Kỳ thi đánh giá năng lực: Thêm cơ hội cho học sinh cuối cấp THPT
Gần đây, nhiều trường đại học tổ chức xét tuyển bằng các kỳ thi riêng; giảm mạnh chỉ tiêu xét tuyển đại học bằng điểm thi tốt nghiệp, buộc học sinh lớp 12 phải thay đổi phương án ôn tập để vào được ngôi trường mình mong ước.
Chuyển hướng ôn luyện
Hiện nay, nhiều trường đại học thực hiện tự chủ phương thức tuyển sinh đã lựa chọn kỳ thi đánh giá năng lực là một trong những hình thức xét tuyển, nhất là các trường tốp trên. Kỳ thi này được một số đại học như: Quốc gia Hà Nội, Quốc gia TP Hồ Chí Minh và Bách khoa Hà Nội tổ chức. Những năm trước, kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội chủ yếu phục vụ nhu cầu xét tuyển của các trường thành viên thì năm 2022, cả nước có 65 trường đại học sử dụng kết quả kỳ thi này. 20 trường sử dụng bài kiểm tra tư duy của Đại học Bách khoa. Đây là cơ hội vào đại học song cũng làm gia tăng áp lực cùng lúc học sinh vừa ôn thi tốt nghiệp vừa ôn luyện kiến thức đáp ứng kỳ thi.
Để tăng cơ hội trúng tuyển, thầy và trò các trường THPT đang nỗ lực từng ngày vừa giảng dạy theo chương trình, vừa học và ôn luyện các dạng đề khác nhau. Năm học này, Trường THPT Ngô Sĩ Liên (TP Bắc Giang) có gần 600 học sinh lớp 12. Là ngôi trường có chất lượng giáo dục tốt, trong những kỳ tuyển sinh đại học gần đây, số học sinh tham gia thi đánh giá năng lực tăng do những trường đại học mà các em hướng tới đều ở tốp đầu. Năm 2022, toàn trường có 30% các em lớp 12 đăng ký thi đánh giá năng lực.
Theo Ban giám hiệu, nhà trường thay đổi phương pháp giảng dạy, nhất là cho học sinh lớp 12. Qua đó không chỉ bảo đảm yêu cầu tốt nghiệp mà còn trang bị kiến thức, kỹ năng để các em có thể đáp ứng các kỳ thi riêng. Trường thường xuyên cập nhật thông tin về đề án tuyển sinh của các trường để kịp thời điều chỉnh cách thức giảng dạy và ôn tập. Vừa bám sát chương trình, các tổ bộ môn vừa mở rộng liên hệ thực tế theo cấu trúc đề thi đánh giá năng lực do các trường đại học tổ chức trong những năm qua để học sinh làm quen.
Học sinh Trường THPT Ngô Sĩ Liên tự ôn tập để dự thi đánh giá năng lực.
Đặt mục tiêu nguyện vọng 1 vào Đại học Bách khoa Hà Nội, em Nguyễn Vũ Trường Sơn, lớp 12A8, Trường THPT Yên Thế cho biết: “Năm nay, nhiều trường tổ chức kỳ thi riêng, cuộc đua vào đại học khó hơn. Em quyết định sẽ đăng ký thêm phương thức xét tuyển bằng bài thi đánh giá năng lực để tăng cơ hội đỗ. Em tập trung cao ôn luyện mở rộng kiến thức, đặc biệt là kiến thức tích hợp liên môn, câu hỏi ứng dụng thực tế. Mới đây, em đăng ký thi thử trực tuyến do Đại học Bách khoa tổ chức để có định hướng ôn tập đúng, có thêm kinh nghiệm, phương pháp làm bài”.
Nắm chắc kiến thức cơ bản
Chuẩn bị cho học sinh thi học kỳ I, nhiều trường đã thay đổi cách ra đề đối với khối 12, nhất là ở các môn thuộc khối xét tuyển đại học. Giáo viên giao bài tập theo hướng mở giống với cấu trúc đề thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Bách khoa Hà Nội. Từ kết quả bài làm, thầy, cô giáo tiếp tục bồi dưỡng kiến thức, tạo nền tảng vững chắc, phát huy năng lực cho từng em. Thầy giáo Dương Mạnh Trí, Hiệu trưởng Trường THPT Hiệp Hòa nói: “Qua mấy đợt thi, tôi nhận thấy kỳ thi không nhằm kiểm tra kiến thức mà đánh giá khả năng vận dụng kiến thức. Bởi vậy, các em phải nắm vững toàn bộ nội dung cơ bản của các môn và biết suy luận chứ không chỉ làm theo các bài tập mẫu hay các dạng đề như cách ôn thi truyền thống. Để làm bài tốt, học trò cần cố gắng và có năng lực thực sự”.
Riêng với môn ngoại ngữ, các trường không chỉ chú trọng về từ vựng, ngữ pháp để học sinh có thể đạt kết quả tốt trong kỳ thi tốt nghiệp THPT mà còn chú trọng 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết để các em có thể dự thi lấy chứng chỉ quốc tế, thêm cơ hội xét tuyển. Hằng năm, trong khuôn khổ ngày hội hướng nghiệp, nhiều trường THPT trên địa bàn tỉnh đã mời đại diện Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Bách khoa chia sẻ với giáo viên, học sinh về những điểm mới trong tuyển sinh đại học và kỳ thi đánh giá năng lực của trường.
Video đang HOT
Năm học 2021-2022, toàn tỉnh có 20% học sinh tham dự các kỳ thi đánh giá năng lực. Các em đạt kết quả cao phần lớn không luyện thi mà có cách học tập khoa học, toàn diện, không học lệch, học tủ.
Đến nay, các trường tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực đều không phát hành sách hay bất cứ tài liệu liên quan đến kỳ thi và đều tổ chức thi thử trực tuyến. Trong khi đó, tại các nhà sách và mạng xã hội nở rộ quảng cáo tài liệu và chương trình ôn tập. Kỳ thi còn khá mới mẻ nên các em có thể đăng ký thi thử để rút kinh nghiệm, cải thiện điểm số. Tuy nhiên, để cùng lúc vừa học và ôn tập chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT, vừa tham gia đánh giá năng lực của nhiều trường đại học cũng gia tăng áp lực thi cử với thí sinh.
Năm học trước, toàn tỉnh có 20% học sinh tham dự các kỳ thi đánh giá năng lực trong tổng số 20,6 nghìn thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT. Theo thông tin từ Phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (Sở GD&ĐT), các em đạt kết quả cao phần lớn không luyện thi mà có cách học tập khoa học, toàn diện, không học lệch, học tủ. Chia sẻ kinh nghiệm, sinh viên Đỗ Đức Tú, từng là học sinh chuyên Toán, Trường THPT Chuyên Bắc Giang là thủ khoa cả 3 khối trong kỳ thi đánh giá tư duy của Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2022, hiện đang học Khoa Khoa học máy tính IT1, Đại học Bách khoa Hà Nội nói: “Để bài thi đạt điểm cao, tôi không có kinh nghiệm gì ngoài việc nắm chắc kiến thức cơ bản, hiểu sâu kỹ để vận dụng vào thực tiễn”.
Nhiều giáo viên và học sinh cũng mong muốn Bộ GD&ĐT hướng dẫn, định hướng chung cho các trường đại học khi thiết kế nội dung đề thi đánh giá năng lực phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông và kiến thức của ngành tuyển sinh giúp học sinh thuận lợi trong quá trình ôn tập. Các trường tổ chức kỳ thi riêng sớm đưa ra hướng dẫn cụ thể để thí sinh, giáo viên và phụ huynh nắm rõ. Kỳ thi đánh giá năng lực chỉ để cho một vài trường đại học uy tín tổ chức không nên có xu hướng mở rộng ở nhiều trường.
Chuyện về chàng trai sở hữu nhiều giải Vàng Toán học
Một trong những bí quyết giúp Ngô Quý Đăng hai lần giành Huy chương Vàng tại kỳ thi Olympic Toán học quốc tế là tinh thần tự học hỏi, tự trau dồi.
Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội Lê Quân (trái) trao học bổng khoa học cơ bản cho học sinh có thành tích xuất sắc Ngô Quý Đăng. Ảnh: VNU.
, cựu học sinh Trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, đã không còn là cái tên xa lạ đối với những người quan tâm đến kỳ thi Olympic nói riêng và Toán học nói chung. Dù tuổi đời còn rất trẻ, chàng trai đã sở hữu nhiều "giải Vàng" Toán học.
Điểm tuyệt đối kỳ thi Toán học quốc tế
Tại kỳ thi Olympic Toán học Quốc tế (IMO) năm 2020, Ngô Quý Đăng giành Huy chương Vàng và xếp hạng thứ 4 thế giới. Em cũng là học sinh lớp 10 đầu tiên của Việt Nam tham dự IMO và giành Huy chương Vàng.
Sau 2 năm, Ngô Quý Đăng trở lại kỳ thi Olympic Toán học Quốc tế và mang về chiếc Huy chương Vàng thứ 2 với điểm số tuyệt đối 42/42.
Nhớ lại thời điểm hay tin giành Huy chương Vàng tại kỳ thi IMO 2022, Đăng kể: "Cảm giác đầu tiên của em là yên tâm bởi trước đó, dù đã hoàn thành bài thi, em vẫn lo lắng sẽ xảy ra sai sót trong quá trình làm bài nhưng chưa kịp phát hiện. Sau khoảnh khắc đó, em cảm thấy rất vui. Mọi nỗ lực trong thời gian qua đã được đền đáp".
Đăng được tiếp cận với những con số từ rất sớm vì ông ngoại em là thầy giáo dạy Toán cấp THCS. Lên 4 tuổi, em học tính rồi dần làm quen với những con số có giá trị lớn bằng niềm say sưa, thích thú.
Ngô Quý Đăng (thứ hai từ phải sang) cùng với đội tuyển Toán học quốc tế của Việt Nam năm 2020.
Bước vào cấp THCS, Đăng theo học tại Trường THCS Archimedes, Hà Nội. Nam sinh thường xin thầy cô giáo giao thêm bài tập Toán về nhà. Những bài khó, em say sưa khám phá lời giải. Đến khi không thể tìm ra đáp án, em mới nhờ thầy cô giúp đỡ.
Trong những năm đó, được biết đến kỳ thi Olympic Toán học Quốc tế, Đăng luôn mơ ước một ngày sẽ trở thành thành viên của đội tuyển Việt Nam và thử sức mình trên đấu trường lớn. Với quyết tâm chinh phục những bài Toán khó, cộng thêm sự dìu dắt của thầy cô, sự ủng hộ của gia đình, Đăng quyết tâm ôn luyện môn Toán và tham gia các kỳ thi lớn nhỏ để cọ xát và học hỏi.
Đã có những lần, Đăng bị nhắc nhở là trình bày xấu, phải học cách làm bài thoáng hơn, nếu không, nam sinh sẽ để mất điểm trình bày. Nhờ những lời khuyên, khích lệ của thầy giáo dạy Toán ở trường cấp 2, Đăng tìm cách vượt qua điểm yếu và hăng say bồi đắp kiến thức.
Ngô Quý Đăng (thứ ba từ trái sang) cùng đội tuyển Toán học quốc tế của Việt Nam năm 2022.
Đam mê song hành nỗ lực tự học
Trong kỳ thi vào lớp 10, em trúng tuyển Trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên. Em là một trong sáu thành viên của đội tuyển Olympic Toán học Việt Nam năm 2020, khi mới là học sinh lớp 10.
Trong quá trình ôn luyện cho kỳ thi IMO 2020, Đăng kể khó khăn lớn nhất là phải học kiến thức Toán cấp 3 trong vài tháng. Tuy nhiên, thay vì để bản thân áp lực khi là thành viên nhỏ tuổi, ngoài thời gian học trên trường, em tự học, tự trau dồi. Thấy phần kiến thức nào còn yếu, em dành thêm nhiều thời gian, làm thêm nhiều bài tập. Em cũng chủ động đem bài khó đến lớp hỏi thầy cô, anh chị.
Đồ họa: An Nhiên
Có những đêm, Đăng thức đến 3h sáng để ôn luyện nhưng em luôn động viên bản thân giữ tinh thần lạc quan, thoải mái và bình tĩnh. Những lời khích lệ trên tiếp tục theo Đăng bước vào hành trình ôn luyện cho kỳ thi Olympic Toán học Quốc tế 2 năm sau đó.
Song hành cùng sự nâng niu, dìu dắt của các thầy cô giáo, Đăng cho rằng tự học có vai trò rất quan trọng trong việc học tập môn Toán. Ngoài thời gian học tập trên lớp, Đăng chủ động tìm tòi, nghiên cứu tài liệu, kiến thức từ các nguồn khác nhau như Internet, sách vở, bạn bè...
Ngoài ra, em vẫn luôn ghi nhớ lời dặn của thầy giáo dạy Toán hồi cấp 2. Đó là việc trình bày bài vở sạch sẽ, thoáng mắt. Việc trình bày bài thi rõ ràng, mạch lạc giúp nam sinh tránh mất điểm dù giải đúng.
Ngô Quý Đăng (phải) hội ngộ bạn bè tại sân bay quốc tế Nội Bài sau khi trở về từ kỳ thi Olympic Toán học Quốc tế năm 2022.
Đồng hành cùng Đăng trong hành trình chinh phục Toán học luôn là cuốn sổ nhỏ, nơi em ghi chép các kiến thức mới, kiến thức quan trọng hay phương pháp làm bài tập... Thời gian rảnh, em sẽ lôi cuốn sổ ra đọc lại những ghi chú, thông tin để tiếp tục trau dồi, bổ sung kiến thức.
"Nếu bị nhốt trong một căn phòng không ti vi, không điện thoại mà chỉ có sách, vở toán em vẫn thấy rất thú vị. Với em, toán học không bao giờ khiến em cảm thấy nhàm chán", Ngô Quý Đăng bộc bạch.
Đối với Đăng, hành trình ôn luyện và tham dự kỳ thi Olympic Toán học Quốc tế là những kỷ niệm đẹp, là hành trang em tiếp tục mang theo trên chặng đường sau này. Khi tham gia kỳ thi năm 2022, diễn ra tại Olso, Na Uy, Đăng có cơ hội ra nước ngoài. Không chỉ được cọ xát kiến thức ở đấu trường lớn, em cũng gặp gỡ bạn bè trên thế giới và gắn bó hơn cùng các thành viên đội tuyển.
Hành trình đổi màu huy chương Olympic Vật lý của nam sinh xứ Nghệ Từng đạt Huy chương Bạc tại Kỳ thi Olympic Vật lý quốc tế năm 2020, Lê Minh Hoàng quyết tâm ôn tập và mang về Huy chương Vàng trong kỳ thi năm 2022. Lê Minh Hoàng. Ảnh: NVCC. Tại (IPhO 2022), Lê Minh Hoàng, cựu học sinh lớp 12 Lý Trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên, Trường Đại học Khoa học Tự...