Kỳ thi vào 10: Đòn “cân não” với từng thí sinh và phụ huynh
Mỗi năm, khi đề thi tham khảo vào lớp 10 được công bố, phụ huynh và học sinh lại có nỗi lo không hề cũ. Với nhiều gia đình, đây là kỳ thi của nước mắt và nụ cười.
Nếu như kỳ vào lớp 6 chỉ diễn ra cuộc đua ở những trường điểm, trường chuyên hàng đầu của thành phố, các thí sinh vẫn còn nhiều lựa chọn ở các trường đúng tuyến thì ngược lại, cuộc thi vào lớp 10 là cuộc thi khốc liệt và “hại não” nhất đối với phụ huynh và học sinh từ Nam ra Bắc.
Để đỗ được vào một ngôi trường THPT công lập “top đầu” các tỉnh, thành phố, thí sinh phải cân nhắc, lựa chọn nguyện vọng 1, 2 các trường phù hợp với năng lực, với điểm thi vào 10 của mình.
Trong kỳ thi tuyển sinh năm học 2018 – 2019, ngay tại Hà Nội, đã có 32.000 thí sinh trượt công lập và phải chọn trường dân lập là nơi theo học, còn ở TP.Hồ Chí Minh con số thí sinh trượt công lập cũng lên đến 24.000 em.
Mỗi mùa thi chuyển cấp, giữa cái nắng như đổ lửa của mùa hè, các phụ huynh mong ngóng từng ngày sở GD&ĐT công bố điểm chuẩn vào 10 của các trường công lập.
Hằng năm, cuộc chiến thi vào lớp 10 vẫn luôn căng thẳng, giáo viên và học sinh phải gấp rút ôn luyện.
Việc nộp hồ sơ giữ chỗ ở các trường dân lập cũng dẫn đến bao rắc rối sau này. Nhiều gia đình đã nuối tiếc khi con em mình chỉ thiếu có 0,5 hay 1 điểm là được vào công lập, bao công sức của 9 năm đèn sách bỗng tan thành mây khói, trường dân lập có tiếng thì cũng không đủ điểm vào, đành chấp nhận xuống học trường “top dưới”. Thất vọng, buồn bực là tâm trạng của nhiều phụ huynh thời điểm đó. Ngược lại, nhiều em đã thi đỗ vào trường mình lựa chọn, đem lại niềm vui cho bố mẹ, những người luôn đồng hành cùng con.
Video đang HOT
Vì vậy, với nhiều gia đình, kỳ thi vào lớp 10 là kỳ thi của nước mắt và nụ cười. Và áp lực mà các con cũng như các gia đình phải chịu là vô cùng lớn. Đó cũng chính là nguyên nhân mà các trung tâm luyện thi, các lớp học thêm ở khắp các “hang cùng, ngõ hẻm” luôn tấp nập học sinh và sáng đèn tất cả các buổi tối trong tuần, khi những ngày thi chuyển cấp tới gần. Hình ảnh quen thuộc nhất mà ta bắt gặp là rất đông các ông bố, bà mẹ kiên nhẫn ngồi đợi con tan học để đón về sau một ngày dài chỉ có học và học.
Cuộc chiến không của riêng thí sinh mà phụ huynh cũng bội phần lo lắng.
Chính áp lực kỳ thi vào 10 như vậy, nên từ tháng 10/2018, thông tin sở GD&ĐT Hà nội cho biết, UBND TP.Hà Nội đã có quyết định số 5417/QĐ-UBND phê duyệt kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2019-2020 đã thực sự thu hút sự quan tâm của dư luận.
Theo đó, khác với các kỳ thi trước, chỉ phải làm 2 bài thi Toán – Văn cho kỳ thi này, từ năm 2019, học sinh thi vào lớp 10 THPT không chuyên, sẽ phải thực hiện thi tuyển 4 bài thi độc lập, gồm: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và bài thi thứ 4 “tổ hợp”, được chọn ngẫu nhiên trong các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Giáo dục công dân, Địa lý. Bài thi thứ 4 này chỉ được công bố vào trước khi thi chính thức khoảng 3 tháng, nghĩa là từ tháng 3/2019.
Có lẽ, những thay đổi trong tuyển sinh vào lớp 10 THPT của Hà Nội từ năm 2019 mang đến nhiều cung bậc khác nhau cho học sinh và phụ huynh trong mùa tuyển sinh từ năm học 2019 – 2020. Chắc chắn, những thay đổi trong việc thi thêm nhiều kiến thức, nhiều môn học cho kỳ thi này sẽ khiến dư luận xôn xao và tốn nhiều giấy mực của báo giới trong thời gian tới. Và xem ra, kỳ vọng giảm áp lực cho các kỳ thi chuyển cấp của xã hội là chuyện khá xa vời.
Cứ mỗi năm, khi sở GD&ĐT công bố mẫu đề tham khảo thi vào 10 là phụ huynh và học sinh lại bước vào một mùa thi mới với nỗi lo không hề cũ.
Có thể nói, trong những năm qua, dù đã có nhiều thay đổi tích cực nhưng nhìn chung, nền giáo dục Việt Nam vẫn nặng về ứng thí, học để thi. Sau rất nhiều cải cách, thay đổi hệ thống thi cử, các kỳ thi chuyển cấp vẫn luôn tạo áp lực lên toàn xã hội.
Theo nhà văn Bùi Ngọc Phúc, mỗi năm, khi sở GD&ĐT công bố mẫu đề tham khảo thi vào 10 là phụ huynh và học sinh lại bước vào một mùa thi mới với nỗi lo không hề cũ.
Tuy nhiên, do nhu cầu thực tế, khi phát sinh những bất cập trong mỗi kỳ thi, mỗi giai đoạn nhất định thì ngành giáo dục các cấp, các địa phương lại đưa ra các chính sách, các quy định mới để rút kinh nghiệm, cải tiến nhưng vô hình trung, “nhất cử nhất động” những thay đổi dù nhỏ của ngành giáo dục đều khiến học sinh và phụ huynh lo lắng.
Chính vì vậy, các kỳ thi chuyển cấp, đặc biệt là kỳ thi vào 10 để có một suất phù hợp vào một trường THPT công lập danh tiếng luôn gây áp lực rất lớn cho học sinh và toàn xã hội.
Gỡ điểm nghẽn phân luồng: Không để người học 'đói' thông tin
Ở Việt Nam, phân luồng học sinh (HS) sau THCS là chủ trương đã được khẳng định trong các văn kiện của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước từ lâu nhưng đến nay vẫn là "điểm nghẽn", thu hút sự quan tâm của xã hội.
Ảnh minh họa.
"Đói" thông tin
Đây là một trong những hạn chế còn tồn tại được các chuyên gia chỉ ra trong việc phân luồng HS sau THCS hiện nay. Cụ thể, HS sau tốt nghiệp THCS thường được định hướng vào các con đường chính là: Học tiếp lên THPT công lập hoặc ngoài công lập; Học trung cấp chuyên nghiệp hoặc trung cấp nghề; vừa làm vừa học tiếp THPT theo chương trình giáo dục thường xuyên, trực tiếp tham gia lao động sản xuất và du học.
Trong đó, các nhà trường chủ yếu phân công giáo viên chủ nhiệm phụ trách giảng dạy giáo dục hướng nghiệp và tư vấn nghề nghiệp cho HS. Ngoài ra, một số giáo viên dạy chưa đủ số tiết quy định hoặc giáo viên dạy các môn kĩ thuật... được phân công nhiệm vụ này trong khi đa số không được đào tạo bài bản về hướng nghiệp hay tư vấn nghề nghiệp. Công việc chuyên môn nhiều, hồ sơ sổ sách cũng mất nhiều thời gian nên ít giáo viên đầu tư tâm huyết thực sự cho công tác hướng nghiệp. Bản thân các nhà trường cũng thiếu các phương tiện cần thiết như tài liệu tham khảo cập nhật, phòng tham vấn, trang bị lưu trữ hồ sơ, công cụ chẩn đoán nên không thể tạo lập được hồ sơ tư vấn phân luồng hướng nghiệp cho HS...
Một hạn chế nữa là công tác tư vấn hướng nghiệp dù nhận được quan tâm của ngành giáo dục song khi thực hiện chủ yếu theo nhóm rất lớn (toàn trường hoặc một khối lớp). Điều này làm giảm sự tương tác thực sự với HS. Một số em mạnh dạn có thể tìm sự tham vấn từ phía giáo viên chủ nhiệm hoặc các thầy cô bộ môn song hầu hết các em đều tự tìm hiểu, trao đổi cùng nhau hoặc với gia đình thay vì chia sẻ suy nghĩ về hướng đi và định hướng nghề nghiệp với chuyên gia hướng nghiệp. Như vậy, những thắc mắc của HS chưa chắc đã tìm được lời giải đáp thỏa đáng và đúng đắn, khiến các em có thể "lầm đường lạc lối" trong lựa chọn của mình.
Thông tin liên quan tới trường học, ngành học và nghề nghiệp sau này cũng là nội dung được nhiều HS và gia đình quan tâm. Song hiện nay các tài liệu giáo dục hướng nghiệp chỉ đề cập đến một số ít nghề phổ biến, chưa có sự đa dạng nghề như trong thực tế. "Đói thông tin" làm ảnh hưởng rất nhiều đến sự chọn lọc, phân ban và định hướng công việc sau này cho HS, nhất là mới qua bậc THCS các em vẫn chưa trưởng thành như HS khối THPT.
Giải tỏa điểm nghẽn
PGS.TS Đỗ Thị Bích Loan - Chủ nhiệm đề tài cấp quốc gia "Giải pháp phân luồng HS sau THCS" nhìn nhận, phân luồng HS là một vấn đề có ý nghĩa quan trọng đối với sự nghiệp của mỗi con người và sự phát triển nguồn nhân lực quốc gia. Ở Việt Nam, phân luồng HS sau THCS là chủ trương đã được khẳng định trong các văn kiện của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước từ lâu nhưng đến nay vẫn là "điểm nghẽn", thu hút sự quan tâm của xã hội. Nhiều giải pháp đã được thực hiện để tạo thu hút HS sau THCS vào giáo dục nghề nghiệp, nhưng vẫn chưa giải quyết được.
Qua điều tra, khảo sát trên 5 đối tượng, gồm: cán bộ quản lý, giáo viên, cán bộ Bộ/ngành, đoàn thể, học sinh, cha mẹ HS, tại các trường THCS, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên ở 6 tỉnh thành đại diện cho các vùng miền của Việt Nam (gồm: Lai Châu, Vĩnh Phúc, Đăk Lăk, Kiên Giang, Hà Nội, TP HCM) bắt đầu từ tháng 5/2017, tới nay nhóm nghiên cứu đã hoàn thành bước đầu của đề tài. Từ kết quả nghiên cứu, nhóm thực hiện đề tài đã đề xuất các nhóm giải pháp để nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác phân luồng HS sau THCS, phù hợp với bối cảnh hiện nay. Một số giải pháp như: Truyền thông nâng cao nhận thức; thu hút và khuyến khích HS tham gia học nghề; tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện hiệu quả phân luồng HS.
Đề tài đồng thời đề xuất công cụ quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong trường phổ thông. Một số công cụ như: bộ tiêu chí đánh giá thực hiện giáo dục hướng nghiệp trong trường phổ thông theo chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới; khung năng lực giáo dục hướng nghiệp của giáo viên làm công tác hướng nghiệp trong THCS; hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giáo dục hướng nghiệp đáp ứng chương trình GDPT mới.
Chia sẻ thêm, PGS.TS Đỗ Thị Bích Loan cho rằng bài toán phân luồng học sinh sau THCS được đặt trong bối cảnh học tập suốt đời theo khung tiếp cận các kỹ năng hướng tới việc làm và năng suất nhằm phân luồng hiệu quả. Đây là cách tiếp cận tổng thể theo quan điểm học tập suốt đời, có sự chuẩn bị tốt về các kỹ năng cần thiết trước phân luồng và sau phân luồng, nhằm tạo cơ hội, động lực để người lao động nâng cao trình độ hoặc chuyển đổi ngành nghề theo yêu cầu công việc, điều kiện cụ thể của cá nhân.
Đánh giá cao điểm mới này cũng như những kết quả đạt được, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ, Chủ tịch Hội đồng Tư vấn, đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ đề tài đề nghị nhóm nghiên cứu hoàn thiện tiếp một số nội dung. Trong đó, tập trung rà soát, hoàn chỉnh lại cơ sở lý luận của việc phân luồng học sinh sau THCS đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời và yêu cầu nguồn nhân lực trong bối cảnh hội nhập quốc tế; tăng cường sự gắn kết giữa cơ sở lý luận, thực trạng và giải pháp.
"Quan trọng nhất là phần giải pháp. Cần bổ sung những đề xuất chính sách phân cấp phù hợp, giao trách nhiệm cho các đơn vị liên quan thực hiện việc phân luồng này nhằm tạo cơ hội để học sinh sau THCS có sự phân luồng có chất lượng" - Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ nói.
Tuyển sinh lớp 10 TP.HCM sẽ thay đổi hệ số môn thi? Sở GD-ĐT TP.HCM đề xuất thay đổi hệ số môn thi tuyển sinh lớp 10 và tăng số câu hỏi, thời gian làm bài môn ngoại ngữ. Thí sinh tham dự kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm 2020 - B.THANH Ngày 10.3, hội nghị sơ kết học kỳ 1 và triển khai nhiệm vụ trong học kỳ 2 của bậc trung học,...