèo!
Từ năm ngoái đến giờ, có nhiều nơi đã xây dựng hoặc đang xây dựng, có dự án xây trụ sở ủy ban hành chính tỉnh với quy mô lớn.
Theo TS Phạm Sỹ Liêm, nước ta có 63 tỉnh thành, nhưng chỉ khoảng 1/3 trong số này nộp ngân sách về Trung ương. Còn lại 2/3 địa phương sử dụng nguồn ngân sách do Trung ương phân bổ. Thế nhưng: "Tôi không hiểu tại sao lại rộ lên thành một phong trào như vậy, kể cũng hơi khó hiểu. Nó lại càng khó hiểu hơn khi rộ vào giai đoạn cuối nhiệm kỳ của các ủy ban cấp tỉnh, nên người ta có đặt câu hỏi. Tại sao lại vào giai đoạn cuối nhiệm kỳ, có "động cơ" gì đằng sau đó không?"
"Phong trào" khó hiểu
Theo thông tin trên một số báo, hàng loạt các tỉnh, trong đó có tỉnh nghèo đã đề xuất xây trụ sở hành chính với tổng đầu tư lên đến hàng nghìn tỉ đồng. Ông nhìn nhận câu chuyện này thế nào?
Từ năm ngoái đến giờ, có nhiều nơi đã xây dựng hoặc đang xây dựng, đang có dự án xây trụ sở ủy ban hành chính tỉnh với quy mô lớn. Tiêu biểu như Bình Dương, Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu và bây giờ là Nghệ An, Hải Phòng... Tôi không hiểu tại sao lại rộ lên thành một phong trào như vậy, kể cũng hơi khó hiểu. Nó lại càng khó hiểu hơn khi rộ vào giai đoạn cuối nhiệm kỳ của các ủy ban cấp tỉnh, nên người ta có đặt câu hỏi. Tại sao lại vào giai đoạn cuối nhiệm kỳ, có "động cơ" gì đằng sau đó không?
Ông Phạm Sỹ Liên.
Ý của câu hỏi đó là gì ạ?
Ý là những người sắp hết nhiệm kỳ muốn làm một việc gì đó trước khi dời khỏi nhiệm kỳ này. Không biết điều đó có thật không, nhưng vì dồn dập vào giai đoạn này nên người ta nghĩ thế.
Hẳn là mỗi địa phương đều đưa ra các lý do cần thiết về việc xây trụ sở hoành tráng?
Bình Dương là địa phương đi đầu về việc xây trụ sở hoành tráng thì tôi thấy họ có lý do chính đáng. Nghĩa là họ xây một thành phố mới hoàn toàn, tôi đã đến và thấy rất đẹp. Thủ phủ cũ là Thủ Dầu Một thì thực chất chỉ là một thị trấn còn kém phát triển. Trong khi tỉnh đang công nghiệp hóa mạnh, nguồn thu lớn, dồi dào, không những đóng góp cho Trung ương mà còn đủ chi tiêu. Nên họ xây một trụ sở đàng hoàng cũng là dễ hiểu.
Nhưng vấn đề là các tỉnh nghèo, trong khi bao nhiêu công trình thiết yếu còn chưa có, ngân sách nhà nước thì hạn hẹp, có cần phải đầu tư những trụ sở hàng nghìn tỉ đồng hay không? Tôi nghĩ là không.
Xây trụ sở thế không hợp lòng dân tí nào!
Có lẽ không phải cứ xây mới là không nên, qua những câu chuyện ở các địa phương mà ông vừa nêu?
Đúng thế. Tôi không phản đối mọi sự xây mới nhưng phải xem điều kiện ngân sách địa phương đó thế nào, thành phố đó cần gì. Nhiều địa phương hạ tầng rất kém mà không lo giải quyết mà lại đem tiền đi xây trụ sở thì không hợp lòng dân tí nào.
Vấn đề mấu chốt là tiền đâu để xây?
Hiện có khoảng 1/3 trong số 63 tỉnh thành là có đóng góp ngân sách về Trung ương, còn lại là Trung ương phải hỗ trợ về cho tỉnh. Có nơi, ngân sách của tỉnh đó, Trung ương phải hỗ trợ đến 2/3 như Nghệ An, Thanh Hóa. Việc hỗ trợ là đúng vì nghèo cũng phải đủ trường học, bệnh viện, trả lương cho cán bộ công chức. Thế nhưng đã nghèo mà lại muốn xây trụ sở đến hàng nghìn tỉ thì lý do làm sao? Xây trụ sở mới như thế thì cơ sở vật chất của trụ sở cũ tính sao, sẽ rất lãng phí.
Nhưng dù ngân sách có khó khăn thì địa phương cũng đâu có quyền tự quyết, phải xin ý kiến của Trung ương chứ ạ?
Đúng thế. Mấy hôm nay Quốc hội đang nói về ngân sách khó khăn, thì tôi tự hỏi tại sao Bộ Tài chính lại đồng ý để các địa phương làm thế. Có người đặt câu hỏi là liệu có lợi ích nhóm trong đó không? Tôi nghĩ đó cũng là điều lạ, cần phải đặt câu hỏi.
Có trưng cầu không mà biết nguyện vọng của dân
Với người dân, rõ ràng câu hỏi đó là chính đáng?
Thì thế, ở nước mình nhiều cái nhìn lạ lắm, nhưng nhìn kỹ thì chẳng lạ gì (cười). Thời điểm này nó lại là vấn đề, vì ngân sách đang lúc yếu nhất mà các vị ấy lại đề xuất xây thì hơi khó hiểu. Trụ sở đã đành, rồi còn phong trào tượng đài. Sau Sơn La, Quảng Nam, giờ Cần Thơ lại cũng bảo nguyện vọng của nhân dân là cần phải có tượng đài. Có trưng cầu nhân dân không mà biết đó là nguyện vọng của nhân dân? Đi xin để xây tượng đài thì dễ quá, quyên góp được tiền của dân để xây mới khó chứ.
Ông đánh giá ở góc độ tổng quan thì những hiện tượng này nói lên điều gì?
Nước ta những năm gần đây có phát triển, nhờ đó từ nước nghèo thành nước có thu nhập trung bình. Nhưng chi phí cho sự phát triển ấy đắt gấp đôi các nước xung quanh. Các nước xung quanh muốn phát triển như ta, họ chỉ cần chi một nửa số tiền. Chỉ số đắt đỏ ấy thể hiện qua chỉ số ICO mà Tổng Hội Xây dựng công bố cách đây mấy năm. Theo đó, nếu ở Singapore, trong 3 đồng đầu tư thì đem lại 1 đồng GDP thì ở Việt Nam, phải đầu tư khoảng 7-8 đồng.
Có nên dồn các trụ sở vào một tòa tháp?
Xu thế hiện nay dường như các địa phương đều muốn xây dựng một trụ sở lớn trong đó tập hợp tất cả các cơ quan hành chính của địa phương. Ông đánh giá thế nào về giải pháp này?
Tôi có dự một hội thảo của Hội Kiến trúc sư Đà Nẵng về việc xây dựng các trụ sở này. Tôi nghĩ, tòa nhà cao như thế mà xung quanh bọc kín kính thì phải dùng điều hòa, sẽ rất tốn kém về năng lượng. Dồn tất cả các cơ quan vào đó, nếu có sự cố thì thế nào? Xảy ra cháy thì hồ sơ tài liệu tính thế này? Sơ tán hàng nghìn con người ra sao nếu có sự cố? Rồi ở một vị trí trong thành phố, vào giờ cao điểm, hàng nghìn người cùng đến một giờ thì tắc nghẽn giao thông như thế nào. Sau này người ta giàu lên, người ta đi bằng ô tô thì tính sao? Đó là các vấn đề tôi thấy người ta chưa giải quyết được.
Về quy hoạch đô thị thì sao?
Tòa nhà hành chính không chỉ đơn giản và tiện khi tập hợp vào một chỗ. Cái tư duy tạo ra điểm nhấn làm sang trọng đô thị là một tư duy rất phiến diện. Điểm nhấn ấy phải là các công trình thương mại, tòa nhà khách sạn, siêu thị, văn phòng, ngân hàng chứ không phải cơ quan chính quyền.
Nếu lấy chính quyền làm điểm nhấn thì sao ạ?
Thì hình như chính quyền này chưa phải quan tâm đến người dân trước tiên mà quan tâm đến trụ sở trước tiên. Nhà Hát Lớn ở Hà Nội ngày xưa là điểm nhấn, chứ không phải là tòa Thống Sứ hay nhà Đốc Lý bên cạnh đó là điểm nhấn. Nhà hành chính ban ngày trông huy hoàng thế, nhưng đêm đến thì tắt đèn vắng vẻ, rất buồn. Mà điểm nhấn như thế thì không hay ho gì.
Tập hợp các cơ quan trong một tòa nhà có tiết kiệm hơn?
Có thể tiết kiệm về đất nhưng về vận hành quản lý thì không, điện, nước đều phải tiêu thụ nhiều hơn. Tôi nghe một ông giám đốc Sở bảo lúc ở trụ sở cũ thì không dùng điều hòa mấy, không phải quản lý vệ sinh rắc rối, nhưng vào tòa nhà mới thì riêng việc lau nhà, lau cửa kính cũng tốn nhân công, chi phí. Điều hòa tổng chạy cả tòa nhà nên riêng tiền điện mỗi tháng của một tòa nhà đó, tôi đã hỏi, phải lên đến cả tỉ đồng.
Giả sử các địa phương không cần xin tiền ngân sách mà bán trụ sở cũ đi để tập trung vào một trụ sở mới, đó có phải là giải pháp tốt?
Đừng nghĩ đến việc bán trụ sở cũ đi để lấy tiền làm những tòa nhà cao ngất vì như thế là xóa bỏ bản sắc đô thị. Đô thị này khác đô thị khác là bản sắc chứ không phải là nhiều nhà.
Xin cảm ơn ông!
Theo_Kiến Thức
Năng suất lao động thấp, không thể đổ lỗi hoàn toàn cho người lao động "Gần đây trên truyền hình có phát một phóng sự về một số chợ lao động ở Hà Nội. Cứ có xe máy hoặc ô tô dừng lại thì cả nhóm người ùa đến với một hy vọng, khát khao có việc làm. Hàng triệu người lao động ở các khu công nghiệp, các doanh nghiệp khác cũng đang cần mẫn làm việc,...