Kỳ thi THPT Quốc gia 2019: Đề thi môn Sử, Địa không quá khó, nhưng không dễ đạt điểm cao
Kết thúc kỳ thi THPT Quốc gia 2019 với các bài thi tổ hợp Khoa học xã hội, nhiều thí sinh ra khỏi phòng thi với tâm trạng không được thoải mái bởi đề thi không quá khó nhưng khó đạt điểm cao.
Thí sinh sau buổi thi tổ hợp Khoa học xã hội, sáng 27-6.
Tại điểm thi Trường THPT chuyên Lam Sơn, thí sinh Vũ Thị Xuyến, là một học sinh chuyên Sử, chia sẻ: “Đề thi hai môn Lịch sử và Địa lý đều khó, nhất là môn Địa. Bởi trong đề có rất nhiều đáp án tương tự nhau vì vậy rất dễ phân tâm, gây nhầm lẫn cho thí sinh. Để đạt được điểm cao yêu cầu phải nắm chắc kiến thức và đọc thật kỹ đề”.
Còn thí sinh Nguyễn Thị Hà, cho biết: “Đề Sử năm nay khá chi tiết, mặt bằng chung là đề khá phù hợp với trình độ của các thí sinh, không đánh đố nhưng đòi hỏi sự tư duy. Với những “dân” chuyên thì dễ dàng đạt điểm 7, điểm 8 nhưng rất khó để được điểm cao hơn. Còn đề Địa lý thì khó hơn, điểm phổ biến có thể đạt từ 5-6 điểm. “.
Video đang HOT
Với bài thi Giáo dục công dân, theo đánh giá của các thí sinh có nhiều câu hỏi hay và thú vị, nhất là những câu hỏi thực tế, chỉ cần tư duy một chút là có thể làm được.
Như vậy, sáng 27-6 cùng với các thí sinh trong các nước, hơn 35.000 thí sinh Thanh Hóa cũng đã kết thúc kỳ thi THPT quốc gia 2019.
Hoài Thu
Theo baothanhhoa
Đáp án tham khảo, nhận định đề thi môn Lịch sử - Kỳ thi THPT Quốc gia 2019
Sáng 27-6-2019, các thí sinh tham dự kỳ thi THPT Quốc gia 2019 bước vào ngày thi cuối cùng, với các môn: Địa lí, Lịch sử và Giáo dục Công dân (GDCD). Mời độc giả cùng xem đáp án tham khảo của môn Lịch sử cùng nhận định đề thi chi tiết, do Báo ANTĐ phối hợp với Hệ thống Giáo dục HOCMAI thực hiện!
* Đáp án tham khảo cho đề thi môn Lịch sử, mã đề 315 - Kỳ thi THPT Quốc gia 2019:
* Nhận định đề thi môn Lịch sử - Kỳ thi THPT Quốc gia 2019:
Đề thi nằm hoàn toàn trong chương trình Lịch sử lớp 11 (10%), 12 (90%), không xuất hiện câu hỏi thuộc chương trình lớp 10. Các câu hỏi phủ đều các cấp độ và bám sát định hướng Bộ đã công bố trước đó.
Đề thi không yêu cầu học sinh ghi nhớ máy móc các sự kiện, mốc thời gian, hay nhân vật lịch sử mà thiên về khả năng đánh giá, phân tích hay khái quát vấn đề. Đề thi cũng xuất hiện các câu hỏi có sự liên kết giữa Lịch sử Việt Nam và Lịch sử thế giới, đặc biệt, đề thi xuất hiện nhiều câu hỏi so sánh (6 câu).
Phần lịch sử thế giới có 12 câu hỏi (30%) bao gồm cả chương trình lớp 11 và lớp 12. Kiến thức trải đều các nội dung của lớp 12 và chuyên đề Liên Xô xây dựng chủ nghĩa xã hội từ năm 1917-1921 của lớp 11. Chuyên đề tập trung nhiều câu hỏi nhất là chuyên đề Các nước Á, Phi, Mĩ Latinh từ 1945 - 2000.
Phần lịch sử Việt Nam có 28 câu hỏi (70%), trong đó, 3 câu thuộc chương trình lớp 11. Cũng như mọi năm, các câu hỏi Vận dụng cao chủ yếu thuộc phần Lịch sử Việt Nam.
Để xử lí các câu hỏi này, học sinh cần nắm vững kiến thức SGK đồng thời cần có cái nhìn tổng quát, xuyên suốt các giai đoạn lịch sử theo chiều thời gian và mối quan hệ không gian (Lịch sử Việt Nam và thế giới) mới có thể giải quyết được những câu hỏi dạng này (Ví dụ: Câu 29, 26, câu 36).
Có thể thấy rõ sự phân bổ các câu hỏi ở từng chuyên đề qua bảng phân tích ma trận đề thi năm 2019 dưới đây:
Nhìn chung, mặc dù đề thi năm 2019 có xu hướng giảm số lượng câu hỏi ở mức độ Vận dụng cao từ 12 câu xuống còn 8 câu nhưng độ khó của các câu hỏi này lại có xu hướng nhỉnh hơn. Đặc biệt, sự xuất hiện nhiều dạng câu hỏi so sánh cũng như các câu hỏi có mối quan hệ liên chuyên đề khiến cho đề thi đảm bảo được mức độ phân hóa ở mức tương đối tốt.
Theo anninhthudo
Thí sinh thở phào kết thúc kỳ thi THPT quốc gia 2019 Kết thúc 3 môn thi cuối kỳ thi THPT quốc gia 2019, nhiều thí sinh phấn khởi cho biết đề thi 3 môn lịch sử, đại lý và giáo dục công dân khá dễ. Mời bạn đọc đón xem gợi ý giải đề thi Hầu hết các thí sinh bày tỏ niềm vui sau kỳ thi Em Minh Thư tại điểm thi THCS...