Kỳ tích chàng trai cố dựng lán giữa núi rừng bắt sóng 4G học online mùa dịch Covid-19
Lầu Mí Xá (sinh viên Học viện Hành chính Quốc gia) không quay lại trường sau tết vì dịch Covid-19. Khác với người ở thành thị mạng phủ sóng khắp nên nhưng nhà của chàng trai này giữa núi rừng thì lấy đâu ra mạng. Do đó chàng trai này đã đi tìm chỗ có sóng bằng cách dựng lán để vào được internet mà học online.
Cái lán được Mí Xá dựng lên để tiện cho việc học online giữa mùa dịch – Ảnh: NVCC
Lầu Mí Xá ở xã Sủng Trái, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Cậu hiện đang là sinh viên năm thứ 3 của Học viện Hành chính Quốc gia Việt Nam.
Mí Xá dự định sẽ quay lại trường tiếp tục học sau kỳ nghỉ Tết nhưng do ảnh hưởng của dịch Covid-19, cậu được nhà trường thông báo nghỉ. Do nhà cậu không có sóng, để nhận được thông báo nghỉ học của nhà trường, cậu phải đi tìm chỗ có sóng để vào được internet.
Mí Xá chia sẻ: “Được nghỉ học bản thân cảm thấy vừa vui, vừa buồn. Vui là bởi được ở nhà nhà phụ giúp thêm bố mẹ, buồn là vì em không chuẩn bị được giáo trình và chỗ quê em không có sóng điện thoại, không có internet nên việc học online rất khó khăn”.
Nghỉ học, cậu thường hay về quê phụ giúp gia đình
Những tưởng khó khăn về điều kiện học tập sẽ làm nản chí cậu sinh viên vùng cao, nhưng không, cậu vẫn cố gắng theo đuổi việc học đến cùng. Cậu lấy điện thoại thử đi đoạn đường vào bản vô tình trên màn hình xuất hiện sóng 4G, cậu nghĩ ra cách dựng một cái lán đóng ở chỗ có sóng để tiện cho việc học online.
“Thấy được sóng điện thoại, em quyết định dựng lán gỗ, làm một cái giường rồi che bạt để học. Tối hôm đầu tiên vừa dựng xong rủ hai đứa bạn sang ngủ cùng thì nước mưa rơi xuống đúng ở chăn và người nên bị ướt hết. Chợ bị cấm họp, nên em ra nhà anh rể mang thêm bạt ra che lại, nên giờ em yên tâm, thoải mái học online rồi”, Mí Xá vui vẻ.
Video đang HOT
Bên trong cái lán Mí Xá dựng để học online
Chia sẻ với Thanh Niên, Mí Xá cho hay cậu tự tìm gỗ, bạt và dựng tấm lán từ 8 giờ sáng đến xế chiều để có chỗ phục vụ cho việc học online.
“Giờ học xong sớm thì em về nhà, không thì ngủ lại chiếc lán này cũng được”, Mí Xá nói.
Trao đổi với Thanh Niên về nghị lực vượt khó của chàng sinh viên Lầu Mí Xá, cô Lý Kim Bình (Phòng Quản lý Đào tạo và Phát triển nhân lực hành chính, Học viện Hành chính Quốc gia) cho biết bản thân biết được câu chuyện của Mí Xá qua kênh của một sinh viên khác trong trường.
Cô Bình cho biết Mí Xá học nội trú từ năm 12 tuổi nên tính tự lập rất tốt. Cậu là tấm gương để những bạn sinh viên miền núi, những nơi còn gặp nhiều khó khăn phấn đấu, cố gắng học tập.
Câu chuyện về tấm gương vượt khó của chàng sinh viên vùng cao cũng được cộng đồng mạng quan tâm, bày tỏ sự khâm phục.
Tài khoản Khuat Thu Hong bình luận: “Câu chuyện quá hay. Mình xin hứa sẽ không phàn nàn mỗi khi internet chậm nữa. Dù chậm nhưng vẫn quá xa xỉ đối với những nơi như quê hương của em Lầu Mí Xá. Cảm ơn bài học của em”. “Thương em quá! Và cũng vô cùng cảm phục tinh thần vượt khó và ham học của em”, tài khoản Mai Hương Nguyễn viết.
Dương Lan
Học sinh Hà Nội "biến" giờ học online thành chuyến thăm quốc gia Đông Âu
Để học sinh không nhàm chán và căng thẳng khi học online vì dịch Covid-19, giáo viên trường Ngôi sao Hà Nội đã thành lập chủ đề học thú vị: "Lớp học không biên giới: ghé thăm các quốc gia Đông Âu".
Học sinh khối lớp 5 hào hứng tham gia: "Lớp học không biên giới: ghé thăm các quốc gia Đông Âu".
Mặc dù dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp nhưng học sinh khối 5 của trường Liên cấp Tiểu học và THCS Ngôi Sao Hà Nội đã rất hào hứng tham gia một dự án vô cùng đặc biệt với chủ đề "Lớp học không biên giới: ghé thăm các quốc gia Đông Âu".
Đây là một dự án nhằm mang tới hình thức học tập trực tuyến mới mẻ, sáng tạo của đội ngũ giáo viên nhà trường; tạo cơ hội cho các con tìm hiểu văn hóa một số nước Châu Âu, giới thiệu về văn hóa Việt Nam cũng như mở rộng giao tiếp ngoại ngữ trong những ngày cách biệt cộng đồng.
Với nội dung học thu hút, dự án "Lớp học không biên giới: ghé thăm các quốc gia Đông Âu" đã trao tặng học sinh Ngôi Sao Hà Nội trải nghiệm một chuyến du lịch qua nhiều vùng miền ở Đông Âu như Nga, Ukraine bằng lời kể của các thầy cô giáo bản xứ.
Các giáo viên nước ngoài đang kết nối với học sinh Việt Nam để giới thiệu về các danh lam thắng cảnh nước mình.
Dự án mở đầu bằng tiết học kết nối với cô Helen Shramkova Kapatsin một giáo viên người Nga có trên 30 năm kinh nghiệm dạy Tiếng Anh. Đồng thời cô cũng là giám đốc Studio English với gần 100 học sinh ở tuổi từ 8 đến 18.
Cô Helen cho biết cô rất vui khi có thể kết nối với học sinh Ngôi Sao Hà Nội, để chuẩn bị cho cuộc gặp này cô đã mang tới tiết học rất nhiều đồ vật gắn liền với người dân Nga như tranh ảnh các danh lam thắng cảnh, vật dụng cổ truyền, đồ chơi truyền thống tiêu biểu như búp bê Matryoshka... khiến các Hansers rất thích thú.
Sau phần giới thiệu về xứ sở Bạch Dương tươi đẹp, cô Helen đã vô cùng ấn tượng trước phần thuyết trình trôi chảy bằng Tiếng Anh của học sinh về Việt Nam, về trường Ngôi Sao Hà Nội. Với sự giới thiệu và động viên của các bạn, cô hi vọng một ngày sớm nhất sẽ có cơ hội ghé thăm các Hansers.
Đồng thời ở chiều ngược lại, các con với những kiến thức và slide giới thiệu công phu tự chuẩn bị, đã trở thành những "đại sứ văn hóa tí hon" giới thiệu nét đẹp đất nước, con người Việt Nam cũng như mái trường Ngôi Sao Hà Nội với bè bạn quốc tế.
Nhận lời mời tham gia một tiết "Lớp học không biên giới: ghé thăm các quốc gia Đông Âu" cùng thầy trò trường Ngôi Sao Hà Nội, chị Nguyễn Phương Thảo (phụ huynh học sinh Vũ Nguyễn Nhật Minh lớp 5A0) cho biết: "Vừa qua, tôi đã rất vinh dự được tham gia một buổi học trực tuyến thú vị cùng với các giáo viên và học sinh trường Tiểu học Ngôi Sao Hà Nội, với tư cách là một phụ huynh và cũng là một giáo viên tiếng Anh, luôn sẵn sàng đồng hành cùng nhà trường.
Mặc dù tình hình dịch Covid-19 ở Hà Nội đang diễn ra ngày càng phức tạp, ngoài kia những con đường đều đang vắng lặng phủ một lớp sương mù lạnh lẽo, nhưng bên trong mỗi căn phòng, mỗi khung hình máy tính của lớp học trực tuyến lại tỏa ra nguồn năng lượng tích cực và háo hức tới không ngờ".
Kết thúc dự án, học sinh có thể gửi phản hồi tới giáo viên chủ nhiệm qua ứng dụng Mentimeter
Ngay từ đầu tuần, khi nhận được chương trình học do cô giáo chủ nhiệm gửi, các bạn nhỏ đều đã rất háo hức mong chờ tới ngày thứ Tư để được tham dự vào tiết học Địa lí - Giao lưu văn hóa cùng giáo viên Đông Âu hoàn toàn bằng tiếng Anh.
Chị Thảo cho hay, tôi được chứng kiến những giây phút chuẩn bị từ những ngày đầu của cô và trò, đến khi cùng nhau trao đổi những thông tin thú vị về đất nước của mình, để chia sẻ cùng với giáo viên nước bạn tôi thấy thật hạnh phúc.
Các bạn nhỏ đều chủ động tìm hiểu và tự giác hoàn thành những phần việc của mình, và cùng mong chờ được chia sẻ niềm tự hào dân tộc với các thầy cô quốc tế.
Buổi học đã diễn ra với thật nhiều niềm vui và kiến thức bổ ích. Sau khi kết thúc các bạn đều cảm ơn cô giáo người Nga đã dành thời gian chia sẻ và đều mong muốn có thêm những hoạt động thú vị như thế này.
Cô giáo người nước ngoài cũng rất ngưỡng mộ các bạn nhỏ Việt Nam vì sự tự tin, kiến thức hiểu biết tốt, và đặc biệt là trình độ tiếng Anh tuyệt vời.
Nhật Hồng
Thu học phí online cao, trường tư ở Hà Nội khiến phụ huynh bức xúc Đến nay, phụ huynh của học sinh trường ngoài công lập này đều tỏ thái độ không đồng tình với mức thu quá cao từ phía nhà trường. Mới đây, phụ huynh học sinh đang có con học tập tại trường Tiểu học và Trung học cơ sở Everest (Hà Nội) đã thể hiện bức xúc vì những quyết định của nhà trường...