Kỳ tích của cậu học trò bại não
Bị bại não, đi lại khó khăn, nói ngọng, nhưng em Nguyễn Đức Thuận (ở xã Đại Xuân, huyện Quế Võ, Bắc Ninh) đã lập kỳ tích được chọn vào học trường chuyên của tỉnh, đạt giải học sinh giỏi quốc gia.
Chị Đỗ Thị Hoài San dìu con đi học Ảnh: PV
Cậu bé bất hạnh
Nguyễn Đức Thuận đang học lớp 12 trường THPT Chuyên tỉnh Bắc Ninh. Đến gặp Thuận tại nhà riêng, chứng kiến em bước đi từng bước khó nhọc, giọng nói ú ớ. Chị Đỗ Thị Hoài San, mẹ Thuận lau những giọt nước mắt khi nhớ lại ngày em chào đời.
Thuận được sinh ra trong một sáng giá rét. Ca sinh kéo dài hơn 4 tiếng khiến chị San kiệt sức. “Khi tỉnh, tôi lần xem thấy một bàn tay con gập xuống bất thường, tím đen. Tôi bàng hoàng nhưng vẫn cố ghìm cảm xúc. Con không thể khóc như các trẻ mới sinh ra nhưng khi đã khóc thì không ngừng”, chị San nghẹn ngào.
Thuận bị bệnh bại não. Bốn tháng đầu đời, Thuận khóc triền miên, giấc ngủ có lẽ tính bằng giây, chứ không phải bằng phút, bằng giờ. Tháng nào Thuận cũng ốm, gia đình chạy đôn đáo nhiều bệnh viện lớn nhỏ suốt một năm trời. Lên 3 tuổi, Thuận vẫn không biết lẫy, người dẻo như cái lạt, cổ không cứng. Lúc nào bố mẹ cũng phải ẵm ngửa hoặc bế vác trên vai. Sau một thời gian dài châm cứu, Thuận lật được người nhưng cổ vẫn mềm. Thuận nói ngọng nghịu, chỉ mẹ mới hiểu.
Việc đi học của Thuận là hành trình đầy gian nan. Chị San phải đi, ngồi học cùng, một tay đỡ sau lưng để con không bị ngã. Có lần, chỉ một tiếng động to, em giật mình ngã ngửa ra sau. Chị San còn phải thường xuyên lau nước dãi cho con. Mỗi ngày đi học, số khăn lau nước dãi có thể chất đầy hai chậu nhỏ.
Hành trình mẹ ngồi học cùng con kéo dài cho tới khi Thuận học hết lớp 3, khi các cô giáo làm một cái ghế tựa riêng để em có thể ngồi một mình. “Buổi sáng hằng ngày, tôi cho Thuận lên xe đạp, buộc dây quàng qua người để đưa con đến lớp, trưa tôi đón về. Đến giờ, Thuận vẫn không tự đi được, phải có mẹ đưa đi. Bố làm bộ đội xa nhà, tôi không có nghề nghiệp ổn định nên kinh tế gia đình cũng khó khăn. Tranh thủ thời gian rảnh, tôi lại đi cày thuê cuốc mướn”, chị San chia sẻ.
Video đang HOT
Em thương mẹ lắm!
Bố của Thuận, anh Nguyễn Văn Quỳnh thấy con mình vẫn còn may mắn khi bệnh bại não ở thể co cứng, chỉ ảnh hưởng đến vận động, còn trí não minh mẫn. Thấy Thuận viết chữ khó khăn, anh Quỳnh mua cho con máy tính để viết chữ trên bàn phím.
Từ học viết trên máy tính, Thuận trở lên đam mê máy tính từ lúc nào không hay. Biết được đam mê của Thuận, gia đình cho em đi học thêm tin học. Với nỗ lực không ngừng nghỉ, Thuận đã vươn lên, rồi đạt thành tích cao, đặc biệt là môn Tin học. Thuận luôn đứng trong tốp đầu của lớp. Năm 2019, học lớp 11 Trường THPT Quế Võ, Thuận giành giải Ba môn Tin học trong kỳ thi chọn học sinh giỏi Quốc gia. Sau đó, Thuận được nhận vào học tại Trường THPT Chuyên Bắc Ninh. Năm 2020, Thuận giành giải Nhất tại Hội thi Tin học trẻ toàn quốc.
Ước mơ của Thuận là trở thành sinh viên Đại học Công nghệ (Đại học Quốc gia Hà Nội). “Em muốn trở thành một người có ích cho xã hội, chăm lo được cho bố mẹ, nhất là mẹ. Em thương mẹ lắm, chỉ sợ mẹ ốm, không đồng hành được cùng em”, Thuận nói.
Thiên sứ giữa đời thường
Đến với môi trường chuyên biệt đa phần giáo viên là nữ, thầy Khoa cho biết, mình gặp một số hạn chế trong việc chăm sóc sức khỏe sinh lý cho học sinh.
Không có nhiều danh hiệu, thành tích vì học trò đa phần đều đặc biệt, dạy học chủ yếu bằng tình thương và sự đồng cảm, vì mỗi học sinh có khả năng nhận thức khác nhau, ba giáo viên được trao Giải thưởng Võ Trường Toản năm nay đại diện cho hàng trăm thầy, cô giáo đang ngày đêm mang lại nguồn sáng, mở thêm cánh cửa vào đời cho những học sinh kém may mắn.
Cô Lê Thị Kim Chi, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập Tân Bình (quận Tân Bình) cùng các học trò của mình. Ảnh: HOÀNG HÙNG
Ngôn ngữ của trái tim
Có mặt tại lớp dự bị kỹ năng, Trường Phổ thông đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu (quận 10), hình ảnh cô giáo Hoàng Thị Lương với lưng áo ướt đẫm mồ hôi, tất bật chăm sóc 14 học sinh từ 3-7 tuổi ở nhiều dạng tật khác nhau, khiến chúng tôi không thể rời mắt. Hầu hết các em đều khiếm thị, ngoài ra còn mắc thêm một trong các dạng tật khác như bại não, chậm phát triển trí tuệ, học khó, yếu vận động...
Chỉ vào những vết xước chằng chịt trên tay, người phụ nữ với chất giọng miền Trung nhẹ nhàng, cho biết, đó là dấu tích của những lần trẻ không kiểm soát được hành vi, cào cấu, ngắt nhéo cô giáo. Nhưng đó không phải trở ngại duy nhất đối với các cô ở trường chuyên biệt.
Cô Lương tâm sự, dạy trẻ mầm non bình thường, giáo viên chỉ cần quan sát biểu cảm trên gương mặt, kết hợp với giao tiếp bằng ngôn ngữ là có thể hoàn thành mục tiêu bài học. Nhưng với trẻ khuyết tật, ngôn ngữ và thị giác các em đều hạn chế, cô - trò chỉ giao tiếp với nhau qua xúc giác.
Song, nhiều em xúc giác cũng hạn chế (do yếu khả năng vận động hoặc trở ngại về tâm lý), khiến cô phải vất vả kết hợp nhiều biện pháp như sử dụng ký hiệu, biểu tượng, mới có thể bước chân vào thế giới của các em. Nhiều khi chỉ một kỹ năng đơn giản như cầm muỗng xúc ăn hoặc cài quai giày, các cô cũng phải mất nhiều tuần, thậm chí cả học kỳ mới giúp trẻ thành thạo. Đặc thù công việc đòi hỏi giáo viên phải có sự kiên trì và chịu khó, đo lường sự tiến bộ của trẻ không theo tuần, theo tháng mà theo năm.
Nhìn lại chặng đường 15 năm đã đi qua với biết bao buồn vui, cô Lương bày tỏ: "công việc tuy vất vả nhưng đổi lại niềm vui là sự tiến bộ của học trò". Nghe cô kể về những lần bật khóc vì hạnh phúc khi học trò có thể tự mặc một chiếc áo, hay ngọng nghịu nói chuyện với cô bằng những âm thanh không rõ nghĩa, chúng tôi hiểu được tấm lòng yêu thương của cô giáo với học trò.
"Các con sinh ra với hình hài không trọn vẹn nên chịu nhiều thiệt thòi. Tôi chỉ giúp các con mở thêm một cánh cửa giao tiếp với thế giới, để con cảm thấy mình vẫn được yêu thương", cô Lương trải lòng. Hiện nay, nhiều gia đình có trẻ khuyết tật nôn nóng muốn con hòa nhập sớm với trẻ bình thường, dẫn đến áp lực ngày càng lớn đối với giáo viên. Với trường hợp đó, cô Lương chỉ nhẹ nhàng giải thích, dùng điện thoại quay lại quá trình học tập, từng bước tiến bộ dù nhỏ nhất của con ở lớp để phụ huynh hiểu, chia sẻ và đồng hành cùng cô giáo.
Trái tim nóng nhưng cái đầu lạnh
Có mặt tại Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập Tân Bình (quận Tân Bình) vào đúng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, chúng tôi gặp cô Lê Thị Kim Chi - Giám đốc trung tâm, khi cô đang tất bật với các hoạt động trao thưởng cho học sinh đạt thành tích cao qua các hội thi văn nghệ, thể dục thể thao, thi làm bánh...
Chia sẻ với chúng tôi, cô Chi cho biết, kỷ niệm ngày nhà giáo đối với giáo viên ở trường chuyên biệt khác rất nhiều so với trường phổ thông. Ở đây không có hoa, không có những lời chúc mừng của học sinh gửi tặng các thầy, cô giáo vì ngôn ngữ của các em hạn chế, thay vào đó, các cô tất bật từ sáng đến chiều để tổ chức nhiều hoạt động, hướng dẫn từng động tác múa, chỉ dẫn đường đi cho các em. Buổi lễ kết thúc bằng bàn tiệc buffet nhiều màu sắc, học sinh vui vẻ cười đùa bên cạnh những lưng áo ướt đẫm mồ hôi của các cô.
13 năm công tác ở trường chuyên biệt, cô Chi tự hào vì đã xây dựng được tập thể đoàn kết, biết chia sẻ. Vị "thuyền trưởng" cho biết, môi trường chuyên biệt đòi hỏi giáo viên phải chịu được áp lực và cường độ công việc cao, trong khi đó, thu nhập lại hạn chế vì chỉ được nhận lương cơ bản từ ngân sách.
Tuy nhiên, nhờ áp dụng tinh thần "công khai, minh bạch, dân chủ" trong mọi hoạt động thu, chi nên tập thể luôn duy trì được sự đoàn kết và gắn bó. Một ngày làm việc của cô Chi bắt đầu từ rất sớm, tất bật với nhiều công việc như kiểm tra nguồn thực phẩm, mức độ an toàn của các phòng học, trang thiết bị, hành lang, "chỉ một sơ suất nhỏ cũng có thể gây nguy hiểm cho học sinh vì nhận thức của các em hạn chế". Kết thúc mỗi ngày làm việc, cô Chi luôn là người cuối cùng rời khỏi trường sau khi chắc chắn không còn học sinh nào bị bỏ quên.
Trước cửa ra vào của trung tâm luôn có một chiếc xe máy dựng sẵn. Khi có trường hợp cần can thiệp y tế, đích thân cô hiệu trưởng sẽ chở học sinh đến bệnh viện. Cô Chi cho biết, nhiều lần chứng kiến học sinh ở lằn ranh sinh, tử, cô hiểu được sự quý giá của từng phút sơ cấp cứu cho các em. Với kinh nghiệm xử lý tình huống lâu năm, cô được các giáo viên ở trường xem là chỗ dựa vững chắc, vì cô luôn bình tĩnh, kịp thời đưa ra các phán đoán để giữ tính mạng cho học sinh.
Cửa phòng làm việc của cô lúc nào cũng rộng cửa, chỉ cần nghe giáo viên gọi "cô Chi ơi" là xe máy luôn trong tư thế sẵn sàng. Hiện nay, trung tâm đang nuôi dạy 150 trẻ từ 4-21 tuổi, trong đó nhiều em mắc chứng động kinh, bại não. Hướng ánh mắt trìu mến về phía các em, cô Chi cho biết, học kỳ 2 tới đây, trung tâm sẽ triển khai thêm dự án âm nhạc cho học sinh, vì ngoài việc giáo dục về nhận thức, kỹ năng, cô muốn tạo thêm sân chơi cho các con thể hiện cảm xúc, qua đó được chăm sóc về sức khỏe tinh thần như những đứa trẻ bình thường khác.
Mong muốn làm nhiều hơn cho học trò
Ngoài 2 cô giáo, danh sách giáo viên chuyên biệt đoạt Giải thưởng Võ Trường Toản năm nay còn có thầy Võ Tấn Khoa, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập Bình Chánh (huyện Bình Chánh). Trò chuyện với chúng tôi, thầy Khoa cho biết, sau 25 năm công tác tại một trường tiểu học công lập, thầy đã tình nguyện chuyển công tác về Trường Giáo dục chuyên biệt Rạng Đông (nay đổi tên là Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập Bình Chánh) chỉ với một lý do duy nhất, đó là môi trường chuyên biệt trẻ cần mình hơn.
Người đàn ông gần 60 tuổi tự nhận xét mình là người "mau nước mắt". Nhìn những đôi mắt học trò ngây thơ, trong sáng nhưng phải chịu một phần khiếm khuyết trên cơ thể, hoặc gặp khó khăn trong học tập, trái tim người thầy thôi thúc phải làm gì đó cho các em.
Đến với môi trường chuyên biệt đa phần giáo viên là nữ, thầy Khoa cho biết, mình gặp một số hạn chế trong việc chăm sóc sức khỏe sinh lý cho học sinh. Nhưng ở khía cạnh khác, thầy hiệu trưởng đã dồn sức "ngoại giao", tìm kiếm các nguồn tài trợ để có thêm kinh phí nâng cao chất lượng bữa ăn cho học trò.
"Tôi hiểu áp lực của những gia đình có con không lành lặn nên không muốn tạo thêm gánh nặng cho phụ huynh. Chia sẻ được gì với phụ huynh, tôi đều sẵn lòng, vừa giảm chi phí đóng góp nhưng không ảnh hưởng chất lượng bữa ăn cho học sinh", thầy Khoa bày tỏ.
Chia tay chúng tôi, "người cha tinh thần" của 238 học sinh đang theo học tại trung tâm mừng rỡ cho biết, tới đây trung tâm sẽ phối hợp với Trung tâm Bảo trợ dạy nghề và tạo việc làm cho người tàn tật TPHCM tổ chức các lớp dạy nghề cho học sinh khuyết tật. Đây là ước nguyện đã ấp ủ từ rất lâu nhưng đến nay mới thực hiện được của thầy hiệu trưởng.
"Trao cho học sinh cái nghề chính là giúp các em có thể đứng trên chính đôi chân của mình, không trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội", người thầy với tấm lòng nhân ái, trái tim giàu sẻ chia, nói với chúng tôi thay lời tạm biệt.
Từ cậu bé bị bại não trở thành hiện tượng Toán học Trung Quốc Chây Vỹ mắc chứng chậm phát triển trí tuệ, bị nhiều trường học ở Trung Quốc từ chối. Tuy nhiên, cậu có thể đánh bại giáo sư đại học qua một phép tính. Châu Vỹ sinh năm 1991 trong gia đình có 4 anh chị em ở làng Trường Chẩn, thị trấn Đông Lỗi, huyện Ngũ Đài, tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc. Từ...