Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020: Học sinh xã đảo khăn gói đi thi…
Đảo Thạnh An, huyện Cần Giờ, TP.HCM – nơi xa xôi và tách biệt, nên thí sinh ở đây phải khăn gói vào bờ, ở trọ để thi tốt nghiệp THPT.
Những thí sinh ở xã đảo Thạnh An, huyện Cần Giờ tay xách nách mang, khăn gói rời nhà để đi thi – ẢNH: NỮ VƯƠNG
Hành trang đi thi của các thí sinh (TS) ngoài ba lô sách vở còn thêm quần áo, chăn mền và thậm chí là lương khô.
Bước ra khỏi trường thi, không được ba mẹ đón và hỏi thăm như nhiều TS khác, các TS ở xã đảo Thạnh An đi theo từng tốp để về khu ở tạm tại Trường tiểu học Bình Phước (Bình Khánh, Cần Giờ) để ăn trưa và nghỉ ngơi, chờ giờ thi buổi chiều.
Nguyễn Thị Tuyết Linh, học sinh lớp 12, Trường THCS-THPT Thạnh An (xã đảo Thạnh An, Cần Giờ), cố nén vẻ mặt đượm buồn: “Tụi em ở xa nên phải chấp nhận, dù ở tập thể kiểu này có bạn bè cũng đỡ buồn, nhưng mỗi lần bước ra từ phòng thi, em chỉ muốn đi nhanh về vì sợ nhìn thấy những cảnh ba mẹ các bạn ôm hôn, hỏi thăm con cái, nhìn những cảnh đó cũng tủi thân lắm ạ”.
Tụi em ở xa nên phải chấp nhận, dù ở tập thể kiểu này có bạn bè cũng đỡ buồn, nhưng mỗi lần bước ra từ phòng thi, em chỉ muốn đi nhanh về vì sợ nhìn thấy những cảnh ba mẹ các bạn ôm hôn, hỏi thăm con cái, nhìn những cảnh đó cũng tủi thân lắm ạ
Nguyễn Thị Tuyết Linh, học sinh lớp 12, Trường THCS-THPT Thạnh An
Linh cho biết khi đến điểm thi, phải mang theo mùng mền, chăn gối rồi đầy đủ các vật dụng sinh hoạt khác để đảm bảo cho những ngày ở lại khu tạm trú trong kỳ thi. Nhiều bạn cũng không quên chuẩn bị thêm mì tôm, lương khô để “cứu đói” những lúc thức khuya học bài…
Còn với Trương Thị Thanh Ngân, học sinh lớp 12, Trường THCS-THPT Thạnh An (xã đảo Thạnh An, Cần Giờ), thì những lần thi xong dẫu biết rằng không có ba mẹ nhưng vẫn cứ ngóng chờ, vì Ngân cũng ước gì có ba mẹ ở đây để báo cho ba mẹ biết rằng hôm nay mình đã làm bài thi rất tốt.
Nhà Ngân ở ấp đảo Thiềng Liềng, là nơi xa xôi và cách trở nhất của xã đảo Thạnh An, muốn sang được thị trấn Cần Thạnh để bắt xe đến điểm thi, thì phải đi qua 2 chuyến đò. “Nhà em không chỉ ở xa, mà ba mẹ suốt ngày phải đi làm muối, nên không thể nào đến điểm thi với em được. Nhưng không sao, em chờ thi xong rồi về nhà chạy ngay ra ruộng muối để báo cho ba mẹ biết là đã thi tốt như thế nào, chắc lúc đó ba mẹ em vui lắm”, Ngân bày tỏ.
Nước da đen nhẻm vì hằng ngày phải “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” để phụ ba mẹ làm muối kiếm tiền ăn học, Ngân cho biết em nuôi ước mơ được trở thành giáo viên mầm non. Ngân muốn được về chính quê hương để dạy, truyền động lực vượt khó học tập cho các em ở ấp đảo “khỉ ho cò gáy” của mình có tương lai tươi sáng hơn.
Vẻ ngoài rất rắn rỏi nhưng khi được hỏi thì Lê Ngọc Lương, học sinh lớp 12 Trường THCS-THPT Thạnh An (xã đảo Thạnh An, Cần Giờ), cũng bùi ngùi: “Em cũng buồn vì thi xong không được gặp ba mẹ. Ba mẹ em đi biển mỗi ngày, không thể nào đưa em đi thi được. Nhưng ở đây nhờ có các bạn, rồi tụi em ôn bài cho nhau nên thời gian cũng trôi nhanh. Tụi em cũng sắp thi xong và được về nhà rồi ạ”.
Những ngày này, cô Trần Thị Thuyết, giáo viên chủ nhiệm lớp 12 Trường THCS-THPT Thạnh An giống như cha mẹ của 21 TS. Cô Thuyết chia sẻ: “Mình được phân công đi theo để quản lý và chăm sóc các em. Tình hình dịch bệnh đang phức tạp nên để đảm bảo sức khỏe cho các em thì mỗi ngày mình đều đo thân nhiệt, nhắc nhở các em rửa tay sát khuẩn thường xuyên. Thuốc thang mình cũng chuẩn bị đầy đủ mang theo để đảm bảo các em có sức khỏe thật tốt cho kỳ thi”.
Phụ huynh lần đầu đưa con đi thi tốt nghiệp: “Hồi hộp ngủ không ngon”
Phụ huynh nấu cơm mang theo cho con
Sợ bữa trưa không hợp khẩu vị, con không ăn được lại ảnh hưởng đến sức khỏe, nên nhiều phụ huynh ở Cần Thạnh tự nấu cơm, vượt đoạn đường Rừng Sác xa xôi để mang lên điểm thi cho con.
Cô Phan Thị An (Cần Thạnh, Cần Giờ) nói: “Mình là dì ruột của cháu thi tại đây, mẹ cháu đi làm không thể nghỉ để đồng hành cùng con được nên mình đi theo cháu. Nhưng lo lắng cháu ăn không được lại ảnh hưởng đến sức khỏe, mấy phụ huynh tụi mình mới rủ nhau nấu cơm mang đến đây. Dù sao ăn cơm nhà cũng yên tâm hơn, mà thấy mình các con cũng tự tin đi thi hơn”.
Cán bộ thanh tra, kiểm tra thi bày tỏ quyết tâm trước giờ "G"
Trước giờ "G", những cán bộ, giảng viên lần đầu tiên được tham gia vào đoàn thanh tra, kiểm tra - Kỳ thi tốt nghiệp THPT đều thể hiện quyết tâm thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, góp phần vào thành công chung của kỳ thi.
Thí sinh đến làm thủ tục thi
Được phân công làm nhiệm vụ tại điểm thi Trường THPT Mai Sơn (Lục Yên, Yên Bái), PGS.TS Mai Văn Lưu - GĐ Trung tâm Đào tạo Tiên tiến, Trường Đại học Mở Hà Nội cho hay, đây là một điểm thi đóng trên địa bàn khó khăn của huyện.
Cơ sở vật chất của Trường còn hạn chế, thí sinh hầu hết là người dân tộc thiểu số, cuộc sống còn nhiều khó khăn, thiếu thốn. "Chính vì vậy, khi nhận nhiệm vụ tại đây, ngoài tinh thần trách nhiệm và tâm thế sẵn sàng hoàn thành tốt nhiệm vụ, tôi đồng cảm với những khó khăn của các em học sinh nơi đây" - PGS.TS Mai Văn Lưu.
PGS.TS Mai Văn Lưu
Xác định rõ, vai trò, nhiệm vụ của cán bộ kiểm tra thi tốt nghiệp THPT năm 2020, TS Phạm Hùng Cường - Giảng viên Khoa Luật, Trường Đại học Mở Hà Nội bộc bạch: "Tôi và các đồng nghiệp đã chuẩn bị tốt tâm thế cũng như nghiên cứu đầy đủ những quy định có liên quan đến nhiệm vụ của mình. Tôi cũng xác định sẽ làm việc đúng quy định, đúng Quy chế".
Tiến sĩ Phạm Hùng Cường nêu quan điểm, việc kiểm tra là để nhắc nhở, phòng ngừa sai phạm, vì thế chúng tôi đã, đang và sẽ quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Tất cả đều hướng đến một kỳ thi nghiêm túc, an toàn và thành công trên mọi phương diện.
Tiến sĩ Phạm Hùng Cường
Đã 4 năm thực hiện nhiệm vụ trong các Kỳ thi THPT quốc gia, thế nhưng với ThS Lê Hồng Quyên - Giám đốc Trung tâm Ngoại ngữ, Tin học và Bồi dưỡng ngắn hạn, Trường Đại học Mở Hà Nội thì mỗi năm một vị trí, nhiệm vụ khác nhau.
"Cảm xúc luôn đong đầy khi đến với những vùng miền xa xôi của tổ quốc. Năm nay, dù Kỳ thi có bị lùi lại bởi dịch Covid -19, nhưng với tôi đây sẽ là một kỳ thi đặc biệt và đáng nhớ nhất" -ThS Lê Hồng Quyên bày tỏ.
ThS Lê Hồng Quyên
ThS Lê Hồng Quyên khẳng định, với những kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ thanh - kiểm tra và phòng chống dịch bệnh đã được tập huấn kỹ, với sự chuẩn bị đầy đủ về cơ sở vật chất cho kỳ thi, cô tin tưởng vào một kỳ thi an toàn, đảm bảo chất lượng, đúng quy chế.
Bình Thuận: Học sinh huyện đảo Phú Quý sẵn sàng bước vào kỳ thi Không dự thi tại huyện đảo như mọi năm, năm nay học sinh Trường THPT Ngô Quyền huyện đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận được bố trí vào đất liền dự thi tốt nghiệp THPT 2020. Năm học 2020,học sinh huyện đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận được di chuyển vào đất liền dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 Năm nay...