Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021: Các trường cần quan tâm động viên, tạo tinh thần tự tin cho thí sinh
Các trường phổ thông tổ chức tốt việc giáo dục đạo đức tư tưởng cho thí sinh, động viên tinh thần tự tin, trung thực và thái độ ứng xử theo phong cách HS Thủ đô văn minh, thanh lịch.
Tại văn bản hướng dẫn tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021, Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu các trường phổ thông hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy, học tập và tổ chức ôn tập cho học sinh (HS) dự thi tốt nghiệp THPT năm 2021; tổ chức học tập quy chế thi cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và HS; bồi dưỡng nghiệp vụ làm thi cho cán bộ, giáo viên.
Các trường phổ thông tổ chức tốt việc giáo dục đạo đức tư tưởng cho thí sinh, động viên tinh thần tự tin, trung thực và thái độ ứng xử theo phong cách HS Thủ đô văn minh, thanh lịch.
Thông báo kịp thời và đầy đủ mọi thông tin về kỳ thi tốt nghiệp THPT cho tất cả HS đang học lớp 12, thí sinh tự do (đã tốt nghiệp THPT; chưa tốt nghiệp THPT và thí sinh đã tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng, đại học (gọi chung là tốt nghiệp TC) dự thi để lấy kết quả xét tuyển vào các trường ĐH, CĐSP) có nguyện vọng và đủ điều kiện theo Quy chế thi đều được dự thi.
Thời gian thi tốt nghiệp THPT năm 2021 diễn ra từ ngày 6/7 đến hết ngày 9/7/2021.
Toàn TP tổ chức một Hội đồng thi do Sở GD&ĐT Hà Nội chủ trì, dành cho tất cả các đối tượng thí sinh ĐKDT (người đã học xong chương trình giáo dục phổ thông cấp THPT, chương trình GDTX cấp THPT trong năm tổ chức kỳ thi; người đã học xong chương trình THPT nhưng chưa thi tốt nghiệp THPT hoặc đã thi nhưng chưa tốt nghiệp THPT ở những năm trước, người đã tốt nghiệp THPT, người đã tốt nghiệp TC dự thi để lấy kết quả làm cơ sở để xét tuyển vào ĐH, CĐSP và mục đích khác).
Video đang HOT
Các trường phổ thông tổ chức tốt việc giáo dục tư tưởng đạo đức cho thí sinh
Sở GD&ĐT quy định, những thí sinh đã tốt nghiệp THPT, những thí sinh đã tốt nghiệp TC (ĐKDT để xét tuyển vào ĐH, CĐSP) đăng ký tại phòng GD&ĐT các quận, huyện, thị xã nơi thí sinh cư trú.
Những thí sinh chưa tốt nghiệp THPT (đã học xong chương trình THPT trong năm học 2020-2021, đã học xong chương trình THPT ở những năm trước nhưng chưa thi tốt nghiệp THPT hoặc đã thi tốt nghiệp THPT ở những năm trước nhưng chưa tốt nghiệp) phải ĐKDT tại trường phổ thông nơi học lớp 12.
Trường hợp đặc biệt (chỉ áp dụng cho đối tượng thí sinh đã thi tốt nghiệp THPT ở những năm trước nhưng chưa tốt nghiệp) đăng ký tại trường phổ thông trên địa bàn quận, huyện, thị xã nơi cư trú (theo xác nhận về cư trú của UBND cấp xã); thí sinh tự do đang đi công tác xa nếu có đủ căn cứ về việc không thể dự thi tại nơi cư trú hoặc nơi học lớp 12 được ĐKDT tại trường phổ thông trên địa bàn nơi công tác.
Thí sinh học theo chương trình GDTX cấp THPT chỉ được phép ĐKDT tại các trung tâm GDNN-GDTX, thí sinh học theo chương trình giáo dục phổ thông cấp THPT chỉ được phép ĐKDT tại các trường THPT.
Từ ngày 27/4/2021 đến hết ngày 11/5 /2 021 tất cả các thí sinh (không phân biệt mục đích thi, kể cả thí sinh diện miễn thi) phải ĐKDT để cung cấp thông tin cá nhân của thí sinh, đăng ký dự thi các bài thi/môn thi; đồng thời đăng ký nguyện vọng xét tuyển sinh ĐH, CĐSP. Sau ngày 11/5/2021 thí sinh không được quyền thay đổi các thông tin về bài thi/môn thi đã đăng ký.
Chậm nhất ngày 01/6/2021 tất cả thí sinh dự thi để xét công nhận tốt nghiệp phải nộp Phiếu đăng ký xét công nhận tốt nghiệp THPT. Thí sinh đã học xong chương trình THPT từ năm 2020 trở về trước nộp phiếu đăng ký xét công nhận tốt nghiệp THPT vào thời điểm nộp Phiếu ĐKDT.
"Chiến thuật" giúp thí sinh chiến thắng trong kỳ thi THPT
Từ các đề thi tham khảo kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021, nhiều giáo viên đã có nhận định ban đầu cũng như đưa ra những gợi ý, định hướng ôn thi hiệu quả chuẩn bị cho kỳ thi năm nay.
Theo nhận định của nhiều giáo viên, đề thi tốt nghiệp THPT năm 2021 dự báo sẽ có sự phân hóa cao hơn so với năm 2020. Ảnh minh họa: Q.Anh
Cấu trúc đề thi giữ ổn định
Bộ GD&ĐT vừa công bố đề thi tham khảo Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 gồm các môn: Toán học, Ngữ văn, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí, Ngoại ngữ, Giáo dục công dân. Theo Bộ GD&ĐT, việc công bố các đề thi tham khảo nhằm giúp giáo viên, thí sinh có kế hoạch ôn tập, chuẩn bị tốt cho kỳ thi sắp tới. Bộ chủ trương, cấu trúc đề thi giữ ổn định để thuận lợi cho việc dạy học, ôn tập của giáo viên, học sinh, trong đó chú trọng tới chất lượng, độ tin cậy của đề thi để phân loại học sinh.
Thông tin từ Bộ GD&ĐT, nội dung thi nằm trong Chương trình THPT, chủ yếu là chương trình lớp 12. Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 được tổ chức với 5 bài thi: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, Tổ hợp môn Khoa học tự nhiên (các môn thành phần: Vật lý, Hóa học, Sinh học) và Khoa học xã hội (các môn: Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân). Trong đó, để xét tốt nghiệp, mỗi thí sinh là học sinh lớp 12 hệ THPT bắt buộc phải thi 4 bài thi: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và tự chọn 1 trong 2 bài thi tổ hợp.
Sau khi Bộ GD&ĐT công bố các đề thi tham khảo, nhiều giáo viên, học sinh rất quan tâm đến cấu trúc, độ khó của các đề thi, đặc biệt là môn thi tự luận duy nhất là Ngữ văn. TS Trịnh Thu Tuyết (nguyên giáo viên Ngữ văn Trường THPT Chu Văn An, Hà Nội) nhận xét, đề thi tham khảo môn Ngữ văn không có sự thay đổi so với đề thi chính thức năm 2020. Vẫn trong thời lượng 120 phút, đề thi giữ nguyên hai phần như cấu trúc đề thi THPT Quốc gia từ năm 2017 tới nay: Phần Đọc hiểu (3,0 điểm), phần Làm văn hai câu, câu viết đoạn văn nghị luận xã hội 2 điểm, bài nghị luận văn học 5 điểm.
"Phần Đọc hiểu ở mức độ câu hỏi nhận biết với những tín hiệu khá rõ ràng, đây là phần kiến thức và kĩ năng hứa hẹn khả quan cho quĩ điểm của thí sinh trong quá trình thực hiện các yêu cầu của đề bài. Phần Làm văn, câu nghị luận xã hội cũng là những kĩ năng đã quá quen thuộc với học trò trong quá trình ôn luyện của cả cấp học THPT. Câu nghị luận văn học (5 điểm) cũng là dạng bài mang tính truyền thống, được thầy trò cấp THPT đầu tư rất nhiều tâm huyết, thời gian... Nhìn chung, đề tham khảo sẽ là những định hướng đem lại sự yên tâm, cảm giác an toàn cho thầy và trò các trường phổ thông trong thời gian ôn luyện sắp tới", TS Trịnh Thu Tuyết nhận định.
Thời gian ôn thi tốt nhất
Đối với môn Tiếng Anh, theo nhận định của một số giáo viên tại Hà Nội, đề thi tham khảo gồm 50 câu hỏi trong thời gian làm bài 60 phút. Đề bám sát yêu cầu của việc xét công nhận tốt nghiệp. Những học sinh chăm chỉ ôn tập sẽ không khó để hoàn thành bài thi. Trong đề thi, các câu hỏi vẫn phủ hết các chuyên đề quen thuộc như: Phần ngữ pháp với câu hỏi đuôi, câu bị động, câu so sánh, thì động từ, mệnh đề nhượng bộ, mệnh đề trạng ngữ chỉ thời gian. Duy nhất có 1 câu số 13 nằm trong chương trình lớp 11 và câu số 9 kiến thức mở rộng, không nằm trong chương trình trong SGK...
Nhiều năm ôn luyện cho các thí sinh, cô Thanh Hương (giáo viên Tiếng Anh THPT tại Hà Nội) cho biết: "Mỗi thí sinh cần xác định cho mình mục tiêu phù hợp, nếu học sinh có lực học trung bình, hay "mất gốc" hãy đặt mục tiêu vừa sức vì chỉ cần 5 điểm mỗi môn, có thể tốt nghiệp mà vẫn có cơ hội vào đại học. Để có kết quả tốt nhất ở môn Tiếng Anh các thí sinh hãy bắt đầu làm những dạng bài em thích, cảm thấy thoải mái để có một tâm lý tự tin. Thời gian từ nay tới lúc thi vẫn còn để thí sinh tự nâng kỹ năng cho mình. Hãy ôn tập lại tất cả các chuyên đề lớn của môn Tiếng Anh kết hợp học tất cả các từ vựng trong sách giáo khoa, các từ gặp trong bài tập... Dành thời gian luyện đề, nhất là vào tháng cuối".
Với môn thi độc lập còn lại, đề tham khảo môn Toán có chút bất ngờ so với năm 2020. Theo thầy Trần Mạnh Tùng - Giáo viên Toán Trường THPT Lương Thế Vinh (ở Hà Nội), đề tham khảo môn Toán năm 2021 có sự phân hóa mạnh hơn so với đề thi năm 2020. Về phân bổ phạm vi kiến thức lớp 12 là 9 điểm (45 câu), gồm tất cả các nội dung. Lớp 11 chỉ 1 điểm (5 câu), gồm: Dãy số, tổ hợp, xác suất, góc, khoảng cách (mỗi phần 1 câu). Trong đề thi, có thể chia thành các khung điểm, đối với 8 điểm đầu tiên có cùng mức độ đề 2020. Với 2 điểm tiếp theo là khó hơn, đặc biệt là 5 câu cuối.
Từ các đề thi tham khảo, thầy Trần Mạnh Tùng đưa ra định hướng ôn thi với các thí sinh: "Thời gian từ nay tới lúc thi chỉ còn khoản 3 tháng, là khoảng thời gian rất giá trị để học và ôn thi. Thí sinh cần nghiên cứu kĩ các đề tham khảo, xem các nhận xét, đánh giá từ các nguồn tin cậy. Đối chiếu với các nội dung cần ôn thi, từ đó rà soát lại và tìm ra các phần còn yếu, còn thiếu. Có kế hoạch cần rõ ràng, chi tiết và nghiêm túc thực hiện. Cần học chắc kiến thức cơ bản, nắm được bản chất vấn đề, rèn luyện kĩ năng làm bài. Tích cực làm đề thi thử, ví dụ, với 3 môn chủ đạo mỗi môn ít nhất 1 đề/ 1 tuần để nâng cao kĩ năng làm bài".
Theo Bộ GD&ĐT, thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT và đăng ký xét tuyển ĐH, CĐ từ ngày 24/4 đến 10/5. Thí sinh có thể đăng ký bằng phiếu hoặc đăng ký online. Với việc đăng ký xét tuyển ĐH, CĐ, thí sinh được đăng ký không giới hạn số lượng nguyện vọng và được điều chỉnh nguyện vọng 3 lần (thay vì 1 lần như những năm trước), thí sinh thực hiện thay đổi nguyện vọng theo hình thức trực tuyến.
Đề tham khảo Ngữ văn: Ít kiến thức xã hội sẽ khó đạt điểm cao Cô Nguyễn Thúy Hằng, Trường THPT Ban Mai (Hà Nội) cho rằng: Đề tham khảo Ngữ văn năm nay hướng học sinh đến góc nhìn thực tế, mang tính thời sự. Nếu không có kiến thức xã hội, học sinh khó làm tốt, đạt điểm cao. Ảnh minh họa/INT Nhận định chung về đề tham khảo, theo cô Hằng, đề thi vừa sức,...