Kỹ sư trẻ hoang mang khi bỗng sụt 10kg, làm đủ xét nghiệm không ra bệnh
Dù làm nhiều loại xét nghiệm về lao, ung thư hay sốt xuất huyết nhưng bác sĩ vẫn không tìm ra được căn bệnh khiến nam kỹ sư sụt 10kg trong 1 tháng.
Thời gian gần đây, anh Q. (30 tuổi, ngụ quận 2, TP.HCM) bị ho khan, ăn uống kém, mệt mỏi, xanh xao, chóng mặt nôn ói sau ăn. Chỉ trong 1 tháng, nam kỹ sư sụt 10kg và thường sốt nhẹ vào buổi chiều.
Khi tới bệnh viện Chợ Rẫy thăm khám, bác sĩ nhận thấy anh bị sốt, thiếu máu nên chuyển lên khoa huyết học theo dõi. Những ngày sau, anh bị khó thở, sốt trên 40 độ, tràn ít dịch màng ngoài tim.
Nam kỹ sư sau khi được bác sĩ chữa khỏi căn bệnh hiếm gặp
Bác sĩ khoa huyết học đã hội chẩn với chuyên khoa tiêu hóa, nội hô hấp tìm ra nguyên nhân gây bệnh cho anh này. Tuy nhiên, khi làm các xét nghiệm lao, ung thư, sốt xuất huyết…vẫn không thể xác định được bệnh.
Lúc này, bác sĩ mới nghĩ tới căn bệnh still mà người bệnh đã từng mắc cách đây 2 năm.
Video đang HOT
Theo bác sĩ Bùi Lê Cường – Phó khoa huyết học bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh still ở người lớn rất hiếm gặp, tỷ lệ dưới 1 người mắc/100.000 dân. Biểu hiện của bệnh là sẽ sốt cao kéo dài, đau khớp hoặc viêm khớp, có các ban ngoài da, tuy nhiên, ở nam kỹ sư 30 tuổi lại không có những dấu hiệu lâm sàng này.
Nam bệnh nhân đã được điều trị theo phác đồ bệnh still ở người lớn với kháng sinh. Sau 1 tuần, sức khỏe người bệnh dần ổn đinh và được xuất viện.
BS Cường cho biết bệnh still là loại bệnh viêm hệ thống gây rối loạn hệ thống miễn dịch, chưa rõ nguyên nhân. Bệnh được George Still đề cập vào năm 1897 nên có tên là Still.
Bệnh still người lớn có các triệu chứng không đặc hiệu nên bệnh nhân hay bị chẩn đoán muộn và điều trị không đúng tại các cơ sở y tế. Bệnh có thể khởi phát ở bất kỳ lứa tuổi nào, nhưng thường gặp nhất là trong độ tuổi 15 – 45.
Các đặc điểm lâm sàng nổi bật của bệnh là sốt cao kéo dài, đau khớp hoặc viêm khớp, có các ban ngoài da. Việc bị sốt kéo dài nhiều tuần làm cho bệnh nhân suy kiệt, gầy sút nên dễ chẩn đoán nhầm với bệnh máu ác tính hoặc bệnh nhiễm khuẩn.
Theo vietnamnet.vn
Thai phụ mang thai 31 tuần bỗng bị hoại tử ruột tím đen
Khi nội soi, bác sĩ nhận thấy thai phụ 31 tuần bị nhiễm trùng ổ bụng, ruột non bị hoại tử tím đen.
Chị L.T.K.H (32 tuổi, TP.HCM) đang mang thai 31 tuần được gia đình đưa tới bệnh viện Từ Dũ cấp cứu trong tình trạng đau bụng dữ dội không rõ nguyên nhân, mạch đập nhanh, dọa sốc, nguy hiểm tính mạng của 2 mẹ con.
Bác sĩ BV Từ Dũ đã mời bệnh viện Bình Dân hội chẩn gấp. Thai phụ sau đó được chuyển qua BV Bình Dân thăm khám, làm các xét nghiệm. Với chẩn đoán viêm phúc mạc toàn thể (nhiễm trùng ổ bụng), thai phụ được chỉ định phẫu thuật khẩn cấp.
BS CKII Võ Ngọc Bích - Khoa Tổng quát 2 BV Bình Dân cho hay, ban đầu khi nội soi thám sát ổ bụng cho người bệnh và phát hiện có nhiều dịch màu đỏ, cùng hình ảnh ruột non đã bị hoại tử tím đen, ê-kíp quyết định chuyển mổ mở.
Ê-kíp bác sĩ phẫu thuật cho thai phụ
Ca mổ phải chạy đua với thời gian để ngăn chặn nguy cơ độc tố do ruột hoại tử phóng thích vào máu gây sốc và tử vong cho cả người mẹ và thai nhi - BS Ngọc Bích nói và cho biết, báo động đỏ liên viện đến BV Từ Dũ được kích hoạt, phòng trường hợp thai phụ sinh non.
Ê-kíp phát hiện trên mạc treo ruột của thai phụ có một lỗ tự nhiên khoảng 2cm, một đoạn ruột non đã thoát vị qua lỗ tự nhiên này và xoắn, hoại tử khiến thai phụ đau đớn dữ dội.
Các bác sĩ đã cắt bỏ 40cm ruột hoại tử, khâu nối để tái lập liên thông tiêu hóa, làm sạch ổ bụng, đặt dẫn lưu và đóng ổ bụng. Mọi thao tác được thực hiện cẩn trọng, nhẹ nhàng, tránh tác động nhiều vào tử cung gây dọa sinh non.
Ê-kíp bác sĩ sản khoa cũng thực hiện siêu âm ngay trong lúc phẫu thuật để theo dõi tình trạng tim thai.
Trải qua ca phẫu thuật nghẹt thở kéo dài gần 2 tiếng, các bác sĩ đã loại bỏ đoạn ruột hoại tử cho thai phụ và giữ an toàn cho thai nhi trong sự vui mừng của người bệnh, thân nhân.
Hiện sức khỏe thai phụ diễn tiến tốt, các nguy cơ như bung vết mổ gây xì rò miệng nối ruột, nhiễm trùng, tắc ruột không còn. Người bệnh đã được xuất viện và tiếp tục theo dõi thai kỳ chờ ngày sinh tại bệnh viện Từ Dũ.
Theo BS Võ Ngọc Bích, phẫu thuật cắt ruột hoại tử ngay cả đối với người bệnh có thể trạng bình thường không mang thai cùng là một phẫu thuật có nguy cơ rất cao, nhất là khi bệnh nhân bị nhân bị đe dọa sốc hoặc đã vô sốc.
Việc phẫu thuật trên thai phụ có thai nhi 31 tuần tuổi đòi hỏi kinh nghiệm, năng lực và sự phối hợp tốt của toàn bộ ê kíp phẫu thuật vì mỗi thao tác của bác sĩ phẫu thuật đều có thể ảnh hưởng đến sinh mạng của 2 con người.
Thai nhi lớn cũng khiến các thao tác khâu nối ruột và rửa sạch ổ bụng để tránh nhiễm trùng sau mổ khó khăn hơn.
Theo vietnamnet.vn
Gần 100 người đi bơi ở bãi biển bị nhiễm loại virus này: Lời cảnh báo dành cho cả những người đi bơi ở bể bơi Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh của bang Maine (CDC) nói rằng gần 100 người bị nhiễm một loại virus sau khi họ đi tắm ở bãi biển. Norovirus là một loại virus rất dễ lây, gây nôn mửa, tiêu chảy và các triệu chứng tiêu hóa khác. Khi bạn nghe từ norovirus, có thể bạn sẽ nghĩ ngay đến...