Kỳ thi THPT quốc gia năm 2015: Biết cách ghi hồ sơ dự thi, cơ hội đỗ ĐH sẽ cao hơn
Thời điểm này, thí sinh trong cả nước đang tiến hành làm và nộp hồ sơ dự thi THPT quốc gia, các chuyên gia giáo dục khuyên thí sinh cần thận trọng ngay từ bước đầu tiên – ghi hồ sơ đăng ký tham dự kỳ thi để có được cơ hội trúng tuyển cao nhất vào trường mình mong muốn.
Chọn địa điểm thi có lợi nhất
Trên Danviet.vn, PGS.TS Đỗ Văn Xê – Phó hiệu trưởng trường ĐH Cần Thơ chia sẻ. Việc quyết định thi tại cụm thi nào có ảnh hướng rất lớn đến cơ hội vào ĐH của thí sinh.Đối với thí sinh, đối với thí sinh chưa có bằng tốt nghiệp THPT: Nên đăng ký thi ở cụm thi do trường ĐH chủ trì để rộng đường đi sau khi có kết quả thi. Nhớ đánh dấu “x” vào cả hai ô trong mục số 9 của phiếu đăng ký dự thi (ĐKDT). Chỉ khi nào khó khăn lắm mới chọn thi ở các cụm thi do Sở GD&ĐT tổ chức.
Đối với thí sinh đã có bằng tốt nghiệp THPT: Được tự do chọm cụm thi phù hợp nhưng phải chọn thi ở cụm thi do trường ĐH chủ trì.Nhiều thí sinh và giáo viên có tâm lý muốn chọn cụm thi địa phương và tin rằng cụm thi địa phương sẽ “dễ thở” hơn, cơ hội được điểm cao nhiều hơn. Sau đó dùng điểm thi này xét tuyển vào những trường nhận hồ sơ thi ở cụm địa phương và xét tuyển bằng học bạ. Tuy nhiên suy nghĩ như vậy là không đúng. PGS.TS Đỗ Văn Xê cho rằng, đề thi năm nay là để thi mở, bao giồm để thi tốt nghiệp THPT cộng với tuyển sinh ĐH CĐ.
Như vậy, cụm thi địa phương và cụm thi do trường ĐH chủ trì thi đề như nhau. Chỉ khi nào các tỉnh dự định chấm nhẹ tay hơn các trường ĐH thì kết quả điểm của cụm thi địa phương mới cao hơn. Cũng khó làm như vậy vì Bộ sẽ áp dụng các đoàn chấm kiểm tra. Vì vậy, không nên nghĩ cụm thi địa phương sẽ thoải mái hơn cụm thi liên tỉnh.
Chọn trúng môn thi
Các chuyên gia giáo dục cho rằng, nguyên tắc chọn môn thi khi đặt bút viết vào hồ sơ là không nên chọn quá nhiều môn thi vì làm như thế sẽ bị phân tán thời gian ôn tập khó có thể đạt được điểm cao cho từng môn. Tuy nhiên, có thể chọn nhiều ngành khi xét tuyển ĐH. Khả thi nhất là chọn 5 môn.Đối với thí sinh chưa có bằng tốt nghiệp THPT: Chọn ba môn bắt buộc (toán, văn, ngoại ngữ), sau đó chọn các môn cần để xét tuyển ĐH nếu các môn này không trùng với ba môn đã chọn. Nếu tất cả các môn cần để xét ĐH trùng với ba môn đã chọn thì phải chọn thêm một môn nữa để có đủ bốn môn mới đủ điều kiện xét tốt nghiệp THPT.
Thí sinh cần lưu ý ngay từ khi ghi hồ sơ đăng ký tham dự Kỳ thi quốc gia để có được cơ hội trúng tuyển cao nhất
Đối với thí sinh đã có bằng tốt nghiệp THPT: Không cần chú ý đến các môn thi tốt nghiệp THPT nữa, chỉ cần chọn các môn cần để xét tuyển ĐH.
Thận trọng với các nguyện vọng
Trên Thanh Niên, PGS.TS Trần Văn Nghĩa – Phó Cục trưởng Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GD ĐT) lưu ý, điều quan trọng đầu tiên thí sinh cần lưu ý trong khai phiếu đăng ký dự thi là thông tin về chính sách ưu tiên. Thí sinh phải chịu trách nhiệm về các thông tin này, nếu sai sót có thể mất quyền trúng tuyển nên nếu chưa chắc chắn cần hỏi lại trường THPT đang học.
Ngoài ra, thí sinh không nhất thiết thí sinh phải đăng ký hết cả 4 ngành trong NV1 mà có thể đăng ký vào một ngành của một trường và có thể rút hồ sơ thay đổi NV để vào trường khác. Còn nếu đăng ký đủ cả 4 ngành thì cơ hội xét tuyển vào ngành yêu thích có khi không còn. Ông Nghĩa gợi ý: “Ở NV1, thí sinh có thể đăng ký tối đa 4 ngành cùng một trường nhưng thí sinh không nên tham quá vì nếu đã trúng tuyển vào NV nào đó thì sẽ không còn cơ hội xét tuyển thêm vào ngành yêu thích ở trường khác. Khả năng, nhiều trường sẽ tuyển hết chỉ tiêu ở NV1, vì vậy thí sinh cần tận dụng cơ hội ngay ở NV này”.
Chỉnh sửa ngay khi hồ sơ có sai sót
Năm nay, Bộ GD ĐT sẽ cấp cho thí sinh một tài khoản đăng nhập vào hệ thống thông tin cá nhân của mình. Vì vậy, nếu nhận ra sai sót về hồ sơ cần báo ngay cho nơi thu nhận để chỉnh sửa. Bộ GD ĐT quy định trước ngày 5.5 thi ssinh phải phản hồi sai sót về việc đăng ký dự thi; trước ngày 5.6 phản hồi về giấy báo dự thi, thông tin xét tốt nghiệp THPT, xét tuyển ĐH CĐ. PGS.TS Đỗ Văn Xê thì lưu ý những “bẫy” thí sinh có thể mắc phải khi làm hồ sơ.
Cụ thể, đoạn cuối của trang đầu phụ lục 2 trong Công văn 1388 (hướng dẫn thực hiện quy chế thi…) có nội dung: “Thí sinh dự thi với mục đích chỉ để xét công nhận tốt nghiệp THPT hoặc chỉ để xét tuyển sinh ĐH, CĐ hoặc cả hai mục đích được ĐKDT tại cụm thi do trường ĐH chủ trì”. Như vậy nếu thí sinh đăng ký tại cụm thi do trường ĐH chủ trì nhưng trong mục số 9 chỉ đánh đấu “x” vào ô “ĐKDT để xét công nhận tốt nghiệp THPT” mà không đánh đấu “x” vào ô còn lại thì khi có kết quả thi, nếu đạt điểm cao vẫn không thể dùng kết quả này xin xét tuyển vào các trường ĐH tuyển sinh theo phương thức sử dụng kết quả kỳ thi THPT quốc gia.
Video đang HOT
Lời khuyên: Nếu chọn thi tại cụm thi do trường ĐH chủ trì thì đánh dấu “x” vào cả hai ô của mục số 9. Nếu mục đích dự thi chỉ để xét công nhận tốt nghiệp THPT thì nên chọn thi tại cụm thi do Sở GD ĐT chủ trì, đánh dấu “x” vào ô thứ nhất của mục số 9.
Đã có cuốn “Những điều cần biết về tuyển sinh ĐH CĐ năm 2015″ Nhà xuất bản GD ĐT vừa cho xuất bản cuốn tài liệu “Những điều cần biết về tuyển sinh ĐH CĐ năm 2015″. Tài liệu này cung cấp những thông tin cần thiết như: Những điều cần ghi nhớ của thí sinh tham gia; Lịch công tác thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh; Danh sách các cụm thi; Bảng phân chia khu vực tuyển sinh; Mã tỉnh, mã thành phố, quận, huyện, thị xã; Những thông tin tuyển sinh của các đại học, học viện, các trường đại học, cao đẳng trên toàn quốc…; ngành đào tạo, mã ngành tuyển sinh, chỉ tiêu tuyển sinh do các trường đăng ký, phương thức tuyển sinh, các tiêu chí xét tuyển, mức học phí và các thông tin quan trọng khác liên quan. Năm nay, tài liệu này được phát hành thành 2 tập: Tập 1 – Những điều cần biết về tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2015 của các trường thuộc các tỉnh phía Bắc (từ tỉnh Hà Tĩnh trở ra); Tập 2 – Những điều cần biết về tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2015 của các trường thuộc các tỉnh phía Nam (từ Quảng Bình trở vào.
Theo vietq.vn
học sinh, Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo ,tuyển sinh ,giáo dục ,thầy ,đăng ký, giáo viên, phụ huynh
Quyền tự chủ của nhà trường chỉ có thể trao cho Hội đồng trường, không thể trao cho Hiệu trưởng.
Phát hành 2 tập cuốn Những điều cần biết về thi quốc gia và tuyển sinh 2015Tự chủ đại học: Giải pháp để Đại học công được tự chủ tài chínhĐại học tự chủ: Giải trình và chịu trách nhiệm với xã hội như thế nào?Tự chủ đại học: Làm gì có tự chủ như nhau, hay tự chủ cào bằng!
LTS: Tiếp chủ đề "Tự chủ đại học" trên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, hôm nay, Tòa soạn trân trọng giới thiệu bài viết của ông Lê Viết Khuyến, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD&ĐT).
Nội dung bài viết dưới đây ông đi sâu phân tích thành phần Hội đồng trường đại học công lập, tư thục, từ đó có cái nhìn cụ thể hơn về quyền tự chủ đại học.
Hội đồng trường "đích thực"
Cùng với xu hướng gia tăng quyền tự chủ cho các cơ sở GDĐH công lập, cơ chế Hội đồng trường từng bước được khẳng định tại các văn bản pháp lý của Nhà nước.
Theo Luật Giáo dục 2005, Hội đồng trường là tổ chức chịu trách nhiệm quyết định về phương hướng hoạt động của nhà trường, huy động và giám sát việc sử dụng các nguồn lực dành cho nhà trường, gắn nhà trường với cộng đồng xã hội, bảo đảm thực hiện mục tiêu giáo dục.
Hội đồng trường là tổ chức quản trị, đại diện chủ sở hữu của nhà trường. Do Nhà nước luôn là chủ sở hữu của các trường công lập nên ở các trường công lập cả Hiệu trưởng lẫn Hội đồng trường đều cùng là người đại diện cho Nhà nước.
Vì có sự chồng lấn về chức năng giữa Hiệu trưởng và Hội đồng trường như vậy nên phần lớn hiệu trưởng thường không muốn tiếp nhận cơ chế Hội đồng trường trong trường mình; và nếu phải chấp nhận thành lập Hội đồng trường thì chỉ xem nó như là một tổ chức tư vấn của mình.
Ảnh minh họa của GDTĐ.
Chính việc chậm thành lập các Hội đồng trường "đích thực" là nguyên nhân chủ yếu gây khó cho Nhà nước khi muốn trao nhiều quyền tự chủ cho các cơ sở GDĐH.
Theo Nghị quyết 05 của Chính phủ (2005), Nhà nước chấp nhận cả hai loại hình trường tư thục: trường tư thục vì lợi nhuận và trường tư thục không vì lợi nhuận.
Thế nhưng, trong một thời gian dài quy định chỉ có một loại trường tư thục dẫn tới việc đưa đồng thời cả hai khái niệm "sở hữu tư nhân" (vốn chỉ có đối với loại trường tư thục hoạt động vì lợi nhuận) và "sở hữu chung hợp nhất không phân chia" (thường chỉ có ở loại trường tư thục hoạt động không vì lợi nhuận) vào cùng một Quy chế 61 (sửa đổi).
Chính việc trộn lẫn các khái niệm sở hữu như trên đã dẫn tới sự can thiệp thô bạo vào quyền của những nhà đầu tư có ý định đưa nhà trường của mình đi theo hướng vì lợi nhuận; đồng thời làm cho việc chuyển đổi các trường đại học dân lập sang trường đại học tư thục gặp nhiều trục trặc; có trường muốn ở lại với mô hình Đại học dân lập để tiếp tục theo sở hữu tập thể nhưng không được chấp thuận.
Những xung đột xảy ra khá phổ biến trong nội bộ các cơ sở GDĐH ngoài công lập (cả dân lập lẫn tư thục) trong thời gian qua chủ yếu là do sự tranh giành quyền lực giữa các nhóm lợi ích trong trường (giữa Hội đồng quản trị với Ban giám hiệu, giữa các cổ đông với nhau).
Để giải tỏa các xung đột này giải pháp tốt nhất là phải tách bạch quyền hạn và chức năng giữa nhóm thành viên góp vốn (sáng lập và đầu tư), hội đồng quản trị (định hướng và giám sát) và ban giám hiệu (quản lý và điều hành).
Quyền lực của trường không thể trao cho hiệu trưởng
Trong tổ chức quản trị Xã hội và Nhà nước có 2 loại định chế tổ chức rất phổ biến:
Một là, định chế có cấu trúc kiểu tập quyền ( cấp trên bổ nhiệm cấp dưới và cấp dưới phải chấp hành các chỉ thị của cấp trên dưới dạng các quyết định cá nhân; mọi nhà trường đều có cơ quan/bộ chủ quản; trường không được quyền tự chủ hoàn toàn );
Hai là, định chế điều phối tự quản kiểu hội đồng ( qua bầu chọn đại diện của các nhóm lợi ích có liên quan; không có cơ quan/bộ chủ quản; trường được tự chủ tối đa ).
Từ việc phân tích các điểm mạnh, yếu của 2 định chế tổ chức này Đề án đổi mới giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020 đã nêu:
"...Trên cơ sở hình thành hội đồng trường đại diện cho cộng đồng xã hội, các cơ sở giáo dục đại học hoạt động tự chủ và nâng cao trách nhiệm xã hội, tiến tới xóa bỏ cơ chế bộ chủ quản..."
Có một số nhận xét rút ra từ quan điểm chỉ đạo trên:
Quyền tự chủ của nhà trường chỉ có thể trao cho Hội đồng trường, không thể trao cho Hiệu trưởng. Trường hợp ngược lại Hiệu trưởng rất dễ trở thành nhà độc tài. Do đó chỉ các trường đại học công tự chủ mới thực sự cần có Hội đồng trường.
Hội đồng trường chỉ thực sự là cơ quan quyền lực cao nhất trong nhà trường khi nó đại diện cho cộng đồng xã hội (chứ không phải chỉ đại diện cho tập thể các thành viên của nhà trường theo cơ chế sở hữu tập thể của trường đại học dân lập kiểu cũ, lại càng không phải là tổ chức tư vấn của Hiệu trưởng).
Phải từng bước xóa bỏ vai trò độc quyền chỉ đạo và quản lý của cơ quan chủ quản theo định chế có cấu trúc kiểu tập quyền. Nếu chưa xóa bỏ được cơ chế này thì cho dù có thành lập Hội đồng trường thì nó cũng không phát huy được tác dụng.
Từ những phân tích trên chúng tôi đề nghị xây dựng hội đồng trường trong các cơ sở GDĐH theo định hướng sau:
Hội đồng trường là tổ chức quản trị, là cơ quan quyền lực cao nhất trong trường đại học công lập tự chủ, đại diện duy nhất cho quyền sở hữu của cộng đồng xã hội đối với nhà trường.
Thành phần của hội đồng trường đối với các trường đại học tự chủ: bao gồm các thành viên trong trường ( Đảng ủy, Ban giám hiệu, Công đoàn, Thanh niên, giảng viên và cán bộ quản lý ) và các thành viên ngoài trường ( đại diện của cơ quan quản lý trường, các cựu lãnh đạo nhà nước có uy tín, các nhà giáo dục, nhà khoa học, nhà văn hóa nổi tiếng, các doanh nhân tiêu biểu, vừa có tâm vừa có tầm, các cựu sinh viên thành đạt,...).
Để bảo đảm tính khách quan của các quyết nghị của Hội đồng trường (không bị chi phối bởi các lợi ích cục bộ) thành phần ngoài trường phải chiếm đa số.
Trừ Chủ tịch Hội đồng trường làm việc chuyên trách và có lương tất cả các thành viên còn lại của Hội đồng trường đều hoạt động theo chế độ tự nguyện, không hưởng phụ cấp.
Đối với các trường đại học bình thường (vẫn còn theo cơ chế bộ chủ quản) : Hội đồng trường (nếu có) thực tế chỉ giữ vai trò của tổ chức tư vấn cho Hiệu trưởng nên thành phần trong trường có thể chiếm đa số.
Giải pháp cho Đại học tư thục
Những minh chứng nêu ở trên cho thấy Nhà nước cần phải tách bạch ra hai loại trường tư thục hoạt động vì lợi nhuận và hoạt động không vì lợi nhuận kèm theo các định chế về tổ chức và tài chính, đồng thời có giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các trường khi chuyển loại hình, chứ không nên xem trường đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận chỉ là một dạng đặc biệt của trường đại học tư thục..
Đối với trường đại học hoạt động vì lợi nhuận: Quy chế về tổ chức và hoạt động của trường đại học tư thục hiện hành chỉ áp dụng được đối với loại trường tư thục hoạt động vì lợi nhuận.
Ở loại trường này Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyền lực cao nhất trong nhà trường; các cổ đông (tức là người góp vốn ) không chỉ được hưởng lợi tức không giới hạn mà còn có quyền được can thiệp vào công việc điều hành nhà trường, được giữ các vị trí trọng trách trong trường; còn các cán bộ, nhân viên của trường ( từ Hiệu trưởng trở xuống ) thực chất chỉ là những người được các cổ đông (nhất là những cổ đông có cổ phần lớn ) tuyển dụng.
Do đó các nhà giáo dục, các nhà quản lý nếu không có vốn góp thì đương nhiên phải chấp nhận đứng ở vị trí bị điều hành. Đối với loại trường này, sự cạnh tranh quyết liệt chỉ diễn ra (nếu có), giữa các cổ đông lớn, thông qua hình thức mua bán, chuyển nhượng cổ phần (như đang xảy ra tại trường Đại học Hoa Sen...).
Về cơ bản, đối với trường vì lợi nhuận có thể giữ hầu hết những gì đã ban hành trong quy chế tổ chức, hoạt động trường đại học tư và chỉ loại bỏ đi những gì không phù hợp với mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn nhiều thành viên (hoặc công ty cổ phần) được quy định ở Luật Doanh nghiệp.
Đối với trường đại học hoạt động không vì lợi nhuận: Những quy định cho loại trường tư thục hoạt động không vì lợi nhuận cần được ban hành với các định hướng như sau:
Phải làm rõ khái niệm Cơ sở GDĐH hoạt động không vì lợi nhuận : là cơ sở GDĐH do các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức kinh tế hoặc cá nhân thành lập, góp vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, bảo đảm kinh phí hoạt động chủ yếu bằng vốn ngoài ngân sách nhà nước; được chuyển giao cho các đại diện ưu tú của cộng đồng xã hội quản trị.
Bỏ khái niệm đại hội đồng cổ đông, nếu cần có thể thay thế bằng hội đồng các nhà góp vốn với tư cách như một tổ chức tư vấn cho Hội đồng quản trị.
Đại hội toàn trường là cơ quan quyền lực cao nhất trong trường đối với trường dân lập kiểu cũ (sở hữu tập thể). Trong trường đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận Đại hội toàn trường, nếu được thành lập, chỉ được xem như một tổ chức tham vấn rộng rãi, giống như ở các trường đại học công lập.
Hội đồng quản trị là tổ chức quản trị, là cơ quan quyền lực cao nhất trong trường, là đại diện duy nhất cho quyền sở hữu chung của cộng đồngxã hội, trong đó có các nhà góp vốn. Hội đồng quản trị không can thiệp trực tiếp vào công việc điều hành hàng ngày của Ban giám hiệu nhà trường.
Thành phần của Hội đồng quản trị cũng giống như Hội đồng trường của các trường đại học công lập tự chủ, nhưng có thêm đại diện của các nhà góp vốn. Với tính chất và cơ cấu hội đồng như vậy, trên thực tế có sự tiếp cận rất gần giữa trường công lập tự chủ và trường tư thục hoạt động không vì lợi nhuận.
Các thành viên góp vốn được cộng đồng vinh danh, được cử đại diện vào hội đồng quản trị, được hưởng lãi suất không vượt quá lãi suất trái phiếu chính phủ ( nhưng ở đây không nên gọi là lãi suất mà nên gọi là tiền thưởng cho những người có công xây dựng trường ban đầu ) và được ưu tiên bảo toàn vốn góp.
Theo giaoducvietnam.vn
Công bố lịch chi tiết kỳ thi THPT Quốc gia Kỳ thi THPT Quốc gia sẽ diễn ra trong 5 ngày, bao gồm 8 môn thi. Đề thi môn Ngoại ngữ có phần viết và trắc nghiệm. Ngày 26/3, Bộ GD-ĐT gửi công văn chính thức về kỳ thi THPT Quốc gia ban hành hướng dẫn Quy chế thi THPT quốc gia. Kỳ thi bao gồm 8 môn Toán, Ngữ văn, Lịch sử,...