Kỳ thi Đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM năm nay khó hay dễ?
Trong mùa tuyển sinh ĐH, CĐ năm nay, kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM nhận được sự quan tâm lớn từ các sĩ tử phía Nam, vậy kỳ thi này khó hay dễ?
Ngày 28/3 tới, ĐH Quốc gia TP.HCM (ĐHQG-HCM) sẽ tổ chức kỳ thi Đánh giá năng lực (ĐGNL) đợt 1 tại TP.HCM, Đà Nẵng, Bến Tre, Bạc Liêu và An Giang. Tại TP.HCM, có khoảng 70 trường ĐH, CĐ lấy kết quả kỳ thi này làm một phương thức tuyển sinh.
Sinh viên từng thi nói gì?
Trải qua kỳ thi ĐGNL năm 2019, Phạm Thị Ngọc Trinh, sinh viên năm 2, khoa Đô thị học, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQG-HCM) cho biết, bài thi ĐGNL tại ĐHQG-HCM chú trọng đánh giá các năng lực cơ bản để học đại học của thí sinh như sử dụng ngôn ngữ, tư duy logic, xử lý số liệu, giải quyết vấn đề.
Theo Ngọc Trinh, đề thi không chỉ trong khuôn khổ sách giáo khoa, lý thuyết suông mà còn vận dụng vào thực tế rất nhiều, kèm theo đó là các kỹ năng.
“Em thi 2 năm trước, cấu trúc đề thi từ hiểu cơ bản lên nâng cao, em ôn đề thi theo mẫu trên mạng, em thấy đề thi không đến nỗi khó khăn, ngoài kiến thức sách giáo khoa thì có phần vận dụng kiến thức vào cuộc sống. Vì thế các bạn thi năm nay nên tìm hiểu thêm kiến thức ngoài xã hội” , Trinh nói.
Ảnh minh họa.
Còn Tạ Ánh Nguyệt, sinh viên năm nhất, Đại học Luật TP.HCM cho biết, các bạn thi năm nay nên tận dụng hết kỹ năng mình có trong cuộc sống như tư duy, giao tiếp, xử lý tình huống,… Ôn lại kiến thức đã học cấp 3 cộng với kiến thức xã hội. Không chỉ tập trung vào những bài nâng cao mà nên học và nắm chắc kiến thức cơ bản.
“Trước khi thi em học kinh nghiệm anh chị đã thi để chuẩn bị tâm lý. Em ôn tập kiến thức chủ yếu ở lớp 12, kiến thức xã hội bên ngoài cũng có nữa, chứ không chỉ trong 3 năm học cấp 3″ , Nguyệt cho biết.
Phạm Hoàng Phúc, sinh viên năm thứ 2, Đại học Luật TP.HCM cho rằng các sĩ tử năm nay nên ôn thi cả lớp 10 và 11 chứ không chỉ lớp 12, kiến thức cơ bản là chủ yếu.
Video đang HOT
“Em thấy đây là kỳ thi vừa sức, với cả những bạn học lực trung bình. Các bạn chỉ cần bình tĩnh, đọc đề kỹ là làm được bởi vì kiến thức rất là căn bản, không quá khó” , Phúc nói.
Lời khuyên từ chuyên gia
Theo ĐHQG-HCM, đề thi ĐGNL cung cấp số liệu, dữ kiện và các công thức cơ bản nhằm đánh giá khả năng suy luận và giải quyết vấn đề, không đánh giá khả năng học thuộc lòng. Đề thi được xây dựng cùng cách tiếp cận như đề thi SAT (Scholastic Assessment Test) của Hoa Kỳ và đề thi TSA (Thinking Skills Assessment) của Anh.
TS Nguyễn Quốc Chính, Giám đốc Trung tâm khảo thí và đánh giá chất lượng đào tạo ĐHQG-HCM cho biết, cấu trúc và nội dung của bài thi ĐGNL đã được ĐHQG-HCM công bố. Thí sinh có thể tìm thông tin về bài thi ĐGNL của ĐHQG-HCM trên trang web thinangluc.vnuhcm.edu và dựa vào đây để định hướng ôn tập. Ngoài ra thí sinh có thể tải các bài thi mẫu để có thể hiểu rõ hơn về đề thi.
” Bài thi ĐGNL của ĐHQG-HCM không chú trọng đánh giá khả năng nhớ kiến thức của thí sinh do đó trong đa số các câu hỏi, phần kiến thức được cung cấp trong đề thi. Bài thi chỉ có một số lượng nhỏ các câu hỏi kiểm tra kiến thức. Tất cả các câu hỏi này bảo đảm không hỏi về những kiến thức đã được giảm tải theo quy định của Bộ GD&ĐT. Đề thi ĐGNL của ĐHQG-HCM đã được chuẩn hóa để bảo đảm độ khó của mọi đợt thi là như nhau” , TS Chính nói.
ĐH KHXH & NV (ĐHQG-TP.HCM)
PGS.TS Trần Tiến Khoa, Hiệu trưởng Trường ĐH Quốc tế (ĐHQG-TP.HCM) cũng cho biết, kiến thức được sử dụng trong đề thi ĐGNL từ chương trình THPT hiện nay. Nên thí sinh hãy yên tâm ôn tập theo chương trình để chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT là đủ.
“Các môn Toán học, Vật Lý kiến thức sẽ tập trung toàn bộ vào chương trình lớp 12. Các môn Hóa học, Sinh học, Tiếng Anh có kiến thức cả ba lớp 10, 11, 12 nhưng cũng tập trung nhiều hơn vào chương trình lớp 12″ , PGS Khoa nói.
Năm 2021, ĐHQG-HCM tổ chức 2 đợt thi ĐGNL. Thí sinh có thể dự thi 1 hoặc cả 2 đợt. Nếu thí sinh tham dự thi cả 2 đợt thì kết quả cao nhất được dùng làm căn cứ xét tuyển.
Theo quy định, mỗi thí sinh được đăng ký tối đa 3 nguyện vọng vào 1 đơn vị thành viên của ĐHQG-HCM. Do ĐHQG-HCM có 10 đơn vị thành viên sử dụng kết quả thi ĐGNL để tuyển sinh nên thí sinh có thể đăng ký tối đa 30 nguyện vọng.
Đề mẫu thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM
ĐH Quốc gia TP.HCM vừa công bố đề mẫu thi đánh giá năng lực năm 2021.
Ảnh minh họa
Đề thi mẫu gồm 120 câu hỏi trắc nghiệm trong thời gian 150 phút. Cấu trúc bài thi đánh giá năng lực gồm 3 phần: Sử dụng ngôn ngữ; Toán học, tư duy logic, phân tích số liệu và Giải quyết vấn đề.
Kỳ thi đánh giá năng lực do ĐH Quốc gia TP.HCM được tổ chức tại 7 địa phương.
Thí sinh đăng ký dự thi đợt 1 từ ngày 15/1-5/3. Kỳ thi đợt 1 diễn ra vào ngày 28/3 tại TP.HCM, Bến Tre, An Giang, Nha Trang, Đà Nẵng, Bạc Liêu, Buôn Ma Thuột. Kết quả thi đợt 1 dự kiến công bố ngày 5/4.
Thí sinh đăng ký dự thi đợt 2 từ ngày 4/5-4/6. Kỳ thi tổ chức vào ngày 4/7 tại TP.HCM, An Giang, Nha Trang và Đà Nẵng. Kết quả thi đợt 2 dự kiến công bố vào ngày 12/7.
Thời gian đăng ký xét tuyển nguyện vọng vào các trường ĐH kéo dài trong 1 tháng, từ ngày 4/5-4/6
Thí sinh được mang theo những gì khi dự thi Đánh giá năng lực? Thí sinh đến chậm quá 15 phút (tính từ cổng điểm thi) sau khi có hiệu lệnh tính giờ làm bài sẽ không được dự thi. Ngày 28-3 tới, hơn 74.000 thí sinh (TS) trên cả nước sẽ bước vào kỳ thi Đánh giá năng lực đợt 1 của ĐH Quốc gia TP.HCM. Kỳ thi lần này sẽ diễn ra đồng loạt tại...