Kỳ thi ‘2 trong 1′ không nên quá nhiều điểm 10
Việc năm 2017 có thí sinh đạt 29,25 điểm vẫn trượt ĐH (Trường ĐH Y Hà Nội) có thể nói là một thất bại của việc ra đề. Vì thế, nên ủng hộ xu hướng ra đề khó như năm nay.
Thí sinh xem danh sách phòng thi tại điểm thi THPT Trưng Vương Q.1, TP.HCM – Ảnh: DUYÊN PHAN
Mong ước bớt những điểm 10
Mong ước này có vẻ ngược đời. Tuy nhiên trên thực tế, càng ít điểm 10 thì những điểm 10 ấy càng có sức thuyết phục hơn. Khi càng ít thủ khoa điểm tuyệt đối, thì những thủ khoa ấy càng xứng đáng vinh danh.
Sau khi kết thúc kỳ thi THPT quốc gia năm nay, dư luận chung nhận định là đề thi khó, quá sức thí sinh.
Tâm lý này có lẽ đến từ góc nhìn phổ thông, đại diện cho đại bộ phận thí sinh tham dự kỳ thi mà không đặt cao quyền lợi của một bộ phận nhỏ thí sinh xuất sắc cần được phát hiện.
Nhớ lại giai đoạn thập niên 1990, các trường ĐH tổ chức ra đề thi độc lập (và cả chấm thi cũng như xét tuyển độc lập). Khi đó, những thủ khoa là thủ khoa của từng trường (chứ không phải là thủ khoa toàn quốc).
Những năm ấy, đề thi của các trường khó, nên ngay các trường tốp trên dù thu hút nhiều học sinh giỏi thì các thủ khoa cũng hầu như chẳng bao giờ đạt 30 điểm.
Năm 2017: “mưa” điểm 10 và…
Từ năm 2017, trong kỳ thi “2 trong 1″, cả nước có 13 thủ khoa 30/30 điểm ở 2 khối A-B. Mức độ quá dễ của đề còn thể hiện ở trường hợp một lớp chuyên toán tại Hà Tĩnh có 28 em thì tất cả đều trên 27 điểm, trong đó có tới 15 em trên 29 điểm.
Một thí sinh đăng ký xét tuyển Trường ĐH Y Hà Nội, đạt tới 29,25 điểm (toán 9,4 – hóa 9,75 – sinh 10, tổng điểm 29,15, làm tròn thành 29,25) mà vẫn bị trượt.
Dù là vì bất cứ lý do gì, việc một người đạt mức điểm gần như tuyệt đối thế mà vẫn bị trượt ĐH (kể cả trượt trường khó đi chăng nữa) thì chỉ chứng tỏ đề thi quá kém trong phân loại.
Video đang HOT
Với 2 mục tiêu (xét tốt nghiệp và tuyển sinh ĐH), bên cạnh kiểm tra kiến thức đại trà, việc có những câu trên tầm nhằm phân loại khá – giỏi, giỏi – xuất sắc là rất cần thiết. Đề thi năm nay được nhiều người so sánh với năm ngoái và cho rằng khó hơn nhiều. Nên xem đó là điểm tích cực.
Điều dễ thấy là với đề như thế này, những học sinh giỏi và xuất sắc, đối tượng ở tốp đầu sẽ được khu biệt rõ ràng. Họ không dư sức hay dễ dàng giải quyết trọn vẹn đề thi, như điều đã xảy ra ở một số năm trước. Nhưng cũng không dễ bị lẫn trong một tập hợp những thí sinh “cận giỏi”, để chẳng may gặp tình trạng gần 30 điểm mà vẫn trượt ĐH .
Vì thế, nên ủng hộ xu hướng ra đề khó như năm nay. Những năm nhiều điểm 10, điểm thi chung cũng cao, dư luận cũng đã từng gay gắt, liệu chúng ta còn nhớ?
Theo tuoitre.vn
Đề Sử THPT quốc gia: Dễ dàng đạt 5 - 6 điểm nhưng điểm tuyệt đối sẽ ít
Nhận xét về đề thi môn Lịch sử trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2018, nhiều giáo viên cho rằng, học sinh dễ dàng đạt từ 5-6 điểm nhưng điểm tuyệt đối rất ít vì nhiều câu hỏi khó phân loại học sinh.
Đề lịch sử bám sát mục tiêu dùng dữ liệu để xét tốt nghiệp và tuyển sinh đại học, cao đẳng.
Cô giáo Lê Thị Mỹ Dung - giáo viên Trường THPT Phan Đình Phùng (Hà Nội): "Đề phân hóa rất tốt"
Là giáo viên bộ môn, tôi lo lắng vì không biết mức độ khó của đề như thế nào, vì xuất hiện kiến thức cơ bản lớp 11. Nhưng khi quan sát đề, cảm giác đó mất đi.
Trong 40 câu có 8 câu là kiến thức lớp 11, đều là phần kiến thức cơ bản và học sinh đã được thầy cô ôn luyện nhiều; còn lại 32 câu trải đều ở toàn bộ các giai đoạn lịch sử của chương trình Lịch sử thế giới và Việt Nam ở lớp 12.
Đây cũng là những kiến thức rất trọng tâm của chương trình Lịch sử 12 và học sinh đã được chuẩn bị tâm thế rất kĩ với dạng câu hỏi như thế này. Vì vậy, theo quan điểm cá nhân tôi, học sinh sẽ làm tốt.
Với việc lần đầu tiên học sinh phải thi cả phần kiến thức lớp 11 trong đề thi, bắt buộc học sinh phải học thật sự, có thái độ nghiêm túc với bộ môn mới có thể làm tốt được bài. Vì với thể thức ra đề như hiện nay, học sinh phải biết khái quát kiến thức một cách cơ bản và có hệ thống, không thể học lệch, học tủ.
Đề thi năm nay, học sinh chỉ cần hiểu bản chất các sự kiện lịch sử, các vấn đề lịch sử mà không cần phải ghi nhớ một cách máy móc các ngày tháng, mốc thời gian là đã có thể làm tốt bài thi.
Với ma trận đề năm nay, từ câu 1-24, chủ yếu ở hai mức độ là nhận biết và thông hiểu, dành cho học sinh có học lực trung bình, trung bình khá, có tiêu chí chỉ xét tốt nghiệp THPT. Theo quan điểm của tôi, học sinh dễ dàng đạt từ 5-6 điểm.
Từ câu 25-40, mức độ khó tăng dần, dành cho học sinh có học lực khá giỏi; đặc biệt 4 câu cuối dành cho học sinh giỏi, có tiêu chí xét tuyển đại học. Phổ điểm chủ yếu là điểm 6-7.
Để đạt điểm tuyệt đối, đòi hỏi học sinh phải có kiến thức lịch sử sâu, rộng, biết vận dụng, liên hệ tốt.
Với cách ra đề như năm nay, tôi đánh giá tích cực về đề, về cơ bản có sự phân hóa rất tốt; đã chuyển tải được nội dung cơ bản, định hướng được học sinh và đáp ứng được mục tiêu giáo dục phát triển năng lực.
Ở góc độ bộ môn, là giáo viên trực tiếp giảng dạy, tôi thấy với cách thi hiện nay, đây là một tín hiệu vui, đó là Bộ GD&ĐT đang dần trả lại vị thế cho bộ môn Lịch sử, nhất là trong xu thế hiện nay.
Cô giáo Phạm Thị Thanh Huyền - giáo viên Trường THPT Việt Đức (Hà Nội): Đề thi không yêu cầu học sinh ghi nhớ máy móc
Đề bám sát mục tiêu dùng dữ liệu để xét tốt nghiệp và tuyển sinh đại học, cao đẳng.
Cấu trúc đề theo ma trận của đề tham khảo của Bộ GD&ĐT, tức có 60% kiến thức cơ bản, 40% kiến thức nâng cao. Điểm mới năm nay là có phần kiến thức Lịch sử 11, chiếm 20% nội dung đề thi.
Về chuẩn kiến thức, kĩ năng: Ở phần kiến thức lớp 11 (8 câu), các câu hỏi đều hỏi về kiến thức trọng tâm, cơ bản. Ví dụ câu 1 về phong trào cách mạng Việt Nam đầu thế kỉ XX; câu 35 về cách mạng tháng 10 Nga... Do đó học sinh sẽ làm tốt các câu này.
32 câu còn lại (kiến thức Lịch sử 12), chiếm 80%, kiến thức rải đều các giai đoạn lịch sử, bao phủ toàn bộ chương trình lịch sử 12. Các câu hỏi thiết kế rất hay, theo 4 cấp độ nhận thức của học sinh (nhận biết, hiểu, vận dụng, vận dụng cao).
Câu hỏi trong đề thi thường sắp xếp từ dễ đến khó, càng về cuối càng phân hóa. Do đó, thí sinh nên làm bài tuần tự.
Tương quan kiến thức lịch sử Việt Nam và thế giới trong sách giáo khoa là 7/3, thì ở đề thi, nội dung câu hỏi về lịch sử Việt Nam và thế giới cũng tương đương như vậy.
Theo tôi, đây là đề khá hay, không yêu cầu học sinh ghi nhớ máy móc, định hướng được công tác giảng dạy môn Lịch sử trong trường THPT.
Đề bám sát chương trình học, khó hơn so với năm 2017
Nhận định về đề thi, cô giáo Lê Thu, giáo viên Tuyensinh247.com cho rằng, đề thi THPT QG môn Lịch sử năm 2018 được xây dựng theo ma trận đề hợp lí, bám sát chương trình học và các mức độ nhận thức: Nhận biết, Thông hiểu, Vận dụng và Vận dụng cao được xây dựng khá khoa học.
Nội dung cơ bản được trải đều trong các chủ đề lịch sử, đi sâu vào những vấn đề trọng tâm nhất. Nội dung kiến thức phổ rộng và tương đối khó hơn hơn cho học sinh so với đề thi THPT QG môn Lịch sử năm 2017. Cụ thể:
Phần lịch sử lớp 11
- Lịch sử thế giới lớp 11: 2 câu bám sát vào nội dung, sự kiện lịch sử tiêu biểu tác động đến tình hình thế giới trong giai đoạn từ thế kỉ XIX đến năm 1945 như: Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917, Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945).
- Lịch sử Việt Nam lớp 11: 6 câu câu đí sâu vào vấn đề quá trình xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp (1858 - 1884) song song với đó là quá trình kháng chiến chống lại sự xâm lược thực dân Pháp của nhân dân. Một trong những nôi dung trọng tâm mà đề thi không bỏ qua là đặc điểm của giai cấp công nhân Việt Nam và quá trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành.
Nhìn chung, 8 câu hỏi thuộc phần Lịch sử lớp 11 không quá khó đối với học sinh nếu đã nắm chắc kiến thức cơ bản trong SGK, câu hỏi dừng lại ở mức độ vận dụng kiến thức.
*Phần lịch sử lớp 12:
Giống như đề thi THPT Quốc gia năm 2017, phần kiến thức lớp 12 trong đề thi THPT quốc gia năm 2018 bám sát những vấn đề tiêu biểu của Lịch sử thế giới hiện đại (1945 - 2000) và Lịch sử Việt Nam (1919 - 2000). Trong đó:
- Phần Lịch sử thế giới (1945-2000) chiếm 10 câu, đi sâu vào những sự kiện, nội dung tiêu biểu các tác động mạnh đến tình hình quốc tế: quan hệ quốc tế (Liên Xô và Mĩ, Chiến tranh lạnh), ASEAN. Vấn đề Chiến tranh lạnh chiến tới 4/10 câu. Chủ đề phong trào giải phóng dân tộc (châu Á, châu Phi) và Liên Hợp Quốc đều chiếm số lượng nhỏ câu hỏi trong đề thi.
- Phần lịch sử Việt Nam với số lượng câu hỏi là 12 câu, nội dung bao quát từ 1919 đến 2000. Trong đó trọng tâm nhất vẫn là giai đoạn 1945 - 1975 tương ứng với những phần kiến thức có nhiều vấn đề liên quan đến các chiến dịch tiêu biểu trong kháng chiến chống Pháp: chiến dịch Việt Bắc, Chiến dịch Biên giới, Chiến dịch Điện Biên Phủ ...và các chiến lược chiến tranh của Mĩ và cuộc chiến đấu của nhân dân ta.
Một số câu hỏi mang tính phân hóa nhận xét chung về đặc điểm từng giai đoạn, đặc biệt là giai đoạn 1945 - 1975 và 1954 - 1975. Giai đoạn 1975 - 2000 chỉ chiếm 2 câu trong đề thi, đều đề cập về công cuộc đổi mới. Mức độ vận dụng và vận dụng cao chủ yếu tập trung vào phần kiến thức này, yêu cầu học sinh cần bình tĩnh, huy động mọi kiến thức đã có để tìm ra đáp án chính xác nhất.
Thái Bình
Theo Dân trí
Đề Ngoại ngữ có độ phân hóa cao, thí sinh làm được khoảng 60% Chiều nay, các thí sinh vừa hoàn thành bài thi Ngoại ngữ, kỳ thi THPT quốc gia 2018. Nhiều thí sinh cho biết đề thi Ngoại ngữ năm nay khó hơn đề năm ngoái, mức độ phân hóa học sinh cao. Nhiều em cho biết chỉ làm được khoảng 50-60% bài thi. Ghi nhận tại tỉnh Đắk Nông: Cũng giống như đề thi...